Hoà Bình: Ấn tượng với chuỗi du lịch văn hóa tâm linh tại huyện Cao Phong
Đền Thượng Bồng Lai Ngôi đền cổ Bồng Lai nằm dưới chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong, phụng thờ Đệ Nhị thượng ngàn tiên nương tức Cô Đôi Thượng Ngàn Sơn Trang cùng với các chư vị tiên thánh Tứ Phủ.
Dân gian lưu truyền, xưa kia có một vị quan lang người Mường có tấm lòng nhân hậu, đức độ. Tuổi tác đã cao, mà không có đến một mụn con, ông bà lập đàn tế trời cầu khẩn xin ơn. Cảm kích trước lòng thành của ông bà, Ngọc Hoàng đã sai Sơn Tinh Công Chúa hạ phàm đầu thai. Một năm sau ông bà đón con gái đầu lòng trong niềm vui hoan hỷ, khi cô chào đời chim muông ca hát cả ngày, hoa thơm khoe sắc, cây cối xanh mướt tựa chốn bồng lai.
![]() |
Đền Thượng Bồng Lai |
Cảm kích trước công ơn Cô Đôi Thượng Ngàn, người dân Cao Phong đã lập đền thờ, lấy tên Bồng Lai. Ngôi đền có từ thời vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2, tức năm Canh Dần 1890. Do ảnh hưởng của thời gian qua các cuộc chiến tranh và thế sự thăng trầm của xã hội, ngôi đền xuống cấp và dần dần mai một, chỉ còn lại một số dấu tích xưa cũ tại khu đất của đền với sự tồn tại của Động Thiên Thai và một số hang động hùng vĩ trong núi Đầu Rồng.Trong một lần đi gánh nước dưới chân núi Đầu Rồng, bởi lòng từ bi thương người mà cô cứu giúp một bà lão bệnh tật, đó cũng là kiếp duyên của cô gặp được Mẫu Thượng Ngàn. Biết được thân thế kiếp trước là tiên nữ trên tiên giới, sau lần đó về nhà cô đã “Hóa” và trở về bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn ngày đêm học phép cứu giúp nhân gian, cô còn dạy người ngôn ngữ để có thể nói chuyện được với nhau, dạy họ cách làm nương, trồng lúa, trồng dâu dệt vải.
Năm 2013, thủ nhang Trần Văn Hải đã trùng hưng toàn bộ ngôi Từ Vũ, đền Bồng Lai được trang hoa mỹ lệ như hiện nay. Hiện đền còn giữ được chiếc chuông cổ từ đời Vua Thành Thái và hai đạo sắc phong của các đời vua. Đền Bồng Lai được xây dựng theo hình chữ Tam Thập nhất, tả hữu có hai dãy nhà dài vũ nối liền với cổng tam quan và toàn bộ ngôi đền với tổng diện tích trên 5.000 m2.
Nằm cạnh quần thể hang động Núi Đầu Rồng là Đền Đông Sơn. Đền Đông Sơn được phục dựng vào năm 2019 với diện tích gần 11.000m2. Đền thờ Đệ nhị Chúa Mường Diệu Tín Thiền Sư (hay còn được gọi là tổ bói Chúa Mường) - Nữ thần của núi Cao Sơn. Hiện nay, Đền Đông Sơn vẫn còn lưu giữ một bản chầu văn cổ về Diệu Tín Thiền Sư.
![]() |
Đền Đông Sơn |
Theo văn hầu, bà xuất thân từ dòng họ Hà, một dòng họ trâm anh, hào kiệt. Ngay từ khi mới sinh bà đã có tướng hổ nhi khác đời, khi lớn lên bà đã bỏ trốn mẹ cha vào rừng để tu luyện. Nơi bà tu luyện là một hang sâu, những lúc bà tu luyện, sơn thần, long hổ thường xuyên về chầu. Sau ba năm tu luyện với ơn chăm sóc của muông thú bà đã dư sức lược thao.
Mười năm gian nan tu luyện đắc đạo, cũng là lúc giặc giã nổi lên cướp phá, nhân dân đói khổ lầm than, Sư Tổ cho bà xuống núi cứu dân và báo hiếu cha mẹ. Chỉ trong chớp nhoáng giặc giã đã bị Diệu Tín đánh tan. Kỳ ngộ thay, bà đã gặp được cha mẹ đẻ trong trong đoàn chạy giặc đã được bà cứu. Cha mẹ Diệu Tín đã nhận ra con bởi một vết son đỏ nơi tay, gặp con quá ư bất ngờ, ông bà vui mừng khôn xiết nhưng vết thương do loạn giặc gây ra đã khiến ông bà hồn lìa cõi tục.
![]() |
Nỗi đau xa cách bao lâu để rồi vừa gặp gỡ chưa kịp hỏi han, chưa kịp báo hiếu đã vội chia lìa khiến lòng bà vô cùng đau xót. Ngay lúc đó, bầu trời bỗng nổi phong vân pháp vũ để Sơn thần đưa thân xác phụ mẫu và bà về nơi thẳm sâu tiếp tục tu luyện để đạo hiếu cùng được vẹn tròn.
Nơi đây, bà đã đắc đạo và được phong là Diệu Tín Thiền Sư. Để ghi nhớ công lao to lớn của bà, người đời đã phong bà là Đệ Nhị Chúa Mường (hay Đệ Nhị Sơn Trang). Sau này, khi hình thành Đạo Mẫu với thần chủ là Mẫu Liễu Hạnh thì bà đã trở thành một hóa thân của Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và cai quản 81 cửa nơi chốn rừng xanh.
Vào ngày 12.9 âm lịch hàng năm, Đền Đông Sơn tổ chức lễ hội Bà Chúa Mường để tưởng nhớ công ơn bà và cầu mưa thuận, gió hòa, bình an cho nhân dân.
Cùng chuyên mục

Việt phục hành – Hành trình lan toả hồn Việt, gieo mầm lòng yêu nước
15:48 | 20/04/2025 Du lịch

15 điểm du lịch quanh Hà Nội phù hợp đi ngày cuối tuần
16:08 | 10/03/2025 Du lịch

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập: Phát triển du lịch gắn với giữ gìn văn hóa
13:49 | 10/03/2025 Du lịch

Những điểm vui chơi đặc sắc ngày 8/3 tại Hà Nội
19:46 | 07/03/2025 Du lịch

Đền Đá Thiên - Lăng mộ Quan Hoàng Bảy: Điểm đến tâm linh ở Thái Nguyên
20:09 | 21/02/2025 Du lịch

Đền Củi thờ Ông Hoàng Mười: Nét đẹp linh thiêng giữa núi Hồng Lĩnh
08:29 | 21/02/2025 Du lịch
Các tin khác

Đỉnh Fansipan được dự báo sẽ có băng tuyết vào cuối tuần này
17:17 | 07/02/2025 Du lịch

Mộc Châu mùa Hoa Mận nở - Bức tranh thiên nhiên rực rỡ đầu Xuân
15:09 | 04/02/2025 Du lịch

Mùa Xuân Bên Bến Hoa – Một Góc Thiên Nhiên Thơ Mộng Dưới Cầu Long Biên
17:29 | 31/01/2025 Du lịch

Tết của người Mông bản Nậm Nghiệp – Nét đẹp văn hóa độc đáo
18:11 | 30/01/2025 Du lịch

Sắc Xuân hội tụ nơi “Nhà của Pao”
11:59 | 29/01/2025 Du lịch

Tết Ất Tỵ 2025: Những hình tượng rắn sống động, ngộ nghĩnh,…
23:03 | 28/01/2025 Du lịch

Khám phá Khu du lịch Thịnh Long - Viên ngọc hoang sơ của Nam Định
06:35 | 24/01/2025 Du lịch

Mùa Đào Tết trên bản vùng cao, lan tỏa sắc xuân
21:48 | 23/01/2025 Du lịch

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị
11:43 | 13/12/2024 Du lịch

Khám phá tọa độ vàng: Những điểm du Xuân lý tưởng tại Đà Lạt
15:28 | 08/12/2024 Du lịch

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
3 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội