Hóc răng giả trong đường thở, một phụ nữ phải đi cấp cứu
TS.BS CK2 Lê Trần Quang Minh – Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh (bên phải) và ThS. BS CKI Nguyễn Thanh Tùng, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân H.
Sáng 15/6, trao đổi với báo chí, TS.BS CK2 Lê Trần Quang Minh – Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh cho biết, bệnh viện này vừa tiến hành phẫu thuật nội soi gắp dị vật cho ca bệnh khá hiếm gặp.
Theo đó, bệnh nhân là chị H.T.T.H. (29 tuổi, ngụ TP. Thủ Đức) nhập viện trong tình trạng bị sặc, ho nhiều kèm đau ngực, đặc biệt là đau tăng khi ho. Khi nhập viện, bệnh nhân vẫn tỉnh táo…
Chị H. cho biết, trong lúc súc miệng thì đột ngột sặc, ho nhiều, sau đó ho khan, kèm đau ngực. Hai ngày sau, tình trạng đau ngày một nhiều nên chị H. đã chủ động đến khám tại bệnh viện ở TP. Thủ Đức nhưng không phát hiện dị vật. Lo sợ vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng, chị H. đã đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh để thăm khám.
“Khi nhìn lại thấy hàm trên mất một chiếc răng cửa, tôi tá hỏa dùng tay móc họng để nôn ra nhưng càng khó thở hơn, khi thở vào thấy đau ở họng“, chị H. nhớ lại.
Dị vật được lấy ra từ phế quản bệnh nhân
Bệnh nhân H. được ThS. BS CKI Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng tua trực cấp cứu cùng ê kíp trực tiếp thăm khám, hội chẩn và tiến hành phẫu thuật nội soi lấy dị vật từ phế quản ra cho chị H.
Bác sỹ Tùng cho biết: “Đúng như dự đoán ban đầu, qua chụp CTScan, các bác sĩ phát hiện trong phế quản thùy dưới của bệnh nhân có dị vật kim loại cản quang, kích thước 12 mm. Bệnh nhân được xét nghiệm tiền phẫu, bác sĩ giải thích tình trạng cho người nhà sau đó nhanh chóng chuyển đến phòng nội soi để kiểm tra dị vật”.
“Khi đưa ống nội soi vào phế quản đến gần thùy dưới phổi, chúng tôi phát hiện chiếc răng giả, đầu trên là móc sắt. Xung quanh vùng dị vật phù nề, rướm máu. Đây là vị trí khó lấy do móc sắt cắm chặt vào thành phế quản, nếu không lấy khéo léo, các móc sắt sẽ gây phù nề, áp xe” – bác sĩ Tùng nói thêm.
Một tuần sau khi lấy dị vật, bệnh nhân được điều trị nội khoa để tránh tình trạng viêm phổi, sức khỏe ổn định và chuẩn bị xuất viện.
Bệnh nhân được thăm khám trước khi xuất viện
TS.BS Lê Trần Quang Minh – Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết, dị vật đường thở là răng giả thường hiếm gặp. Dị vật đường thở thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ, với người lớn tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 5-6%. Riêng trẻ em tỷ lệ trên 90%.
TS.BS Lê Trần Quang Minh cho biết:“Hóc dị vật có hai dạng là hóc dị vật hữu cơ và hóc dị vật vô cơ. Hóc dị vật hữu cơ thông thường là do ăn uống bị mắc xương cá, xương động vật, hạt, trái cây… Dạng này đối với trẻ em thường rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Còn hóc dị vật vô cơ thường do nốt phải kim loại như nhẫn, răng giả… chẳng hạn như trường hợp bệnh nhân vừa nêu”.
“Khi bị hóc, dị vật lọt qua thanh môn dẫn đến hội chứng xâm nhập, phản xạ co thắt khiến người bệnh ho sặc, tím tái. Ở người lớn, hội chứng xâm nhập thường thoáng qua nên dễ bỏ sót, gây nhiều biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời” – Bác sỹ Minh khuyến cáo./.
Phạm Sinh
Cùng chuyên mục

Văn Yên (Yên Bái): Phát triển du lịch từ lợi thế quế, tạo đột phá thu hút đầu tư
09:27 | 28/04/2025 Du lịch

Sức nóng của Lật Mặt 8: Vòng Tay Nắng - Lập kỷ lục phim Việt với 131.000 vé đặt trước
01:24 | 28/04/2025 Giải trí

Di tích lịch sử - văn hóa đền Làng Vải: Nơi gìn giữ hồn quê và sức mạnh cộng đồng
14:22 | 26/04/2025 Việt Nam hôm nay

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
2 ngày trước Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội