Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

Thủ tướng mong muốn Hà Nội phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, xây dựng và phát triển Thủ đô toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ. Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Tăng cường hợp tác đa bên trong xử lý, tái chế nhựaHơn 300 doanh nghiệp Việt Nam là nạn nhân chiến dịch tấn công mạng có chủ đích
Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Quang cảnh buổi làm việc.https://suckhoeviet.org.vn/

Sáng 6/5, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 và kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội; đặc biệt, xử lý những kiến nghị và trao đổi tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Dự buổi làm việc có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các Bộ trưởng, Thủ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội...

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng đột phá

Báo cáo của Thành ủy Hà Nội cho biết, trong bối cảnh tình hình khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nỗ lực của Đảng bộ, Nhân dân thành phố, tình hình kinh tế - xã hội của Thủ đô đạt kết quả toàn diện, khá nổi bật. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý 1 tăng 5,8%, bình quân 2 năm 2021-2022 tăng 5,86%. GRDP/người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng. Vốn đầu tư xã hội đạt 872,2 nghìn tỷ đồng, bằng 28,14% cận dưới chỉ tiêu 5 năm 2021-2025 (3.100 nghìn tỷ đồng). Năng suất lao động tăng bình quân 5,05%/năm.

Trong 4 tháng năm 2023, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố gần 178 nghìn tỷ đồng, đạt 50,4% dự toán, tăng 21,6% so với cùng kỳ. Trong 4 tháng, Hà Nội thu hút 1,71 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng trưởng đột phá 260% so với cùng kỳ, đứng đầu toàn quốc. Hiện Hà Nội đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với trên 7.000 dự án còn hiệu lực và vốn đầu tư 61,7 tỷ USD. Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh; kỷ cương hành chính được củng cố; đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô.

Hà Nội đã có sự bứt phá ngoạn mục, vươn lên xếp vị trí thứ 3/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chỉ số PAR Index 2022. Cùng với đó, an sinh xã hội được đảm bảo; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng chính sách, người nghèo. Giá trị văn hóa và con người Hà Nội được quan tâm, đầu tư, phát huy...

Sản xuất tiếp tục phát triển, tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2023, thể hiện xu hướng tăng thấp hơn cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tăng 1,6% (cùng kỳ tăng 6,0%); kim ngạch xuất khẩu giảm 1,3% (cùng kỳ tăng 17,4%); kim ngạch nhập khẩu hàng hóa giảm 7% (cùng kỳ tăng 20,2%).

Kinh doanh dịch vụ phục hồi khá; các lĩnh vực dịch vụ tăng cao hơn cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,2% (cùng kỳ tăng 8,4%). Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 20,4% (cùng kỳ tăng 16,3%). Số lượng khách du lịch tăng cao, gấp 3,1 lần cùng kỳ (khách quốc tế gấp 10 lần cùng kỳ).

Hơn 2 năm qua, Hà Nội còn làm tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh; kịp thời chăm lo, bảo đảm an sinh xã hội; tạo chuyển biến mạnh trên các lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị, phân cấp ủy quyền, cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật...

Tập trung chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá

Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện 3 khâu đột phá trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, đạt nhiều kết quả tích cực. Trong đó, khâu đột phá thứ nhất về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các công trình về giao thông, giáo dục, y tế và tôn tạo di tích lịch sử được đẩy mạnh. Nhiều công trình lớn, quan trọng hoàn thành hoặc đã khởi công: Vận hành đường sắt đô thị Hà Nội số 2A, Cát Linh - Hà Đông; trong năm 2023, dự kiến hoàn thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, vận hành tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội; khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội…

Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo tại buổi làm việc.https://suckhoeviet.org.vn/

Khâu đột phá thứ hai về xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô được chú trọng. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thành ủy đã ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 306/KH-UBND với 96 nhiệm vụ cụ thể giao các sở, ban, ngành thực hiện; xây dựng và triển khai thực hiện phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố; tổng kết thực hiện Luật Thủ đô và đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô...

Khâu đột phá thứ ba về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đẩy mạnh. Đào tạo lao động chất lượng cao được tăng cường. 4 trường cao đẳng nghề được quan tâm đầu tư với một số nghề trọng điểm, hướng tới trường đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72,23%, trong đó, lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 52,5%...

Đề xuất, kiến nghị 5 nhóm vấn đề

Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã nêu 5 nhóm kiến nghị, đề xuất. Đây là những nội dung có ý nghĩa quan trọng giúp Hà Nội hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tiếp tục tạo động lực mới trong quá trình phát triển Thủ đô.

Thành phố đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành 4 nội dung với 31 kiến nghị cụ thể, trong đó 17 kiến nghị thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, 14 kiến nghị thuộc các Bộ. Cụ thể, 3 kiến nghị, đề xuất về đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; 7 kiến nghị về đường sắt đô thị; 4 kiến nghị về nhà ở; 3 kiến nghị về đất đai và 2 kiến nghị về phân cấp, ủy quyền. Trong đó, về dự án đường Vành đai 4, cho phép thành phố Hà Nội chủ động thực hiện điều hòa, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần 1.1 và 2.1 trong trường hợp tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần vượt (có dự án tăng/giảm) nhưng tổng mức đầu tư của cả 2 dự án thành phần này không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư, được thực hiện đồng thời với việc thực hiện nội dung điều chỉnh chủ trương dự án (nếu có).

Để giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc đối với việc triển khai các tiểu dự án trong dự án PPP, đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ thi công toàn tuyến bao gồm 3 cầu lớn (Hồng Hà, Mễ Sở và Hoài Thượng) và hệ thống đường song hành do 3 địa phương đồng loạt triển khai; Hà Nội kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương giao UBND thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP và được giao ban quản lý dự án chuyên ngành thành phố là chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, tổ chức triển khai độc lập và song hành với dự án PPP do nhà đầu tư thực hiện.

Về việc áp dụng cơ chế đặc thù của Dự án đường Vành đai 4, thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về việc cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP và BOT (Dự án thành phần 3) được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như nhà thầu thi công dự án...

Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương thảo luận, phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.https://suckhoeviet.org.vn/

Tại buổi làm việc, các Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế -xã hội của thành phố thời gian qua; rà soát việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, các cơ chế, chính sách dành cho thành phố; kiểm điểm sự phối hợp giữa thành phố với các bộ, ngành Trung ương; đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới; giải đáp các đề xuất, kiến nghị của thành phố Hà Nội.

Đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển của đất nước

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thành phố Hà Nội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, bởi Hà Nội là thủ đô, trái tim của cả nước, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, an ninh, quốc phòng, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo… của cả nước.

Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 30-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Hồng, trong đó Hà Nội là trung tâm, động lực của cả vùng và Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện nay, thành phố và các bộ, ngành đang tập trung xây dựng Luật Thủ đô có tính chất tổng quát, bao trùm, toàn diện, có tính khả thi và hiệu quả cao để xây dựng thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện khá toàn diện các mặt công tác; đạt được những kết quả khá tích cực, một số mặt nổi bật. Trong đó, thành phố đã thực hiện tốt các Nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số và xây dựng thành phố thông minh; quyết liệt thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô; triển khai bài bản, quyết liệt, hoàn thành tốt mục tiêu kép, phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội; xây dựng và quản lý đô thị được tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt, nhất là hạ tầng giao thông... Các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục, đào tạo, văn hóa, xã hội được quan tâm; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững, ổn định; tích cực, chủ động trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo buổi làm việc.https://suckhoeviet.org.vn/

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Hà Nội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Thủ tướng cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức mà thành phố cần vượt qua như tăng trưởng vẫn chưa cao; kết quả thực hiện đầu tư công còn hạn chế; công tác quy hoạch xây dựng, triển khai chậm; huy động nguồn lực xã hội cho các hoạt động còn hạn chế; các giá trị văn hóa làng nghề có nguy cơ mai một; kỷ luật, kỷ cương hành chính chuyển biến còn chậm; an ninh trật tự, quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cần nâng cao hiệu quả hơn…

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Hà Nội phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, xây dựng và phát triển Thủ đô toàn diện, nhanh, bền vững, văn hiến, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của cả nước. Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Cùng với đó, Chính phủ và Hà Nội cần nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tiềm năng, tầm quan trọng của thành phố trong sự phát triển chung của cả nước - thủ đô vì cả nước, cả nước vì thủ đô.

Thực hiện tối đa cơ chế, chính sách dành cho Thủ đô

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Hồng; Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của Thành ủy, HĐND, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hà Nội phải nắm bắt tình hình, vận dụng sáng tạo vào tình hình thành phố và cả nước; khẩn trương hoàn thành Quy hoạch thành phố và các quy hoạch liên quan; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề gần đây, trong đó khắc phục các yếu kém của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; thực hiện miễn giảm thuế, phí, lệ phí; cơ cấu lại, giãn hoãn nợ, nhóm nợ; tập trung cho 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh; tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp mở rộng đầu tư, kinh doanh, tạo công ăn, việc làm, sinh kế cho người dân. Đặc biệt, Hà Nội phải huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là hợp tác công tư, trong đó thực hiện các mô hình “lãnh đạo công, quản trị tư”, “đầu tư công, quản lý tư”, “đầu tư tư, sử dụng công”.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu thành phố tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp hướng đến những ngành nghề có ưu thế, tiềm năng dựa trên đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ; phát triển công nghiệp phụ trợ; ưu tiên đầu tư dịch vụ có giá trị gia tăng và tính liên kết ngành cao như: tài chính, logistics, thương mại điện tử…; chuyển đổi, hình thành các xây dựng khu công nghiệp xanh, sinh thái, thông minh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, thành phố Hà Nội phải tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến và bảo vệ môi trường; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm; tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực; chăm sóc, đảm bảo sức khỏe nhân dân.

Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu trong chụp ảnh lưu niệm trong khuôn khổ buổi làm việc.https://suckhoeviet.org.vn/

Hà Nội phải tăng cường bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; coi trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Hà Nội phải đẩy mạnh và phát huy tinh thần dám nói, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích của đất nước, của nhân dân; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành. Khuyến khích, bảo vệ những người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung, tránh khuynh hướng trông chờ, ỷ lại và sợ trách nhiệm. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực...

Đối với các đề xuất, kiến nghị của thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ cơ bản nhất trí xem xét, giải quyết; đồng thời giao các bộ, ngành liên quan phối hợp, hướng dẫn thành phố thực hiện theo quy định và tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

Thủ tướng nhấn mạnh: Các Bộ trưởng chịu trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội rà soát lại các vấn đề, nhiệm vụ và xử lý, giải quyết theo thẩm quyền; những vấn đề vượt thẩm quyền thì tổng hợp, báo cáo, đề xuất phương án, giải pháp xử lý để Chính phủ xem xét, quyết định; việc xử lý, giải quyết các nội dung phải đảm bảo khả thi, hiệu quả, kịp thời, đúng hạn.../.

Nguồn: Hà Nội phải là hình mẫu cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước

PV/dangcongsan.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Phát hiện hai chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus

Phát hiện hai chất cấm trong viên uống giảm cân cấp tốc Tigi Max Plus

SKV - Mới đây, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tigi Max Plus sau khi phát hiện trong sản phẩm này chứa hai chất cấm gây hại cho sức khỏe là sibutramine và phenolphtalein.
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương sẽ là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông, trực tiếp phụ trách quản lý lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…

Cùng chuyên mục

Các nước Đông Nam Á chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá

Các nước Đông Nam Á chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá

Ngày 4/11, tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế phối hợp với Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Đà Nẵng vận hành hệ thống Kiosk y tế thông minh

Đà Nẵng vận hành hệ thống Kiosk y tế thông minh

Ngày 4/11, Bệnh viện Đà Nẵng chính thức đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống Kiosk y tế thông minh.
TPHCM bổ sung thêm  nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi

TPHCM bổ sung thêm nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi

Trước diễn biến gia tăng số ca mắc sởi mới, TPHCM bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi.
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới (Kế hoạch).
Tạm dừng bán, lưu thông, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC

Tạm dừng bán, lưu thông, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC

Cục An toàn thực phâm, Bộ Y tế vừa phát đi thông báo khẩn cấp về việc tạm dừng bán, lưu thông và sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC (LSX: 010224) do công ty Cổ phần Vstar Pharma sản xuất và phân phối do vi phạm quy định về nhãn hàng hóa.
"Đại tiệc sale" với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng của Ford trong tháng 11/2024

"Đại tiệc sale" với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng của Ford trong tháng 11/2024

Ford Việt Nam tổ chức chương trình khuyến mại “Đại tiệc sale” từ ngày 11/11/2024 đến 20:00 ngày 22/11/2024. Khách hàng ký hợp đồng mua xe trong thời gian này có cơ hội nhận một trong hàng trăm phần quà hấp dẫn với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 6 tỷ đồng.

Các tin khác

Hà Nội: Phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện

Hà Nội: Phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện

Sở Y tế Hà Nội mới đây đã có công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn thành phố về việc tăng cường những biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Điều động, bổ nhiệm phó giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà

Điều động, bổ nhiệm phó giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà

SKV- Chiều 4-11, tại Công an tỉnh Khánh Hòa, Trung tướng Lê Văn Tuyến - Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Hữu Phước giữ chức vụ giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa.
Năng lượng tích cực lan tỏa tới cộng đồng

Năng lượng tích cực lan tỏa tới cộng đồng

"Vượt lên số phận" không chỉ là một cuộc thi, mà song song đó là một thông điệp truyền lửa, truyền cảm hứng sống và tiếp sức vô cùng mạnh mẽ đến với những người yếu thế, những người có hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt và khiếm khuyết về thân thể.
Kiểm soát hoạt động mua, bán sữa mẹ trái phép

Kiểm soát hoạt động mua, bán sữa mẹ trái phép

Phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 4/11, Đại biểu Nguyễn Tri Thức - Đoàn ĐBQH TP HCM đề nghị Chính phủ quan tâm quản lý các trang thông tin trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông để kiểm soát các hoạt động mua bán sữa mẹ trái phép.
Ban hành danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện

Ban hành danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện

Ngày 4/11, Bộ Y tế ban hành thông tư 30/TT-BYT quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện.
Quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá

Quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 29/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá.
Hà Nội: Đến năm 2025, 100% cơ sở y tế, người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

Hà Nội: Đến năm 2025, 100% cơ sở y tế, người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo phấn đấu hoàn thành mục tiêu: đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Hà Nội thực hiện công tác y tế trường học

Hà Nội thực hiện công tác y tế trường học

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch liên ngành thực hiện công tác y tế trường học năm học 2024 - 2025.
Đề xuất phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám, chữa bệnh

Đề xuất phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hiện đang dự thảo Thông tư quy định việc phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho đồng bào nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho đồng bào nghèo

Sáng ngày 02/11/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) phát động Giải chạy thiện nguyện online “Tết ấm cho người nghèo Xuân Ất Tỵ 2025”. Đây là lần thứ 6 BIDV tổ chức Giải chạy ý nghĩa này và ngay trong buổi sáng đầu tiên đã có hơn 34 nghìn vận động viên đăng ký tham gia.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động