Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên do nhà sưu tầm dân tộc học Đặng Minh Tâm và Công ty TNHH Vietnam Silk House thực hiện đang là điểm đến thu hút rất nhiều du khách, bởi sự hấp dẫn của hàng ngàn hiện vật trưng bày, cùng với những câu chuyện ý nghĩa từ các món đồ sưu tầm của chính chủ nhân; trong đó, có rất nhiều tượng gỗ đặc trưng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Tượng gỗ của người Tây Nguyên là nghệ thuật khắc đẽo thô sơ, nhưng biểu cảm vô cùng phong phú

Tượng gỗ của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên được nhận định một cách vui vẻ rằng: Tỉ lệ (các bộ phận của cơ thể) sai sai là tượng gỗ Kon Tum, Gia Lai; đúng thì ra tượng gỗ Lâm Đồng, Đắk Nông; mà tỉ mỉ thì là tượng gỗ Đắk Lắk. Từ đó, nhìn vào mỗi tượng đều có thể phân biệt được là tượng của dân tộc nào. Cụ thể: Tượng gỗ của người Bana ở Kon Tum đơn giản, chỉ dùng rìu vạt (phạt) trên khúc gỗ vài nhát là tạo nên các hình hài của bức tượng, với tỷ lệ của các bộ phận trên cơ thể đều sai một cách “bình thường”, như: khuôn mặt vuông phẳng tới đầu, chỉ ló lên chiếc mũi, đầu bằng; mắt được đẽo sâu vào, có khi chỉ 1 mắt; khung người rộng bằng vai; tay bắt đầu từ cổ, không có vai, khuỷu; bàn tay vuông có ngón tay bằng nhau... Tuy thô sơ, nhưng tượng gỗ của người đồng bào ở Kon Tum tạo nên nét đẹp, biểu cảm và thần thái phóng khoáng, rất đáng yêu...

Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Tượng gỗ của các dân tộc Bắc Tây Nguyên được đẽo vạt đơn giản

Tượng gỗ của người Jrai (Gia Lai) thì chặt khấc ngang rồi mới phạt - bớt đơn giản hơn một chút so với tượng gỗ Kon Tum, có thêm các họa tiết đơn giản hình ngôi sao, ziczac... Tượng gỗ của các dân tộc Nam Tây Nguyên (Đắk Nông hay Lâm Đồng) thì mang tính tả thực rõ hơn, có sự trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ, điệu đàng..., có thể là một vòng đời (từ quen biết, yêu đương, có bầu, có con, đến vui chơi, bảo vệ buôn làng...); hay các công đoạn sản xuất (chọc lỗ, tra hạt, đuổi chim thú, gùi gạo về buôn, hát múa mừng lúa mới...); trong khi người dân tộc ở Đắk Lắk thường hay chạm khắc thêm con công, con chim, ngà voi... trên tượng.

Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Tượng của người dân tộc thiểu số Nam Tây Nguyên được chạm khắc trau chuốt, tỉ mỉ

Tượng gỗ của người Tây Nguyên trước đây thường được đặt ở nhà mồ (nơi ở của người chết). Bởi theo quan niệm của người Tây Nguyên, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác, nên khi còn sống, người ta thường chuẩn bị cho “cuộc sống” của người ở thế giới bên kia được vui vẻ, bằng cách khắc tượng từ các khúc gỗ tự nhiên, tạo nên loại hình nghệ thuật tượng gỗ độc đáo truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Các tác phẩm tượng gỗ có muôn hình, muôn vẻ được hình thành từ trí tưởng tượng của người khắc với các chủ đề gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất... của người dân Tây Nguyên.

Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Dãy cột tượng trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Nhà mồ ở Tây Nguyên là nơi ở của người đã khuất, nên được chăm chút, tùy táng theo nhiều đồ vật. Nhưng cả Tây Nguyên, chỉ có ở 3 dân tộc là Bana, Jarai và Ê Đê là có nhà mồ cầu kỳ, có quy cách, khuôn mẫu, đặc biệt là có các cây cột tượng (cột đẽo khắc mọi chi tiết đều nằm trên một thân cây tròn, thường được dựng ở khu vực trung tâm (nhà rông, nhà dài, nhà thờ...) với mục đích góp vui cho các lễ hội, thậm chí là ở nhà mồ. Nhà mồ các dân tộc khác, chỉ là dựng một cái nhà có mái lợp bình thường để bỏ đồ tiễn theo người chết.

Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên
Du khách trong vườn tượng ở Thiên đường Tây Nguyên

Đối với người Bana, khi trong làng có người chết, những người còn sống yêu thương, kính trọng người đã khuất bằng cách góp các cây cột tượng do chính họ hay người nhà đẽo, nên các cây cột tượng có độ cao thấp khác nhau và rất sinh động, đa dạng về hình thức, lẫn kiểu dáng và cảm xúc của mẫu tượng... Cột tượng được dựng xung quanh nhà mồ. Nhà mồ lúc mới dựng, được lợp bằng tôn, hoặc ngói, hay cỏ tranh. Sau 3 năm, con cháu có điều kiện làm lễ bỏ mả thì mái được thay bằng gỗ. Khác với nhà mồ của người Jarai (có mẫu nhà mồ là nhà dài ở Bảo tàng Dân tộc Việt Nam), các cây cột tượng kích thước tương đồng (cao thấp bằng nhau, to nhỏ bằng nhau... do chỉ có một, hai người làm tượng nên không phong phú).

Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Nhà mồ trong kiểu dáng nhà rông cao của người Bana

Trong khu triển lãm Thiên đường Tây Nguyên có căn nhà mồ của người Bana, ở Bắc Tây Nguyên (vùng thấp của Kon Tum) đến Phú Yên, gần biển, có địa hình bằng phẳng, ít gió lớn... thường làm nhà mồ có kiểu dáng nhà rông cao rất đẹp (chiều cao của mái sẽ bằng tổng chiều dài và chiều ngang của căn nhà). Người Bana có 2 quan niệm, đó là: làm các cột tượng để tặng người chết mang về thế giới bên kia khỏi buồn; và, người sống làm nghề gì, thì khi họ chết sẽ tạc tượng theo nghề đó để con cháu nhớ. Đồng thời, trên các cây cột tượng cũng diễn tả vòng đời của con người một cách phồn thực (đôi nam nữ yêu nhau, có bầu, lớn lên lao động sản xuất, vui chơi...).

4 cột ở 4 góc nhà mồ (yang kut) là tượng người cầm vò rượu (gặp gỡ thế giới bên kia), người gùi lúa (thể hiện sự no đủ), người cầm tù và (báo động, thông báo), người cầm lao (bảo vệ). Có 2 cây nêu dựng ở đầu của nhà mồ (yang klao), mỗi cột tượng có 3 tầng bàn thờ (3 tầng sừng trâu hoặc 3 tầng rau dớn - thể hiện sự hồi sinh vĩnh cửu). 2 cây nêu đều có sợi dây thừng quấn từ gốc lên và nối liền với nhau qua mái nhà rông mang ý nghĩa làm đường đi để người chết về với ông bà tổ tiên (thế giới Atâu). Cột chính của nhà mồ có tạc tượng con voi (sức mạnh), nồi đồng (sự no đủ), con chim cú (thông minh, quyết đoán, bảo vệ linh hồn người chết), con chim Tlang trên cùng (chở ông bà về trời).

Tại khu triển lãm Thiên đường Tây Nguyên còn có một dãy cột tượng. Mỗi cột khắc một chủ đề khác nhau: về cuộc sống sinh hoạt, về đời sống lao động, về chu trình vòng đời... Trong đó, có cột tượng khắc hình 3 con vật là trâu, nai, cào cào - rất có ý nghĩa trong việc giải thích lễ đâm trâu - một lễ hội mang tính cộng đồng rất cao của người Tây Nguyên...

Nguồn: Khám phá tượng gỗ trong Không gian triển lãm Thiên đường Tây Nguyên

Tiểu Vân/baolamdong.vn
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông

Hiện có 1 áp thấp nhiệt đới ở phía Đông của Philippines. Sau khi đi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4, song không thể mạnh như bão Yagi.

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Khoa Du lịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức chương trình chuyên đề tốt nghiệp

TP.HCM: Khoa Du lịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức chương trình chuyên đề tốt nghiệp

SKV - Sáng 06/9, tại khu du lịch Bình Quới 1 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên khóa 21, Khoa Du lịch Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản địa chất quốc tế

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản địa chất quốc tế

Cùng với 99 địa điểm khác của 53 quốc gia trên thế giới, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã được Liên hiệp Khoa học địa chất quốc tế (IUGS) công nhận là Di sản địa chất quốc tế.
Xúc tiến du lịch thông qua Festival sâm Ngọc Linh 2024

Xúc tiến du lịch thông qua Festival sâm Ngọc Linh 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành Quyết định 3475/QĐ-BVHTTDL về kế hoạch xúc tiến du lịch khu vực Tây Nguyên nhân dịp tổ chức Festival sâm Ngọc Linh - Kon Tum lần thứ nhất, năm 2024.
Quảng Nam lần đầu tiên tổ chức lễ hội Ớt A Riêu

Quảng Nam lần đầu tiên tổ chức lễ hội Ớt A Riêu

SKV - Lễ hội Ớt A Riêu lần thứ I - năm 2024 với sự tham gia của 11 xã, thị trấn thuộc huyện Đông Giang. Mục tiêu nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm nông sản địa phương, đặc biệt là sản phẩm Ớt A Riêu, qua đó kết nối cung cầu, kết nối tour, tuyến du lịch đến huyện Đông Giang.
TP.HCM: Sắp diễn ra sự kiện “Sứ giả văn hóa dân tộc 2024”

TP.HCM: Sắp diễn ra sự kiện “Sứ giả văn hóa dân tộc 2024”

SKV - Vào 8h00 ngày 23/8/2024, tại khu Du lịch Bình Quới 2 (TP.HCM) sẽ diễn ra sự kiện Chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên Khóa 21 của Khoa Du lịch - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với chủ đề “Sứ giả văn hóa dân tộc 2024” – Du lịch xanh – thông minh.
Về Nậm Nghiệp trải nghiệm thu hoạch táo mèo và check in siêu đẹp

Về Nậm Nghiệp trải nghiệm thu hoạch táo mèo và check in siêu đẹp

Bước sang tháng 9, 10 hàng năm, bản vùng cao Nậm Nghiệp lại rộn rã vào mùa thu hoạch táo mèo chín. Cây táo mèo là nguồn thu kinh tế chủ đạo của người dân địa phương nơi đây.

Các tin khác

Chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa núi rừng Lai Châu

Chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa núi rừng Lai Châu

Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo, đèo Ô Quy Hồ (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường) ngày càng thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp của chốn “Bồng lai tiên cảnh”.
Trung Quốc có thêm 2 di sản thiên nhiên thế giới

Trung Quốc có thêm 2 di sản thiên nhiên thế giới

Tại Kỳ họp thứ 46 Ủy ban Di sản thế giới vừa mới được tổ chức tại Ấn Độ, UNESCO đã công nhận 2 di sản thiên nhiên thế giới của Trung Quốc là cụm quần thể núi cát-hồ nước trên sa mạc Badain Jaran và Khu lưu trú chim di cư Hoàng Hải - Bột Hải (giai đoạn hai).
Ưu đãi mùa Vu Lan: Khám phá núi Bà Đen buổi tối với vé cáp treo chỉ 200.000 đồng

Ưu đãi mùa Vu Lan: Khám phá núi Bà Đen buổi tối với vé cáp treo chỉ 200.000 đồng

SKV - Bắt đầu từ ngày 01/8 đến 30/9/2024, Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain đưa ra ưu đãi đặc biệt nhân mùa Vu Lan báo hiếu, giảm 50% giá vé cáp treo buổi tối lên Chùa Bà và đỉnh núi chỉ từ 200.000 đồng cùng nhiều ưu đãi khác.
Đắk Lắk: Ngắm linh vật Rồng dài 120m uốn lượn tại quảng trường Hồ Tân An

Đắk Lắk: Ngắm linh vật Rồng dài 120m uốn lượn tại quảng trường Hồ Tân An

(SKV) - Sáng 30/7, Trong không khí hân hoan chào đón Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ II năm 2024, ban tổ chức đã tổ chức Lễ khánh thành và ra mắt con rồng dài 120 m tại Quảng trường Hồ Tân An (thị trấn Phước An).
Hà Nội nằm trong top thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Hà Nội nằm trong top thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới

Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu Tripadvisor vừa công bố danh sách 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới, trong đó có thủ đô Hà Nội với bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, cuốn hút.
Quảng Bình - Một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới

Quảng Bình - Một trong những điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí Travel+Leisure của Mỹ đánh giá Quảng Bình là một trong 13 điểm đến đẹp nhất thế giới.
Xuất hiện sứa lửa tại các bãi tắm biển Nha Trang

Xuất hiện sứa lửa tại các bãi tắm biển Nha Trang

Ngày 9/7, ông Đàm Hải Vân - Phó trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang cho biết, Ban đã phát đi thông báo về việc xuất hiện sứa lửa tại các bãi tắm biển TP Nha Trang.
Phát huy giá trị của sen Hà Nội trong cuộc sống hiện nay

Phát huy giá trị của sen Hà Nội trong cuộc sống hiện nay

Sáng 4/7, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Phát huy giá trị của sen Hà Nội trong cuộc sống hiện nay”.
Đắk Lắk: Ama Farm - điểm dừng chân mới của du khách thập phương khi đặt chân đến Tây Nguyên đại ngàn

Đắk Lắk: Ama Farm - điểm dừng chân mới của du khách thập phương khi đặt chân đến Tây Nguyên đại ngàn

SKV - Sau khi phóng viên Tạp chí Sức khoẻ Việt đưa tin về trang trại nho mẫu đơn của nhóm bạn trẻ ở Buôn Đôn thì trang trại đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách các nơi ghé thăm.
Báo New Zealand gợi ý khám phá "thị trấn đẹp nhất Việt Nam"

Báo New Zealand gợi ý khám phá "thị trấn đẹp nhất Việt Nam"

Thời báo New Zealand NzHerald vừa qua đã có bài viết chia sẻ về những trải nghiệm thú vị và đưa ra những gợi ý cho khách du lịch quốc tế khám phá Hội An.
Xem thêm
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

SKV - Nhân dịp Tết Trung thu, Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Tân Trụ (tỉnh Long An) tặng 1000 phần quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

SKV - Sáng 10/9, tại TP Biên Hoà (Đồng Nai), Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Sáng 24/8, tại UBND xã Chiềng Bôm, Hội Nam y Việt Nam kết hợp với Công ty cổ phần Ao Vua đã tổ chức trao quà hỗ trợ cho bà con ảnh hưởng của đợt lũ lụt...
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quyên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

SKV - Trong hai ngày 17 và 18/8, Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị xã Duyên Hải và Chi hội Nhịp cầu yêu thương – Hội Y tế Công cộng TP.HCM tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh).
Phiên bản di động