Mạ mân – cây thuốc trị bệnh gan
Mạ mân – cây thuốc trị bệnh gan
Theo từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1 của Võ Văn Chi, Mạ mân là cây thuộc họ Đậu – Fabacea, còn có tên gọi khác là Thai moa, Lốt lài, Cóc kèn Balansa. Tên khoa học là Aganope balansae (Gagnep.) Phan Ke Loc.
Cây gỗ nhỏ, cao tới 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông. Lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân bên 5-6 đôi, cuống phụ đến 1cm. Chùy hoa ở nách lá. Quả dẹp dài đến 10cm, rộng 4cm, có 2 cánh rộng đến 8mm, màu nâu đỏ, hạt 1-2. Cây phân bố chủ yếu ở vùng núi đông bắc Việt Nam. Theo kinh nghiệm lưu truyền của người bản địa Mạ mân được dùng để điều trị các bệnh về gan. Trong từ điển có ghi tác dụng bảo vệ gan, chống viêm, lợi mật. Bộ phận dùng là thân gỗ và rễ cây.
Thực tế có nhiều lương y từ lâu đã dùng cây Mạ mân điều trị đối với viêm gan, vàng da, cổ trướng nhưng vì chưa có các nghiên cứu chứng minh nên chưa được công bố rộng rãi. Theo thông tin của Viện Dược liệu, Bộ Y tế, năm 1987 nhóm nghiên cứu của Viện Dược liệu DS. Phạm Duy Mai và CS – Phòng Dược lý Sinh hoá đã kết hợp với trạm nghiên cứu Dược liệu tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu một số tác dụng chống viêm gan trên invitro cho kết quả tốt, đặc biệt đã thử độc tính của dịch chiết nước thân và rễ cây, kết luận dược liệu không có độc tính. Năm 2006 dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Nguyễn Duy Thuần nghiên cứu sinh Trần Quốc Toản đã thực hiện và bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ (năm 2012) với đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và một số tác dụng dược lý của cây Mạ mân (Aganope balansae (Gagnep.) Phan Ke Loc, Fabaceae)”
Kết quả nghiên cứu đã xác định được trong rễ và thân cây đều có 7 nhóm chất: Alcaloid, Acid hữu cơ, Flavonoid, Tanin, đường, tinh dầu và Polysaccharid. Trong lá cây có 4 nhóm chất: Acid hữu cơ, Tanin, tinh dầu và Polysaccharid. Đặc biệt trong thân và rễ cây có nhiều hợp chất quý đã được chiết xuất và phân lập thuộc nhóm Glycosphingolipid và dẫn chất của Chalcone. Nghiên cứu chứng minh thân rễ có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và lợi mật rất tốt trên thực nghiệm.
Nghiên cứu tác dụng dược lý trên gan của cây Mạ mân:
- Tác dụng bảo vệ gan: Saponin toàn phần liều 33mg/kg và 66mg/kg, cao nước liều 165mg/kg và 330mg/kg đều có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây viêm gan bằng paracetamol liều cao ở chuột nhắt trắng.
- Tác dụng chống viêm: Saponin toàn phần liều 20mg/kg và 40 mg/kg, cao nước liều 100mg/kg và 200mg/kg đều có tác dụng chống viêm cấp và tác dụng chống viêm mạn trên chuột cống trắng.
- Tác dụng lợi mật: Saponin toàn phần liều 33mg/kg và 66mg/kg, cao nước liều 165mg/kg và 330mg/kg đều có tác dụng lợi mật trên chuột nhắt trắng.
Các tác giả Trần Quốc Toản, Vũ Thị Ngọc Thanh, Hoàng Thái Hoa Cương, Nguyễn Duy Thuần đã công bố kết quả nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của rễ cây Mạ mân trên Tạp chí dược học số 396-tháng 4/2009. Kết quả cao nước cả hai liều 330mg/kg và 165mg/kg, cắn n – butanol cả hai liều 66mg/kg và 33mg/kg chiết xuất từ rễ cây Mạ mân đều có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan cấp bằng paracetamol trên chuột nhắt trắng. Cao nước liều 165mg/kg và cắn n – butanol liều 33mg/kg thể hiện tác dụng bảo vệ gan tốt nhất, tác dụng tương đương nhau và làm giảm ALT mạnh hơn silymarin 67mg/kg.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy cả hai dạng bào chế chiết xuất từ rễ Mạ mân- saponin toàn phần và cao nước với 2 liều khác nhau đều có tác dụng chống viêm cấp, chống viêm mạn và tác dụng lợi mật.
Các nghiên cứu này chứng minh kinh nghiệm sử dụng cây Mạ mân của đồng bào dân tộc làm thuốc chống viêm gan, chữa các bệnh về gan là có cơ sở khoa học.
Nguồn: Mạ mân – cây thuốc trị bệnh gan
Tin liên quan
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản
16:36 | 20/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc
07:00 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh
07:15 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
08:11 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý
19:27 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông
06:45 | 16/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương
07:00 | 15/12/2024 Y học cổ truyền
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
07:00 | 13/12/2024 Y học cổ truyền
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô
07:00 | 12/12/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi
07:00 | 09/12/2024 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc từ quả cam
10:22 | 06/12/2024 Y học cổ truyền
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk
17:49 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
14:51 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp
07:00 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
2 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội