Mới nhất Đọc nhiều

Đón dòng vốn đầu tư mới vào y dược

Các chính sách, ưu đãi của Việt Nam chưa đủ hấp dẫn để nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y dược “đương đầu” với các quy trình, thủ tục phức tạp, chưa được cụ thể hóa, cũng như sự “khiêm tốn” về cơ sở, nguyên liệu, nhân lực, chính sách giá thuốc trong nước.
Xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh Xuất khẩu dược liệu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng mạnh
Dược Hậu Giang xây dựng cầu nối chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng Dược Hậu Giang xây dựng cầu nối chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
Đón dòng vốn đầu tư mới vào y dược
Công ty TNHH một thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã hợp tác với RDIF (quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga) sản xuất thử nghiệm vắc-xin Sputnik V

Thị trường có tiềm năng phát triển

Với thị trường y dược được định giá đạt xấp xỉ 10 tỷ USD vào năm 2020 và được Tập đoàn công nghệ IBM (Mỹ) dự đoán đạt xấp xỉ 16,1 tỷ USD vào năm 2026, Việt Nam được đánh giá là một trong các thị trường y dược có tiềm năng phát triển lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, lĩnh vực y dược Việt Nam đạt được một số thành tựu nổi bật và bước đầu thu hút được sự quan tâm đầu tư, hợp tác về y dược của các nhà đầu tư, các công ty dược phẩm lớn trong và ngoài nước.

Thứ nhất, bệnh nhân được tiếp cận nguồn sản phẩm y dược khá dễ dàng, có chất lượng và giá hợp lý. Thành tựu này chủ yếu bắt nguồn từ gia tăng các cơ sở bán lẻ lên đến xấp xỉ 62.000 cơ sở cùng sự phát động một số chương trình nhằm tăng cường khả năng dịch vụ y tế của Chính phủ như: Chương trình Phòng chống kháng kháng sinh (AMR) từ năm 2018; Chương trình Sức khỏe thanh thiếu niên Việt Nam (từ 2019 - 2021); Ngày Sức khỏe thế giới; Chương trình Hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế giai đoạn 2022 - 2025…

Tại Quyết định số 376/QĐ-TTg, các chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành y dược được ghi nhận. Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các dự án sản xuất thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế, cũng như đầu tư cho nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc mới, thuốc dược liệu chất lượng cao, phát triển sản xuất thuốc dược liệu mang thương hiệu quốc gia. Từ đó, Việt Nam tạo bước chuyển dịch và mở ra xu hướng đầu tư mới gắn liền với chuyển giao công nghệ cho lĩnh vực đầy tiềm năng này.

Thứ hai, ngành dược phẩm nội địa bước đầu được tập trung phát triển ở các hoạt động như: hoạt động dược lâm sàng; cơ sở sản xuất dược; nhân lực ngành dược… thông qua việc ban hành các chính sách. Cụ thể, đối với hoạt động dược lâm sàng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 131/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thành công đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng trong thị trường nội địa. Đối với cơ sở sản xuất, hệ sinh thái y dược của Việt Nam đang dần được phát triển và liên kết mạnh mẽ hơn với các nhà máy sản xuất lên đến hơn 250 nhà máy và 200 cơ sở xuất nhập khẩu.

Thứ ba, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài thể hiện qua lượng vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,5 tỷ USD trong năm 2018 với tốc độ tăng trưởng kép 5 năm là 10,4%. Tính đến năm 2018, ngành dược Việt Nam có 50 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, với tổng vốn khoảng 500 triệu USD. Trong các dự án này, khoảng 60% là dự án sản xuất thuốc, 20% thuộc công tác hậu cần và lưu trữ dược phẩm và 20% còn lại thuộc các loại dự án khác.

Các chính sách chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư

Những mảng sáng của bức tranh y dược Việt Nam cho thấy, thị trường y dược Việt Nam có triển vọng đầu tư và tín hiệu phát triển tích cực. Tuy nhiên, thị trường còn tồn tại một số hạn chế như: thiếu yếu tố đột phá về tầm nhìn; chính sách pháp luật chưa khả thi, thủ tục hành chính còn phức tạp.

Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giám sát và thực hiện các thủ tục hành chính còn chậm, chưa thúc đẩy được việc hiện thực hóa các triển vọng đầu tư nước ngoài vào y dược tại Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, thủ tục thành lập pháp nhân FIEs (có vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài), các giấy phép CSC, GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), GSP (thực hành tốt bảo quản thuốc), đăng ký thuốc, công bố thuốc…, hay việc FIEs không được tham gia hệ thống phân phối thuốc… chưa làm hài lòng các nhà đầu tư nước ngoài.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng với thời gian giãn cách xã hội, thậm chí là giãn cách các quốc gia trên toàn thế giới kéo dài đã khiến các nước, bao gồm Việt Nam, ngày càng chú trọng vào vấn đề y tế, dược phẩm với cách thức và phương thức tiếp cận của thời kỳ mới. Theo đó, xu hướng đầu tư vào lĩnh vực y dược gắn liền với chuyển giao công nghệ ngày càng được hình thành rõ trong các năm gần đây.

Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong việc thiết lập các chính sách, sửa đổi quy định pháp luật nhằm định hướng, củng cố sự phát triển ngành y dược tại Việt Nam. Cụ thể, Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành ngày 17/3/2021.

Một trong những điểm mới của Quyết định số 376/QĐ-TTg là xu hướng phát triển chuyển giao công nghệ trong ngành y dược của thế giới đã được phản ánh rõ. Theo đó, Quyết định đặt mục tiêu đến năm 2030, chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vắc-xin, sinh phẩm và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được...

Từ các chính sách trên, đầu tư y dược tại Việt Nam đã bước đầu có chuyển dịch về mặt thực tiễn. Đầu năm 2022, các doanh nghiệp dược Ấn Độ ký kết quyết định hợp tác đầu tư Dự án Công viên dược phẩm quốc tế Việt - Ấn với Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển khu công nghiệp - đô thị Đại An (Hải Dương, Việt Nam). Có tổng vốn đầu tư lên đến 10-12 tỷ USD, dự án này được dự đoán sẽ là “đòn bẩy chiến lược” để đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm nghiên cứu, phát triển, sản xuất dược phẩm hàng đầu của Đông Nam Á và thế giới.

Ngoài các doanh nghiệp Ấn Độ, nhiều tập đoàn dược phẩm đa quốc gia cũng được dự đoán sẽ tiếp tục rón vốn, tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam như Sanofi, Nipro Pharma Vietnam…

Mặc dù chính sách pháp luật của Việt Nam đã có sự chuyển dịch, cung cấp nhiều ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn, song các chính sách, ưu đãi về lâu dài chưa đủ hấp dẫn để nhà đầu tư “đương đầu” với các quy trình, thủ tục pháp lý phức tạp, hoặc chưa được cụ thể hóa tại Việt Nam, cũng như sự “khiêm tốn” của các yếu tố khách quan về mặt cơ sở, nguyên liệu, nhân lực sản xuất, chính sách về giá thuốc trong nước. Điển hình là sự thiếu hụt hướng dẫn cụ thể trong hoạt động chuyển giao công nghệ.

Chuyển giao công nghệ là xu hướng mới nhằm phát triển và phát huy tiềm năng tối đa của ngành y dược và đang nhận được sự ủng hộ, đón nhận đông đảo của thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các doanh nghiệp, tập đoàn dược đang “than khó” về hoạt động này. Nguyên nhân chính là những thủ tục hành chính chưa đồng nhất, chưa rõ ràng khiến các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới ngần ngại đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, dù đã có Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, có hiệu lực từ ngày 1/7/2018, nhưng Việt Nam chưa có điều khoản nào quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chuyển giao công nghệ đối với y dược. Bộ Y tế đã dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động gia công thuốc và chuyển giao công nghệ trong sản xuất thuốc nhằm thay thế Thông tư số 23/2013/TT-BYT hướng dẫn hoạt động gia công thuốc. Nhưng hiện tại, Thông tư này chưa được chính thức thông qua và ban hành, đã tạo ra khoảng trống về khung pháp lý, gây khó cho cả cơ quan có thẩm quyền và doanh nghiệp.

Do đó, Chính phủ Việt Nam cần nhanh chóng ban hành quy định pháp luật cần thiết để hướng dẫn thực thi lĩnh vực này. Ngoài ra, các quy định pháp luật khác về sở hữu trí tuệ, chính sách quản lý giá thuốc hay định hướng sử dụng thuốc generic… chưa nhất quán đang vô hình trung tạo nên rào cản hạn chế việc chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc.

Kinh nghiệm từ các nước và giải pháp của Việt Nam

Để triển khai tốt xu hướng đầu tư trong thời kỳ mới này, Việt Nam không chỉ cần nhanh chóng ban hành, sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý cần thiết như đã và đang thực hiện trong thời gian qua, mà còn nên học hỏi kinh nghiệm từ các nước với ngành y dược phát triển dựa trên vốn đầu tư nước ngoài như Singapore, Hàn Quốc về việc hình thành các trung tâm, cơ sở nghiên cứu, sản xuất để trở thành trọng điểm (như Công viên Y sinh Tuas của Singapore, Khu phức hợp Sinh học Osong của Hàn Quốc).

Điều này nhằm tạo nên hệ sinh thái y dược vững chắc, đáng tin cậy, thể hiện mạng lưới liên kết chặt chẽ trong ngành y dược, cũng như về phương pháp, chương trình đào tạo nhân lực có chuyên môn cao (như Hệ thống Tăng cường trình độ nguồn nhân lực Singapore - Process WSQ) và kinh nghiệm phát triển các quỹ nhằm hỗ trợ cung cấp nguồn kinh phí cho hoạt động phối hợp, hợp tác nghiên cứu và phát triển các dự án y dược lớn.

Nếu Singapore và Hàn Quốc có kinh nghiệm thành công dựa trên nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y dược, thì Ấn Độ - quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất dược phẩm và thứ 10 thế giới về giá trị - lại thành công không chỉ dựa trên nguồn lực trong nước, với việc ban hành các chính sách nhằm ưu đãi và hỗ trợ các doanh nghiệp dược phẩm trong nước, như Luật Quốc gia về đổi mới và sáng tạo năm 2008, mà còn chuyển dịch xu hướng thu hút đầu tư nước ngoài với một số chính sách khá hấp dẫn, có tiềm năng thành công cao.

Chẳng hạn, các quy định về việc đầu tư thành lập dự án mới (Greenfield Pharmaceuticals) được cho phép theo lộ trình tự động 100%, nghĩa là không cần sự chấp thuận của Chính phủ Ấn Độ để thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư nước ngoài vào dự án đang tồn tại (Brownfield Pharmaceuticals) thông qua phương thức mua bán, sáp nhập (M&A) với các khoản đầu tư lên tới 74% được phép theo lộ trình tự động. Tuy nhiên, các khoản đầu tư trên 74% được thực hiện theo lộ trình phê duyệt cần có sự chấp thuận của Chính phủ. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược phẩm là Cục Dược.

Từ kinh nghiệm các nước, với Việt Nam, theo quan điểm của chúng tôi, việc thay đổi các chính sách, quy định pháp luật thu hút đầu tư cần đơn giản và có tính khả thi như nhiều quốc gia đã thực hiện. Đồng thời, việc tập trung các giải pháp ưu đãi về tài chính, thuế nhằm thúc đẩy sản xuất nội địa, đào tạo nguồn nhân lực y dược chất lượng cao, kiến tạo các vùng nguyên liệu cho sản xuất dược phẩm cũng sẽ là đòn bẩy để xây dựng nội lực y dược trong nước. Đó chính là nền tảng để tạo ra môi trường đầu tư có tính bền vững và hiệu quả đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

(*) Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Việt Ấn (I-V Legal)

Nguồn: Đón dòng vốn đầu tư mới vào y dược

LS. Dương Thị Mai Hoa */baodautu.vn
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Hải Dương sàng lọc dự án đầu tư

Hải Dương sàng lọc dự án đầu tư

Hải Dương thiện chí trong thu hút các nhà đầu tư, nhưng cũng khắt khe trong sàng lọc dự án nhằm nâng cao chất lượng dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp “khơi dòng” thu hút FDI vào thị trường bất động sản tại Việt Nam

Giải pháp “khơi dòng” thu hút FDI vào thị trường bất động sản tại Việt Nam

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phát biểu trong khuôn khổ Hội thảo "Khơi thông dòng vốn trong nước và nước ngoài cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới" diễn ra gần đây, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào thị trường bất động sản, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về các loại hình bất động sản mới như thành phố thông minh, bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, officetel... cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hơn 11 tỷ USD từ Mỹ đã rót vào Việt Nam: Lĩnh vực nào được đầu tư nhiều nhất?

Hơn 11 tỷ USD từ Mỹ đã rót vào Việt Nam: Lĩnh vực nào được đầu tư nhiều nhất?

Mới đây, phái đoàn gồm 52 doanh nghiệp Mỹ sang Việt Nam để thảo luận về các cơ hội đầu tư và kinh doanh. Tính đến nay, các nhà đầu tư Mỹ đã đầu tư hơn 11 tỷ USD vào Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”

Tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2024), tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”.
Ngành y tế tập trung cấp cứu, điều trị người bị nạn vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Ngành y tế tập trung cấp cứu, điều trị người bị nạn vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Ngày 1/5, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn số 678/KCB-QLCL&CĐT gửi Sở Y tế tỉnh Đồng Nai về việc tập trung cấp cứu, điều trị cho người bị nạn tại tỉnh Đồng Nai.
Hơn 17.000 trường hợp đến khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông trong kỳ nghỉ lễ

Hơn 17.000 trường hợp đến khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông trong kỳ nghỉ lễ

Theo Bộ Y tế, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024, có 17.113 trường hợp đến khám, cấp cứu nghi do tai nạn giao thông, số nhập viện điều trị là 7.836 trường hợp.
Những bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng BHXH?

Những bệnh nghề nghiệp nào được Bộ Y tế đề xuất hưởng BHXH?

Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH.
Doanh thu từ du lịch tại Quảng Nam trong 5 ngày lễ ước đạt 600 tỷ đồng

Doanh thu từ du lịch tại Quảng Nam trong 5 ngày lễ ước đạt 600 tỷ đồng

SKV - Tổng lượt khách tham quan và lưu trú du lịch đến Quảng Nam dịp lễ 30/4-1/5 ước đạt 233.000 lượt, doanh thu từ tham quan, lưu trú du lịch trong 5 ngày lễ từ 27/4 đến 1/5 ước đạt 600 tỷ đồng.
Về với Làng cổ Lộc Yên - làng quê bình yên, điểm đến của du lịch xanh của Quảng Nam

Về với Làng cổ Lộc Yên - làng quê bình yên, điểm đến của du lịch xanh của Quảng Nam

SKV - Làng cổ Lộc Yên, thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước,tỉnh Quảng Nam. Nơi đây còn lưu giữ được 8 ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 150 năm, là một trong bốn ngôi làng cổ của cả nước vinh dự được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào năm 2019.

Các tin khác

Kỉ niệm 138 năm ngày Quốc tế Lao động: Lịch sử và ý nghĩa

Kỉ niệm 138 năm ngày Quốc tế Lao động: Lịch sử và ý nghĩa

SKV - Ngày 01/5 hằng năm được chọn làm ngày Quốc tế Lao động – ngày hội của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động. Đồng thời, đây còn được xem là ngày đoàn kết giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và xã hội tiến bộ.
Hà Nội: Phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm

Hà Nội: Phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội, sau 2 tuần ra quân triển khai Tháng hành động về an toàn thực phẩm năm 2024, các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố phát hiện, xử lý nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm.
Tinh thần “Chiến thắng 30/4”: TP Hồ Chí Minh phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước

Tinh thần “Chiến thắng 30/4”: TP Hồ Chí Minh phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước

SKV - Sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), TP Hồ Chí Minh đã tiên phong, khởi xướng, đột phá nhiều chủ trương, cách làm, đem lại hiệu quả to lớn. Cùng với đó là truyền thống năng động, sáng tạo, các thế hệ lãnh đạo và người dân Thành phố đã xây dựng nên một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh và tầm vóc lớn lao trong quá trình góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Chiếu phim về Điện Biên Phủ miễn phí từ 30/4

Chiếu phim về Điện Biên Phủ miễn phí từ 30/4

SKV - Bộ VH-TT-DL giao Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với các hãng phim, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Sở VH-TT, Sở VH-TT-DL, trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, trung tâm điện ảnh, trung tâm văn hóa… các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30-4, 1-5, 7-5, 19-5 trong cả nước.
Trường mầm non Mậu Lương: Mở Hội Thể dục Thể thao chào mừng 30/4- 1/5

Trường mầm non Mậu Lương: Mở Hội Thể dục Thể thao chào mừng 30/4- 1/5

Mới đây, ngày 23/4, tại sân vận động Mậu Lương, phường Kiến Hưng- Quận Hà Đông. Trường Mầm non Mậu Lương đã long trọng tổ chức ngày hội Thể dục Thể thao, với chủ đề “Ký ức người Việt- Đất nước trọn niềm vui!”.
Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Từ Chiến dịch Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Đem theo bài học, kinh nghiệm và tinh thần kháng Pháp-Điện Biên Phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm nên những Điện Biên Phủ mới với Mỹ.
Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bức tranh Panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" - Kỳ tích của mĩ thuật Việt Nam

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã dành không gian đặc biệt giữa trung tâm để trưng bày bức tranh panorama ''Chiến dịch Điện Biên Phủ’’.
Carnaval Hạ Long 2024: Bữa tiệc đầu tiên rực sáng bờ biển Hạ Long

Carnaval Hạ Long 2024: Bữa tiệc đầu tiên rực sáng bờ biển Hạ Long

SKV - Tối ngày 28/4, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên bờ biển TP. Hạ Long, Quảng Ninh. Đây được ví như bữa tiệc của âm thanh và ánh sáng với chủ đề "Bừng sáng cùng Kỳ quan" đặc sắc nhất từ trước tới nay.
Bản tin tổng hợp (số 37) của Tạp chí Sức khoẻ Việt

Bản tin tổng hợp (số 37) của Tạp chí Sức khoẻ Việt

SKV - Sở Y tế Hà Nội cảnh báo cao điểm dịch tay chân miệng, Khen thưởng vợ chồng bác sĩ cứu nạn ở Kon Tum, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, TP.HCM ra quân chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học, Bộ Y tế đề nghị nhân viên y tế tự nguyện báo cáo sự cố y khoa, TP.HCM loại trừ được bệnh sốt rét trong 3 năm liên tiếp, Giám sát côn trùng lạ gây bệnh viêm da tại Hà Tĩnh,… là những tin nổi bật trong tuần qua được cập nhật trong Bản tin tổng hợp (số 37) của Tạp chí Sức khoẻ Việt.
Bế mạc Lễ hội Sống khỏe năm 2024

Bế mạc Lễ hội Sống khỏe năm 2024

SKV - Sau 3 ngày với nhiều hoạt động độc đáo, Lễ hội Sống khoẻ 2024 đã chính thức bế mạc vào tối ngày 28/4 tại công viên Lê Thị Riêng (Q.10, TP HCM).
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động