Hạ khô thảo: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh
![]() |
Cây hạ khô thảo là một loại cây quý được dùng trong Đông Y. |
Mô tả cây
Hạ khô thảo là một cây sống dai có thân vuông màu hơi tím đỏ, lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa, có ít lông ở thân và lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành giống như bông do nhiều hoa có cuống ngắn mọc vòng, mỗi vòng có 5 - 6 hoa. Đài hoa có 2 môi, mới trên có 3 răng, môi dưới có 2 rằng, hình 3 cạnh. Cánh hoa màu tím nhạt hình môi, môi trên như cái mũ, môi dưới xẻ ba, thùy giữa rộng hơn. Nhị 2 dài, 2 ngắn, đều thò ra khỏi tràng. Bầu có bốn ngăn. Vòi nhỏ dài. Quả nhỏ cứng
Phân bố, thu hái và chế biến
Hiện nay, cây Hạ khô thảo mới được phát hiện ở Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hà Giang vào các tháng 4, 5, 6 rất nhiều, sang đến tháng 8 một số sẽ lụi đi.
Vào mùa hạ, khi một số quả đã chín, sẽ hái cành mang hoa và quả phơi hay sấy khô. Có người dùng cả bộ phận trên mặt đất (tháo) hái về phơi hay sấy khô để dùng.
Thành phần hóa học
Theo một số tài liệu nghiên cứu cho rằng, cành mang hoa và quả chứa chừng 3,5% muối vô cơ tan trong nước. Trong số muối vô cơ này, 68% là kali clorua, ngoài ra còn thấy một chất có tính chất ancaloit.
Hoạt chất khác chưa rõ, gần đây có tác giả lấy được từ cây Brunella vulgaris L. var. lilacina Nakai (Nhật Bản Dược học tạp chí, 1956, 76, 974) hái vào tháng 6 khi ra hoa, chừng 0,56% chất axit ursolic
Tác dụng dược lý
Theo Cửu Bảo, Điền Tình Quang và Đảo Thanh sắc hạ Cát (1940, Hòa hán Dược dụng thực vật) đã thí nghiệm lấy các muối vô cơ trong nước sắc khô thảo, chế thành thuốc tiêm, tiêm tĩnh mạch thỏ, lập tức thấy huyết áp hạ xuống, vận động hô hấp tăng lên, tác dụng lợi tiểu rõ rệt như các muối kali khác. Do đó, suy ra rằng sở dĩ hạ khô thảo có tác dụng là do lượng muối kali khá cao.
Theo báo Y học Liên Xô, 1951 (kỳ 6 năm thứ bảy) và Y dược học (quyển 4 kỳ 6, 1951) các chất tan trong nước của Hạ khô thảo có tác dụng hạ huyết áp lâu dài trên bệnh nhân và làm hết chứng khó chịu của bệnh cao huyết áp.
Tài liệu cổ nói vị hạ khô thảo có tác dụng chữa loa lịch (lở loét, tràng nhạc, mụn nhọt, dò ở trên đầu) rất có hiệu quả.
Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân (thế kỷ 16) có kể một trường hợp, ông dùng chữa bệnh nhức mắt bệnh nhức mắt rất công hiệu như sau: “Có một người con trai đau ở trong con ngươi, nhức cả bên quãng xương đầu lông mày và sưng đau thêm nửa đầu, dùng hoàng liên nhỏ vào lại càng đau thêm, uống các thứ thuốc khác cũng đều không công hiệu, liền dùng ngải cứu ở các huyệt quyết âm, thiếu dương tức thời khỏi ngay, nhưng cách đó chỉ nửa ngày lại đau, cứ nhùng nhằng như thế tới hơn một tháng, liền dùng hạ khô thảo 2 lạng (80g), hương phụ (củ gấu) 2 lạng (80g), cam thảo 4 đồng cân (16g). Các vị cùng tán bột, mỗi lần uống 1 đồng rưỡi (6g) hòa với nước chè, uống khỏi miệng, đau nhức bớt ngay. Tiếp đó chỉ uống 4-5 lần nữa bệnh khỏi hẳn”.
Cùng trong tài liệu đó, Lý Thời Trân có kể hoàn một tác giả khác là Lê Sĩ Cư trong bộ sách Giản di phương nói hạ khô thảo chữa chứng đau mắt.
Lâu Toàn Thiện (một tác giả cổ khác) nói: Lace “Hạ khô thảo chữa chứng đau nhức con ngươi, càng về đêm càng đau kịch rất hay”. Chứng đau cây mắt này nếu dùng vị khổ hàn đắng và lạnh (như chứ hoàng liên) mà nhỏ vào lại càng đau thêm, nhưng dùng hạ khô thảo rất hiệu quả.
![]() |
Hạ khô thảo có tác dụng chữa đau mắt hiệu quả |
Công dụng và liều dùng
Tính vị theo đông y: Vị đắng, cay, tính hàn, không độc, vào hai kinh can và đởm. Có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ sáng mắt, làm của thuốc chữa loa lịch, giải trừ nhiệt độc ở tử cung kế và âm hộ.
Những bài thuốc dùng hạ khô thảo trong dân gian
Trị chứng đau mắt đỏ do can hỏa bốc (viêm giác mạc cấp, viêm màng tiếp hợp cấp): Chuẩn bị bồ công anh 40g, cúc hoa và hạ khô thảo mỗi vị 20g. Đem các vị sắc lấy nước uống. Nếu đau mắt đỏ do can hư, có thể gia thêm huyền sâm, cam thảo, đương quy và bạch thược. Với trường hợp đau mắt kèm chảy nước mắt, gia thêm hương phụ và hạ khô thảo bằng lượng nhau, đem tán bột, mỗi lần dùng 4g, uống ngày 2 lần (sáng – tối).
Hoặc dùng dã cúc hoa, tang diệp và xa tiền thảo mỗi vị 12g, bồ công anh và hạ khô thảo (2 vị dùng tươi) mỗi vị 40 – 80g. Đem sắc lấy nước uống.
Trị chứng cao huyết áp khiến mắt đỏ kèm đau đầu, chóng mặt: Dùng hy thiêm thảo, hạ khô thảo và dã cúc hoa mỗi vị 40g, đem các vị sắc uống.
Hoặc dùng hạ khô thảo tươi 40 – 80g, sắc uống hằng ngày trong thời gian dài.
Chữa cao huyết áp: Lấy bồ công anh, hạ khô thảo và thảo quyết minh mỗi vị 20g, lá mã đề và hoa cúc mỗi vị 12g đem các vị sắc uống.
Giúp hạ huyết áp: Chuẩn bị đường trắng 20g, hạ khô thảo 30g và đậu đen 50g. Đem đậu đen và hạ khô thảo sắc với nước cho đến khi đậu đen mềm như. Thêm đường vào khuấy đều và chia thành vài lần ăn trong ngày.
Chữa tràng nhạc, mã đao: Hạ khô thảo 5 lạng (200g) đun lấy nước đặc uống, uống trước khi ăn cơm 2 giờ. (Bài thuốc trích trong sách “Tiết thị ngoại khoa - Bản thảo cương mục”).
Cũng bệnh trên, có thể dùng hạ khô thảo, hương phụ, bối mẫu, viễn chí cùng đun lấy nước đặc uống rất nhanh khỏi. (sách “Kinh nghiệm phương-Bản thảo cương mục”).
Chữa xích bạch đới: Hạ khô thảo tán nhỏ, mỗi lần uống 8g với nước cơm (sách “Từ thị phương”).
Chữa tràng nhạc (loa lịch) hạ khô thảo 8g, cam thảo 2g, nước 3 bát (600ml) sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Thông tiểu tiện: Hạ khô thảo 8g, hương phụ tử 2g, cam thảo 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia ra 3 lần uống trong ngày.
Trị xây xát mô mềm do chấn thương: Bị đánh hay bị thương dùng hạ khô thảo tươi tán nhỏ đắp vào vết thương.
Ngoài ra, có thể dùng chữa bệnh cao huyết áp với liều 6-15g dưới dạng thuốc sắc.
Tin liên quan

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính
17:46 | 01/12/2023 Y học cổ truyền

Hy thiêm - dược liệu quen thuộc, nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ
06:53 | 29/11/2023 Y học cổ truyền

Bài thuốc sử dụng đinh hương trị bệnh
06:41 | 28/11/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục

Phường Bình Hưng Hòa B Tổ Chức Buổi Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập (3/12/2003 – 3/12/2023)
22:23 | 02/12/2023 Tin nổi bật

Bắc Ninh: Xử phạt 60 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 400 kg khí cười
13:48 | 02/12/2023 Tin tức

Bắc Ninh: Nhiều chỉ tiêu phát triển năm 2023 vượt kế hoạch đề ra
13:47 | 02/12/2023 Tin tức

Thêm một trường hợp tử vong do ăn cóc ở Gia Lai
11:31 | 02/12/2023 Tin tức

Bộ Y tế: Cải cách thủ tục hành chính giúp tiết kiệm được hơn 570 tỷ đồng
11:08 | 02/12/2023 Tin tức

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị thành công cho người đàn ông bị vi khuẩn Whitmore ăn mòn cơ thể
11:04 | 02/12/2023 Tin tức
Các tin khác

Người phụ nữ đi khám phát hiện xương cá đâm thủng ruột, áp xe buồng trứng
11:00 | 02/12/2023 Tin tức

Hà Nội: Kiểm tra công tác y tế trường học huyện Hoài Đức và Đan Phượng
09:52 | 02/12/2023 Tin tức

Mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm trên toàn quốc dịp Tết Nguyên đán
09:52 | 02/12/2023 Tin tức

Hà Nội ra quân cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2
09:51 | 02/12/2023 Tin tức

Báo Tri thức và Cuộc sống có tân Tổng biên tập
18:41 | 01/12/2023 Tin tức

Nghệ An: Thành công nối bàn chân gần đứt lìa cho người đàn ông bị tai nạn khi đang làm cỏ
17:41 | 01/12/2023 Tin tức

Phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân mắc nấm trong xoang bướm
17:38 | 01/12/2023 Tin tức

Nam sinh tổn hại sức khỏe vì ma túy có trong thuốc lá điện tử hình hộp sữa
17:34 | 01/12/2023 Tin tức

Golfer đầu tiên đạt eagle tại giải Vinpearl DIC Legends Việt Nam 2023 là ai?
12:43 | 01/12/2023 Tin tức

HLV Mai Đức Chung được tặng món quà chăm sóc sức khỏe đặc biệt
12:41 | 01/12/2023 Tin tức

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính
1 ngày trước Y học cổ truyền

TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023
5 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028
28-09-2023 18:44 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh
24-09-2023 13:22 Hoạt động hội

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023
19-08-2023 08:56 Hoạt động hội