Mới nhất Đọc nhiều
Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y

Theo đông y, Liên Kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng. Liên kiều tán chữa kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ)...
Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y
Quả liên kiều (nguồn internet)

Liên Kiều còn gọi là trúc căn, hoàng thọ đan, hạn liên tử. Tên khoa học Forsythia suspensa Vahl. Thuộc họ Nhài Oleacae. Liên kiều (Fructus Forsythiae) là quả phơi hay sấy khô của cây liên kiều.

A. Mô tả cây

Liên kiều là một cây cao từ 2 đến 4m. Cành non gần như 4 cạnh có nhiều đốt; giữa các đốt thân rỗng, bì không rõ. Lá đơn mọc đối hoặc có khi mọc thành vòng 3 lá, cuống dài 0,8-2cm. Phiến lá hình trứng, dài 3-7cm, rộng 2-4cm, mép có răng cưa không đều, chất lá hơi dai. Hoa màu vàng tươi. Đài và tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thuỳ. 2 nhị thấp hơn tràng. Nhuỵ có 2 nuốm. Quả khô, hình trứng dẹt, dài 1,5-2cm, rộng 0,5- 1cm, hai bên có cạnh lồi, đầu nhọn, khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hay chỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu nâu nhạt. Trong quả có nhiều hạt, nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại một ít. Mùa hoa tạiTrung Quốc: tháng 3-5; mùa quả: tháng 7-8.

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây liên kiều chưa thấy ở Việt Nam. Hiện nay vị liên kiều ta dùng vẫn phải nhập từ Trung Quốc.

Cây này chủ yếu mọc ở Trung Quốc (Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Cam Túc). Còn mọc ở Nhật Bản. Tại nhiều nơi đó người ta còn trồng dùng làm cảnh.

Dùng làm thuốc có khi người ta chia làm thanh kiều và lão kiều. Thanh kiều hái vào các tháng 8-9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi, rồi lấy ra phơi hay sấy khô. Lão kiều hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng.

Thanh kiều và lão kiều cũng giống nhau, nhưng thanh kiều phần nhiều đầu quả chưa tách ra như mỏ chim mở, hạt còn nguyên không rơi rụng. Lão kiểu không có mùi đặc biệt, vị đắng.

C. Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu sơ bộ của Hệ dược học, Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh thì trong thanh liên kiều có chừng 4,89% saponin và 0,2% ancaloit (Trung được chí - Bắc Kinh 1959).

Theo Tăng Quảng Phương (1936, Trung Hoa Y học tạp chí) thì trong liên kiều có một glucozit gọi là phylirin C H48O16, saponin, vitamin P và tinh dầu.

Liên Kiều- Nguồn Dược liệu quý trong Đông Y
Cây liên kiều

D. Công dụng và liều dùng

Tính vị liên kiều theo đông y: Vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng tán khách nhiệt ở các kinh, chữa sang thũng.

Hoặc giả còn nói liên kiều tán chữa kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thuỷ đạo, sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, bài nùng (tiêu mủ).

Tính chất theo nhân dân thường dùng: Dùng trong những trường hợp vi huyết quản dễ vỡ đứt, chữa mụn nhọt, ghẻ lở, giải độc, tràng nhạc. Còn dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa nôn mửa, thông kinh nguyệt.

Ngày dùng 6-12g (nếu dùng phối hợp với các vị thuốc khác) hoặc với liều 10-30g (nếu dùng một vị này thôi). Dùng dưới hình thức thuốc sắc để uống hay để rửa ngoài.

E. Đơn thuốc có liên kiều

Chữa tràng nhạc và ổ gà (viêm hạch ở nách)

Đơn thuốc thứ nhất : Liên kiều và vừng đen hai vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.

Đơn thuốc thứ hai gồm nhiều vị : Liên kiều 8g, hạ khô thảo 6g, hải tảo 5g, cam thảo 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Kinh nghiệm của Duyệp Quyết Tuyền).

Đơn thuốc chữa sưng vú: Liên kiều 6g, bồ công anh 5g, kim ngân hoa 4g, gai bồ kết 3g, nước 500ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Ánh Nguyệt- Văn Thuỷ

Tin liên quan

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Khế Rừng: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Trong đông y có một loài cây có tên gọi rất đặc biệt là cây cháy nhà, nhưng không phải loài cây này là nguyên nhân gây ra những vụ cháy, mà đây là một vị dược liệu quý với những bài thuốc điều trị bệnh rất hay.
Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Cây trầu không- Dược liệu quý trong đông Y

Trầu không ngoài công dụng dùng để ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), nhân dân nhiều nơi còn dùng lá trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa những vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch bạch huyết,...
Cảo bản: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Cảo bản: Dược liệu quý chữa được nhiều chứng bệnh

Theo các tài liệu cổ, Cảo bản có vị cay, ôn, không độc, có năng lực tán phong, hàn, chữa chứng nhức óc, là thuốc khu phong, chữa ung nhọt, thường dùng chữa chứng âm hộ lạnh, sưng đau nhức, nhức đầu, còn dùng gội đầu cho sạch gầu.

Cùng chuyên mục

Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Xây dựng danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng

Tại Hà Nội, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) vừa phối hợp với Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam tổ chức hội thảo “Góp ý danh mục bài thuốc cổ truyền miễn thử lâm sàng”.
Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Chữa viêm loét dạ dày từ thảo dược thiên nhiên

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất. Khi được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng. Việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong điều trị bệnh lý về lao, phổi

Ngày 24/4, Bệnh viện Phổi Trung ương công bố quyết định thành lập Khoa Y học cổ truyền nhằm đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

18 bài thuốc hữu ích từ cây chi tử

Cây chi tử được xem là dược liệu tốt có thể điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau như: viêm gan cấp, đại tiện ra máu, bong gân, trĩ,…
Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Những bài thuốc từ dược liệu hoàng kỳ

Hoàng kỳ được người trong dân gian lưu truyền và hiện nay được Y học hiện đại nghiên cứu về các ứng dụng của dược liệu đối với sức khỏe.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.

Các tin khác

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong - phương thuốc vừa thơm vừa ngọt

Mật ong có vị ngọt, tính bình, bổ, nhuận phế trừ ho, chống đau, giải độc, mềm và sánh có thể dung hòa bách bệnh, là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu được trong ngành y dược.
Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Điều trị say nóng say nắng theo y học cổ truyền

Say nóng, say nắng là tình trạng mất nước kèm theo rối loạn trung khu điều hoà thân nhiệt cấp tính.
Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

Lương y Cao Thanh Thanh Tâm và phương pháp chữa bệnh cứu người bí ẩn diệu kỳ

SKV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y phải như từ mẫu”, với sự tận tâm, hết lòng, hết sức chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, lương y Cao Thanh Thanh Tâm, luôn được bệnh nhân và đồng nghiệp trên mọi miền tin yêu, quý trọng bởi tài năng và đức độ của chị dành cho hàng chục ngàn bệnh nhân ở Việt Nam và nước ngoài.
Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu

Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp để rà soát khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu dược liệu theo Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Thảo luận, trao đổi các nghiên cứu về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên

Ngày 15/4, Hội Khoa học gặp gỡ Việt Nam (Pháp), Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất về cây dược liệu và hợp chất thiên nhiên tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Cách tự bấm huyệt chữa bệnh tại nhà

Bấm huyệt là một cách có thể giúp giảm bớt sự khó chịu do buồn nôn.
Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Ngủ ngon nhờ bí quyết từ 5 cây thuốc quen thuộc

Chữa mất ngủ bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Dưới đây là 5 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.
Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Những công dụng của phương pháp bấm huyệt

Bấm huyệt đã được sử dụng trong hàng ngàn năm như một liệu pháp chữa trị cho nhiều triệu chứng và bệnh tật.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện 35/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ lá cây vọng cách

Cây vọng cách hay cây cách, lá cách... là một loại cây mọc hoang phổ biến. Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay từ lá vọng cách. Cùng tìm hiểu lá vọng cách chữa bệnh gì,... trong bài viết sau đây.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động