Kinh tế thảo dược - hướng tiếp cận để phát triển dược liệu ở Việt Nam

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật và phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, việc phát triển dược liệu vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Các từ khóa manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng lộn xộn,... vẫn được nhắc tới liên tục. Nghiêm túc nhìn nhận lại việc phát triển dược liệu theo hướng là một ngành kinh tế, thảo dược có thể mang lại giá trị hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế đất nước.
Nghịch lý trong phát triển tài nguyên dược liệu ở Việt NamBảo tồn và phát triển nguồn gen cây dược liệu quý hiếm
Kinh tế thảo dược - hướng tiếp cận để phát triển dược liệu ở Việt Nam

Sâm Ngọc Linh và dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam_Ảnh: baoquangnam.vn

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật và phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, việc phát triển dược liệu vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Các từ khóa manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng lộn xộn,... vẫn được nhắc tới liên tục. Nghiêm túc nhìn nhận lại việc phát triển dược liệu theo hướng là một ngành kinh tế, thảo dược có thể mang lại giá trị hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế đất nước.

Xem xét các cách tiếp cận

Nhiều chính sách về phát triển dược liệu phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật và phát triển kinh tế đất nước đã được ban hành. Tuy nhiên, các chính sách chủ yếu nhấn mạnh đến sản xuất dược liệu, như đất đai, nhà xưởng, giống, trồng trọt..., trong khi yếu tố không kém phần quan trọng là kinh tế thảo dược lại chưa được quan tâm đúng mức.

Hiểu theo cách đơn giản nhất, kinh tế là lựa chọn các nguồn lực lợi thế, từ đó tạo ra giá trị cho khách hàng và thông qua đó để thu lợi nhuận. Theo cách hiểu như vậy, chúng ta cần xem xét lại cách tiếp cận.

Khai thác lợi thế

Cây thuốc bao gồm 2 bộ phận cấu thành: 1) Cây cỏ, gắn liền với đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và cảnh quan; 2) Tri thức sử dụng, gắn với đa dạng các nền văn hóa. Do đó, việc phát triển cây thuốc cần được xem xét một cách tổng thể, từ đó khai thác tối đa các lợi thế của nguồn tài nguyên này.

Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế trong phát triển nguồn dược liệu. Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia đa dạng sinh học cao, với hơn 5.000 loài cây thuốc. Đây là kho tàng rất lớn để lựa chọn, từ đó tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật. Tuy nhiên, với lợi thế này chúng ta cũng gặp khó khăn trong việc suy xét chọn cây nào để tập trung phát triển cho có lợi nhất. Thứ hai, Việt Nam là quốc gia đa dạng sắc tộc với 54 dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc có tri thức sử dụng dược liệu, nền văn hóa riêng và quan trọng nhất là những tri thức này không bị đứt đoạn trong thời kỳ thực dân như nhiều quốc gia khác. Đây cũng là kho tàng rất lớn để tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật và các dịch vụ du lịch văn hóa đi kèm. Vấn đề đặt ra là chúng ta đã xem nhẹ, thậm chí bỏ qua yếu tố lợi thế này. Thứ ba, Việt Nam có địa hình đa dạng, cảnh quan đẹp, gồm hơn 40.000 thắng cảnh và di tích, 32 vườn quốc gia, gần 1.000 hang động, tạo nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế du lịch. Chúng ta cũng bỏ qua luôn yếu tố này. Nếu gắn phát triển các sản phẩm hàng hóa từ dược liệu với các sản phẩm dịch vụ về văn hóa và du lịch, có thể tạo một ngành kinh tế “lai” dựa trên nền tảng văn hóa - cảnh quan - thảo dược, có dung lượng lớn hơn nhiều.

Kinh tế thảo dược - hướng tiếp cận để phát triển dược liệu ở Việt Nam
Hình 1: Tháp thảo dược

Sản phẩm, dịch vụ từ thảo dược

Nếu khai thác dược tính, chúng ta có thể tạo ra một tháp sản phẩm với 3 tầng (hình 1). Tầng 1 là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, như đồ ăn, thức uống, sản phẩm chăm sóc gia đình có dung lượng hàng chục tỷ USD ngay ở Việt Nam. Tầng 2 là các sản phẩm “hỗ trợ điều trị”, gồm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương trị liệu cũng có dung lượng khổng lồ. Tầng 3 là các sản phẩm điều trị, được gọi là “thuốc”, gồm dược liệu thô, thuốc phiện, thuốc y học cổ truyền, thuốc từ dược liệu và thuốc y học hiện đại mà ta quen gọi là thuốc tây. Cũng có thể tạo ra các sản phẩm trung gian như cao dược liệu chuẩn hóa, chất tinh khiết dùng để sản xuất ra sản phẩm chăm sóc sức khỏe và điều trị. Dễ nhận thấy là càng lên cao của tháp, dung lượng thị trường càng nhỏ và càng khó thực hiện do các yêu cầu khắt khe hơn mà ta thường gọi là “khó làm” hơn.

Nếu khai thác khía cạnh văn hóa, cảnh quan, chúng ta có thể tạo ra tháp thứ hai, gọi là tháp dịch vụ, gồm các sản phẩm dịch vụ ở tầng 1 như ẩm thực thảo dược của các dân tộc; tầng 2 là du lịch sức khỏe. Trong đó gắn du lịch với nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, thông qua cung ứng các trải nghiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của du khách tại các điểm đến, như nghỉ dưỡng đi kèm tham gia các khóa tập thể dục dưỡng sinh, thiền, tắm lá thuốc, tắm khoáng nóng, kết hợp tham quan và trải nghiệm tại các vùng trồng thảo dược, khám phá bản địa, chăm sóc sức khỏe bằng các bài thuốc dân gian đặc trưng vùng miền, ăn các món ăn, uống đồ uống từ thảo dược, từ đó phục hồi sức khỏe, giảm cân, cũng như chữa các bệnh của thời đại, như stress, mỡ trong máu, áp huyết, tiểu đường...; tầng 3 (khó nhất) là du lịch điều trị, giống như nhiều người trong nước đi ra nước ngoài điều trị ung thư, nhưng ở đây là điều trị các bệnh dựa trên nền tảng y học cổ truyền và y học dân gian.

Định hướng thị trường

Các khách hàng có nhu cầu, đòi hỏi khác nhau. Với thị trường trong nước, yêu cầu là “ngon - bổ - rẻ”. Một số ít hơn yêu cầu phải chuẩn, mẫu mã đẹp. Với thị trường xuất khẩu, các yêu cầu là rất khác nhau. Một số thị trường “dễ tính” về chất lượng nhưng yêu cầu phải rẻ; với thị trường khác, nhất là châu Âu, Đông Bắc Á và Bắc Mỹ, yêu cầu từ khắt khe đến rất khắt khe, từ chất lượng như tiêu chuẩn organic, GMP (thực hành sản xuất tốt), ISO (các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế) đến các tiêu chuẩn “đánh vào trái tim” trong đó nhấn mạnh vào sự công bằng như Fairtrade (thương mại công bằng), Fairwild (bộ tiêu chuẩn hướng dẫn bảo đảm tính bền vững trong quá trình thu hái các loài cây dược liệu trong tự nhiên)... Việc thiếu các nghiên cứu để trang bị những hiểu biết về yêu cầu của các thị trường này trước khi sản xuất là sai sót lớn.

Cân nhắc kỹ các yếu tố

Để tăng khả năng cạnh tranh trong phát triển thị trường dược liệu, ngoài các yếu tố thường được nhắc đến nhiều như nâng cao năng suất (nhờ cải thiện giống cây, áp dụng công nghệ và cơ giới hóa, tự động hóa trong trồng trọt, thu hái, chế biến), hạ giá thành sản phẩm (như quản trị tốt hơn, nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô...) cần cân nhắc kỹ các yếu tố sau:

Một là, nhận diện rõ đối thủ cạnh tranh. Trong lĩnh vực dược liệu thô cho y học cổ truyền phục vụ kê đơn bắt mạch, các doanh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp làm ăn “lèm nhèm” trong nước là đối thủ lớn nhất. Dưới góc độ kinh tế, cần hết sức thận trọng khi phát triển những sản phẩm dược liệu từ nhóm thuốc Bắc, bởi chúng ta không có lợi thế cạnh tranh, cũng như chưa tạo ra được môi trường cạnh tranh thực sự công bằng trong nước. Đối với việc phát triển từ các cây thuốc bản địa trong nước để phát triển, nếu muốn sản xuất ra các sản phẩm điều trị, đối thủ của chúng ta là các hãng dược phương Tây. Điều này là do chúng ta gặp khó từ việc phải nhập khẩu các hóa chất đầu vào (do công nghiệp hóa chất của chúng ta kém phát triển), đến thiết bị công nghệ, điều kiện sản xuất, các yêu cầu về thử nghiệm, từ tiền lâm sàng đến lâm sàng. Vậy câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta nhất định phải tập trung vào đây trong khi còn nhiều hướng khác như đã nêu trên?

Hai là, cần tập trung nguồn lực để phát triển. Như đã nêu ở phần trên, cái khó của chúng ta chính là có qua nhiều cây trong khi nguồn lực thì hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta nên chia cây thuốc thành nhiều nhóm để tập trung nguồn lực phát triển. i) Với cây thuốc cấp quốc gia, là các cây thuốc Việt Nam có lợi thế so sánh, gọi là các cây thuốc chủ lực, giới hạn ở khoảng 10 loài, như: Sâm Việt Nam, gấc, quế... Các loài này được lựa chọn theo tiêu chí kinh tế - kỹ thuật, trên cơ sở điều tra khảo sát tài nguyên và thị trường cả trong nước và quốc tế. Nguồn lực cho nhóm này tất nhiên là của quốc gia. ii) Với cây thuốc cấp tỉnh, khi cây đó có tiềm năng phát triển giới hạn trong phạm vi một tỉnh; và iii) Cây thuốc cấp cộng đồng, nên được phát triển trong phạm vi Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Ba là, gia tăng và tích hợp giá trị. Có nhiều cách để gia tăng và tích hợp giá trị như xây dựng tiêu chuẩn vùng trồng, chế biến, tinh chế, phát triển sản phẩm mới từ thảo dược thay vì chỉ bán thô, xây dựng thương hiệu, gắn với du lịch.

Bốn là, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh đó, phải chú trọng sự phát triển dược liệu một cách bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

Nếu triển khai đầy đủ các yếu tố trên, có thể đạt được sự bền vững về kinh tế. Bên cạnh đó, để bền vững về môi trường, cần tiếp tục triển khai các chủ trương, định hướng gần đây của Chính phủ như phát triển kinh tế xanh, tiêu chuẩn xanh... Trong đó, yếu tố bền vững về xã hội ít được nhắc đến nhất. Theo nghĩa hiểu thông dụng, bền vững về xã hội là việc phát triển kinh tế thảo dược cần được thực hiện theo cách không gây các mâu thuẫn và vấn đề xã hội như người dân mất đất tạo ra công ăn việc làm và thu nhập, chia sẻ lợi ích hài hòa... Đây là điều khó nhất nhưng cũng có thể triển khai từng bước, như xây dựng chuỗi giá trị từ các hộ gia đình đến hợp tác xã/doanh nghiệp tại cộng đồng, rồi đến các doanh nghiệp chủ chốt, xây dựng mô hình doanh nghiệp có vốn góp của cộng đồng.

Thực hiện tất cả các vấn đề trên là điều không dễ dàng. Bởi vậy, chúng ta cần chú trọng xây dựng một “kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế thảo dược” cho Việt Nam, trong đó nêu rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược, các mục tiêu một cách cân bằng và toàn diện, lộ trình, các nguồn lực và các cơ quan/ngành tham gia, trong đó ít nhất có nông nghiệp, y tế, công thương, khoa học công nghệ, du lịch. Và bởi nó liên quan đến nhiều ngành, việc triển khai kế hoạch này cần do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo./.

Nguồn:Kinh tế thảo dược - hướng tiếp cận để phát triển dược liệu ở Việt Nam

Trần Văn Ơn PGS, TS, Trường Đại học Dược Hà Nội
hssk.tapchicongsan.org.vn

Tin liên quan

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025

Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ban hành công văn số 3847/QLD-KD ngày 2/12/2024 về việc đảm bảo cung ứng thuốc dự phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Dự báo thời tiết ngày 3/12/2024: Bắc Bộ có sương mù nhẹ rải rác

Dự báo thời tiết ngày 3/12/2024: Bắc Bộ có sương mù nhẹ rải rác

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trong ngày 3/12/2024.
Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”

Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”

Mới đây, Bộ Y tế có quyết định số 3594/QĐ-BYT ngày 29/11/2024 ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030".

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn chuẩn y ông Nguyễn Đăng Trình - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc PVOIL giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy PVOIL nhiệm kỳ 2020-2025.
PV Power: Hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai

PV Power: Hướng tới nguồn năng lượng sạch cho tương lai

Trong nước, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) đang là một điểm sáng về chuyển dịch năng lượng.
TP.HCM: Tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

TP.HCM: Tăng tốc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

SKV - Ngày 28/11, tại Trung tâm Báo chí TP.HCM, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Nguyễn Ngọc Hồi chủ trì họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố tuần qua.
Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững

Vietsovpetro - Biểu tượng của tình hữu nghị tin cậy, bền vững

Hơn bốn thập kỷ qua, Liên doanh Vietsovpetro đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác bền chặt giữa hai dân tộc Việt - Nga, là đơn vị tiên phong trong ngành Dầu khí Việt Nam, sở hữu tiềm lực lớn mạnh về cơ sở vật chất hạ tầng, tài chính và nhân lực.
Eximbank khai phá, mở rộng thị truờng miền Bắc tiềm năng

Eximbank khai phá, mở rộng thị truờng miền Bắc tiềm năng

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, Eximbank thống nhất chuyển trụ sở về địa điểm mới là số 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”

Vinamilk: Một thương hiệu quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”

Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia. Đáng chú ý, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa bột trẻ em Dielac, Sữa chua ăn Vinamilk… đều là những sản phẩm được vinh danh Thương hiệu quốc gia. Đó thực sự là một hành trình tiên phong để mang thương hiệu Việt đi ra thế giới và ngày càng nâng cao giá trị.

Các tin khác

Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội

Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội

Mỗi hộp Sữa hạt Cao đạm Vinamilk chứa 12g đạm chủ yếu từ đậu Hà Lan, tương đương lượng đạm trong khoảng 50g ức gà, cũng là sản phẩm có tỉ lệ đạm thực vật (không đậu nành) cao nhất trong ngành sữa thực vật tại Việt Nam, nay có mặt trong 11.000 bộ race-kit của các VĐV VnExpress Marathon Hà Nội.
Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia

Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia

SKV - Ngày 25/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia, Rượu, Nước Giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia. Báo cáo đưa ra các phân tích toàn diện về tác động kinh tế, xã hội, và đề xuất phương án tối ưu, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ngân sách nhà nước, ngành sản xuất và người tiêu dùng.
Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Truyền thống tự hào của ngành Dầu khí

Hơn 6 thập kỷ vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ hy sinh, các thế hệ người dầu khí đã dày công gây dựng nên một ngành Dầu khí Việt Nam hùng mạnh.
Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Petrovietnam là doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

Với số nộp ngân sách nhà nước năm 2023 ghi nhận đạt gần 95.000 tỷ đồng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) dẫn đầu VNTAX 200 - Danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.
VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu

Sáng ngày 21/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP HCM, lễ khai mạc Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ Dược liệu toàn quốc lần thứ hai - VIETRAMED EXPO 2024 - đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Bước đột phá Hogi Mart: Siêu dự án 1.000 cửa hàng chính thức khởi động

Bước đột phá Hogi Mart: Siêu dự án 1.000 cửa hàng chính thức khởi động

Ngày 20/11/2024, sự kiện giới thiệu “Siêu dự án 1.000 Hogi Mart” do HCN Holding - Hogi Group tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp tại tầng 2, số 25-27 ngõ 214 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội. Chương trình thu hút sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư và đối tác tiềm năng trong lĩnh vực bán lẻ.
VietinBank dẫn đầu ngành Ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

VietinBank dẫn đầu ngành Ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành Ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024

Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024, nằm trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng đều tăng trưởng.
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững

Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững

Vinamilk tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và dẫn đầu của ở cả khía cạnh quản trị lẫn phát triển bền vững qua các kết quả nổi bật tại Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2024 với hơn 500 doanh nghiệp tham gia.
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng

Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng

Đại diện Eximbank vừa gửi thông tin đến báo chí liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước thanh tra hoạt động của ngân hàng này.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Phiên bản di động