Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá
[Video] Ẩn họa từ khói thuốc lá Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm tỷ lệ hút thuốc lá |
Theo báo cáo tổng kết về kết quả thi hành một số điều của Nghị định số 77/2013/NĐ-CP và định hướng sửa đổi Nghị định số 77/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá: Sau 10 năm thực hiện các quy định về môi trường không khói thuốc, đã giúp giảm tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm đáng kể tại hầu hết các địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người.
Cụ thể: giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc (năm 2023 so với năm 2010) tại nơi làm việc từ 55,9% xuống 23%; tại cơ sở y tế giảm 2,3% (từ 23,6% xuống 21,3%); tại trường trung cấp, cao đẳng và đại học giảm 23,6% (từ 54,3% xuống 30,7%); trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15,4% (từ 34,4% xuống 19%); tại nhà hàng, quán ăn giảm 16,3% (từ 84,9% xuống 68,6%); và tại gia đình giảm 27,5% (từ 73,1% xuống 45,6%).
(Ảnh minh họa: IT) |
Kết quả thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá có nơi dành riêng cho người hút thuốc theo quy định tại Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho thấy việc các địa điểm này không thực hiện đúng quy định của Luật là khá phổ biến: Nhiều nhà hàng, quán ăn, quán cà phê cho khách hàng hút thuốc lá tại chỗ hoặc bố trí khu vực bên ngoài có mái che cho khách hút thuốc, chưa bảo đảm riêng biệt trong khi theo quy định của Luật là cấm hoàn toàn trong nhà; Quán bar, karaoke, vũ trường cho hút thuốc tại chỗ hoặc có bố trí phòng riêng nhưng không bảo đảm điều kiện thông khí.
Báo cáo cũng cho thấy một số bất cập trong quá trình thực thi Nghị định 77/2013/NĐ-CP. Trong đó, có việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá: Hầu hết các địa điểm cấm hút thuốc lá đã có nội quy, treo biển cấm hút thuốc. Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát, một số địa điểm có số lượng biển cấm ít, vị trí đặt biển, kích thước biển còn chưa phù hợp và khó quan sát. Một số địa điểm tình trạng vi phạm quy định cấm hút thuốc còn phổ biến như: khách sạn, nhà hàng, quán ăn, quán cafe, quán bar, karaoke...
Việc nhắc nhở người vi phạm còn chưa thường xuyên, việc xử lý người vi phạm còn ít. Việc thực hiện quy định cấm hút thuốc trên phương tiện công cộng được thực hiện tốt nhưng địa điểm công cộng như bến tàu, nhà ga vẫn còn tình trạng vi phạm do lực lượng giám sát không đủ, không thực hiện được giám sát 24/24h và cũng không có thẩm quyền xử phạt. Việc thực thi quy định cấm hút thuốc tại địa điểm cấm chưa được thực hiện nghiêm, vẫn còn tình trạng vi phạm phổ biến ở khu vực sảnh, hành lang tòa nhà dẫn đến ô nhiễm khói thuốc ở các phòng làm việc. Ngoài ra, việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định diện tích in cảnh báo là 50% đã thực hiện được 10 năm.
Hiện nay tỷ lệ này là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, tác dụng cảnh báo sức khỏe thấp. Bên cạnh đó, hình ảnh và thông điệp về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người in trên bao bì các sản phẩm thuốc lá ở Việt Nam đã thực hiện 10 năm nhưng chưa có thay đổi về diện tích, hình ảnh và nội dung nên gây nhàm chán, mất tác dụng cảnh báo. Số lượng mẫu cảnh báo ít dẫn đến việc luân phiên được lặp đi lặp lại. Theo một nghiên cứu gần đây, hiệu quả cảnh báo và tác động cảnh báo của cả 6 mẫu cảnh báo sức khỏe hiện đang áp dụng tại Việt Nam đều giảm rõ rệt so với thời điểm năm 2013 là thời điểm bắt đầu in cảnh báo sức khỏe.
Căn cứ thực trạng và các văn bản pháp lý như: Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá: Tại Khoản 4 Điều 12 và Khoản 7 Điều 15 giao Chính phủ quy định chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn và Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khoẻ phù hợp với từng thời kỳ; Quyết định số 568/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 đưa ra nhiệm vụ, giải pháp, gồm tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mở rộng các khu vực cấm hút thuốc lá hoàn toàn; nghiên cứu biện pháp xử phạt phù hợp đối với hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt là hành vi hút thuốc lá tại các địa điểm có quy định cấm; và quy định lộ trình tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe; đổi mới hình ảnh cảnh báo sức khỏe; quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá và bao bì sản phẩm thuốc lá; nghiên cứu, xây dựng lộ trình giảm nồng độ chất tar và nicotine trong sản phẩm thuốc lá.
Tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá (Ảnh minh họa: IT) |
Kết hợp với tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới và trong khu vực, trong 10 năm qua, các nước trên thế giới và trong khu vực đã có nhiều thay đổi tiến bộ trong hoạt động kiểm soát thuốc lá, giúp giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá... Vụ Pháp chế, Bộ Y tế có đề xuất, kiến nghị sửa đổi Nghị định 77/2013/NĐ-CP. Nguyên tắc, mục tiêu sửa đổi Nghị định nhằm giảm tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường không khí bằng cách hạn chế tối đa nhiễm khói thuốc lá tại tất cả các khu vực trong nhà, không phân biệt địa điểm công cộng hay riêng biệt, phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bằng cách tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe, thay đổi thường xuyên hình ảnh in cảnh báo, nhằm giảm tiếp cận và sử dụng sử dụng thuốc lá, phù hợp với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng cường trách nhiệm thực thi của các bộ, ngành, địa phương, nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp trong tổ chức triển khai Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.
Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Y tế đưa ra một số đề xuất quan trọng nhằm cập nhật các quy định và chính sách về phòng chống tác hại của thuốc lá. Một trong những đề xuất nổi bật là mở rộng diện tích cấm hút thuốc, chuyển đổi dần từ việc bố trí khu vực hút thuốc trong nhà sang cấm hoàn toàn tại các địa điểm công cộng, thí điểm tổ chức khu vực hút thuốc ngoài trời tại các sân bay, nhà ga và khách sạn.
Bộ Y tế cũng đề xuất thay đổi diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, từ mức yêu cầu hiện tại là 50% diện tích bao bì lên ít nhất 75%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tin liên quan
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng từ đầu năm 2025
09:30 | 04/01/2025 Sức khỏe
Dự báo thời tiết ngày 4/1/2025: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét
05:05 | 04/01/2025 Môi trường xanh
Các tin khác
Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025
08:00 | 31/12/2024 Thông tin đa chiều
Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?
07:00 | 27/12/2024 Thông tin đa chiều
Nghị quyết mới trong lĩnh vực y tế: Động lực phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe Thủ đô
08:45 | 24/12/2024 Thông tin đa chiều
Hội Nam Y Việt Nam: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”
19:47 | 21/12/2024 Thông tin đa chiều
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
13:48 | 07/12/2024 Hoạt động hội
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT
13:50 | 05/12/2024 Thông tin đa chiều
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện
07:10 | 29/11/2024 Thông tin đa chiều
Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học
21:02 | 28/11/2024 Thông tin đa chiều
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người
21:31 | 27/11/2024 Thông tin đa chiều
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
14:00 | 22/11/2024 Thông tin đa chiều
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
4 ngày trước Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
7 ngày trước Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội