Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch và còn được gọi là Tết Đoan Dương và cái tên dân dã được nhiều người biết đến nhất là "Tết giết sâu bọ".
Lợi ích tuyệt vời của quả vải trong mâm trái cây ngày Tết Đoan Ngọ

Năm nay, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào thứ Hai ngày 10/6. Ngày tết này mỗi nhà không cần chuẩn bị cỗ mặn phức tạp, chỉ cần có mâm lễ cúng hoa quả gọn gàng, đơn giản để dâng gia tiên cũng như mong cầu sức khỏe cho cả gia đình.

Mỗi món trong mâm cúng không chỉ đậm nét văn hóa, mà còn ẩn chứa những điều nhiều người chưa biết.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Một mâm cúng Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: IT)

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ

Ngày xưa, vào một mùa vụ thành công và bội thu, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến phá nát mọi thứ. Nhân dân lo lắng không biết làm thế nào để giải trừ được nạn sâu bọ này.

Bỗng nhiên có một ông lão từ xa đến xưng là Đôi Truân, đã chỉ cho người dân mỗi nhà lập một bàn cúng gồm bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi.

Từ đó về sau, nông dân lại lập bàn cúng để giải trừ sâu bọ và từ đó ngày 5/5 Âm lịch là ngày "Tết diệt sâu bọ" và còn gọi là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Bên cạnh ý nghĩa tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng, người Việt còn cho rằng đây là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa.

Người xưa quan niệm bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại không phải lúc nào cũng diệt được. Nhưng chỉ có ngày mùng 5/5, các loại ký sinh này thường ngoi lên và đây là thời cơ để con người ăn những thức ăn có vị chua, chát để loại bỏ chúng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ trong mâm lễ của mọi nhà không thể thiếu được những đĩa hoa quả đặc trưng của mùa như vải, mận... và cơm rượu nếp hoặc rượu cẩm.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Theo quan niệm, Tết Đoan Ngọ còn là dịp để giải trừ bệnh tật trong thời điểm giao mùa. (Ảnh: IT)

Trái cây

Tháng 5 Âm lịch là mùa của những trái vải, mận. Hương vị của trái cây ngọt bùi và chua thanh càng làm cho ngày Tết trở nên đậm đà.

Còn ở miền Nam, trái cây được ưa chuộng gồm xoài, chôm chôm, dưa hấu, vải... vì đây là các loại trái cây đặc sản của vùng này. Khi bày cúng và ăn các loại quả này người dân nơi đây gửi gắm mong ước mùa màng sẽ tươi tốt, mầm bệnh bị tiêu diệt, cây trái sinh sôi nảy nở.

Hoa tươi

Việt Nam có rất nhiều loại hoa đẹp nhưng vào dịp Tết này loại hoa được ưa chuộng nhất để chưng trên bàn thờ là hoa sen. Hoa sen có vẻ đẹp thuần khiết, vừa thanh tao vừa e ấp.

Ngoài ra còn có nhiều loại hoa khác được bày lên mâm lễ cúng như hoa nhài, hoa cau, hoa mẫu đơn đỏ...

Cơm rượu nếp cái hoặc rượu cẩm

Ở cả 3 miền của đất nước, người dân đều tin rằng ăn cơm rượu nếp cái/rượu cẩm và uống rượu vào ngày này giúp diệt sâu bọ.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái." Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Bánh gio

Bánh gio có nhiều tên gọi khác nhau như bánh ú, bánh ú tro và bánh âm và tùy theo vùng miền sẽ có nhiều biến thể và được gói dưới nhiều hình dạng khác nhau. Bánh được làm bằng gạo đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm và gói trong lá chuối.

Bánh có vị ngọt vừa, mềm dẻo, màu trong đặc trưng, dễ ăn, dễ tiêu, mát ruột. Nếu là bánh gio không nhân thường được ăn với mạch nha hoặc đường mật mía.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có hoa quả và rượu nếp. (Ảnh: IT)

Thịt vịt

Vào một vài ngày trước và cả trong dịp mùng 5/5 hằng năm, hầu như các khu chợ ở miền Bắc và miền Trung luôn rộn rã việc mua bán vịt sống vì các gia đình thường làm nhiều món từ vịt.

Người miền Trung quan niệm rằng từ ngày 5/5 trở đi vịt đã bắt đầu vào mùa, béo, nhiều thịt hơn. Vì vậy hầu hết các gia đình sẽ chọn mua và chế biến các món ngon từ vịt như vịt luộc, vịt quay, vịt tiềm...

Các loại chè

Hai món chè không thể thiếu trong ngày này là chè hạt sen và chè đậu đen - hai loại chè có tác dụng giải nhiệt tốt.

Thời tiết tháng 5 mưa nắng thất thường dễ gây ra các loại bệnh vặt, nên việc ăn chè trong ngày này được nhiều người lựa chọn để phòng bệnh và cầu mong mang lại sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều gia đình còn làm chè trôi nước. Những viên chè tròn đầy, đẹp mắt, vị thơm ngọt ngào lại mang nhiều ý nghĩa nên được nhiều đời con cháu dùng để dâng cúng lên đất trời, tổ tiên cầu mong vạn sự may mắn.

Chè kê là chè được nấu từ hạt kê đã loại bỏ lớp vỏ, ngâm rồi đun sôi đến khi nở mềm. Sau đó người ta thêm nước đường cùng chút gừng vào nồi hạt kê đang sôi là đã hoàn thành. Chè có kết cấu sền sệt, màu vàng ươm, thơm phức và ngọt ngào nữa.

Theo chuyên gia phong thủy, các khung giờ đẹp để tiến hành nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ năm 2024 như sau:

- Giờ đẹp nhất là giờ Nhâm Ngọ từ 11h đến 13h.

- Sớm hơn có giờ Canh Thìn từ 7h đến 9h.

- Muộn hơn có giờ Quý Mùi từ 13h đến 15h.

- Cuối cùng trong ngày là giờ Bính Tuất từ 19h đến 21h.

Lam Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

MC Bảo Nhật – Người dẫn chương trình uy tín với tâm huyết vì sức khỏe cộng đồng

MC Bảo Nhật – Người dẫn chương trình uy tín với tâm huyết vì sức khỏe cộng đồng

Trong làn sóng truyền thông về sức khỏe ngày càng phát triển, vai trò của người dẫn chương trình không chỉ là truyền tải thông tin, mà còn là kết nối, định hướng và truyền cảm hứng. MC Bảo Nhật (tên đầy đủ: Lâm Bảo Nhật), hiện đang công tác tại Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, là một trong những gương mặt tiêu biểu dẫn dắt nhiều chương trình lớn về y tế, sức khỏe và cộng đồng.
Đảm bảo cán bộ y tế thường trực tại các điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Đảm bảo cán bộ y tế thường trực tại các điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế bảo đảm luôn có các cán bộ y tế thường trực tại các điểm thi để tổ chức thực hiện công tác y tế, bao gồm: cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; vệ sinh môi trường; phòng chống dịch bệnh; an toàn thực phẩm; cấp cứu khẩn cấp...
Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng nâng giá thuốc sai quy định

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng nâng giá thuốc sai quy định

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, nâng giá thuốc sai quy định, nhất là thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; đồng thời phải chủ động ngăn chặn hành vi gian lận, trục lợi quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT).

Cùng chuyên mục

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc

Y học cổ truyền là “y học bằng chứng” tinh hoa của dân tộc

Bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc quý Việt Nam luôn là khát khao của rất nhiều thế hệ thầy thuốc, lương y, nhằm nâng tầm dược liệu Việt Nam, góp phần chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho đông đảo người dân. Nhân dịp năm mới Giáp Thìn 2024. Sức khỏe Việt có cuộc phỏng vấn TTND, GS.TS. Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Đào tạo Trung y Thế giới, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Kinh tế Nam dược - Không chỉ là chuyện tiền bạc

Kinh tế Nam dược - Không chỉ là chuyện tiền bạc

Trong Bản đồ cơ hội đầu tư hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam do UNDP công bố tháng 12/2022 thì lĩnh vực dược phẩm - sản xuất nguyên liệu, thuốc hoặc thực phẩm chức năng từ thảo dược - là một trong 14 lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư. Việt Nam là một trong 15 nước trên thế giới có nguồn dược liệu đa dạng với nhiều loại cây thuốc đặc hữu, có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao cùng nền y học cổ truyền lâu đời.
Đắk Lắk: Công bố quyết định giải thể, thành lập mới ban CHQS cấp xã

Đắk Lắk: Công bố quyết định giải thể, thành lập mới ban CHQS cấp xã

SKV- Thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức lại lực lượng vũ trang địa phương theo chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, sáng ngày 23-6, Đảng ủy - Ban CHQS huyện Krông Pắc tổ chức hội nghị công bố quyết định giải thể, thành lập Ban CHQS cấp xã. Trung tá Trương Viết Tuấn - Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Ban CHQS huyện dự và chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng truyền thông, giao tiếp ứng xử cho nhân viên y tế

Đắk Lắk: Nâng cao kỹ năng truyền thông, giao tiếp ứng xử cho nhân viên y tế

SKV- Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông, giao tiếp, ứng xử tại các cơ sở y tế. Lớp tập huấn đã thu hút hơn 50 cán bộ, nhân viên y tế tham gia.
Lâm Đồng: Hơn 149,7 tỷ đồng trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên trong 6 tháng đầu năm

Lâm Đồng: Hơn 149,7 tỷ đồng trợ cấp bảo trợ xã hội thường xuyên trong 6 tháng đầu năm

SKV - Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh có 36.427 người nhận trợ cấp thường xuyên với kinh phí thực hiện hơn 149,7 tỷ đồng.
Yên Bái tổ chức pháo hoa tầm thấp mừng kỷ niệm 80 năm Đảng bộ và chào đón tỉnh Lào Cai mới

Yên Bái tổ chức pháo hoa tầm thấp mừng kỷ niệm 80 năm Đảng bộ và chào đón tỉnh Lào Cai mới

Tối 29/6/2025, tại Quảng trường 19/8 (TP Yên Bái), tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt, kết hợp màn bắn pháo hoa tầm thấp gồm 90–120 giàn, mừng 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và chào đón tỉnh Lào Cai mới.

Các tin khác

Đắk Lắk: Đại hội Đảng bộ Trung đoàn 584 lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đắk Lắk: Đại hội Đảng bộ Trung đoàn 584 lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

SKV- Vừa qua, Đảng bộ Trung đoàn 584 (Đảng ủy Quân sự tỉnh Đắk Lắk) vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Lê Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Đắk Lắk dự và phát biểu chỉ đạo đại hội.
Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

Thực hiện các Công điện và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả, Cục Quản lý y dược cổ truyền đề nghị các địa phương tiếp tục tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Báo chí Cách mạng Việt Nam: “Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin”

Trong cuộc trao đổi nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Tạp chí Sức Khỏe Việt: 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam vững bước trên hành trình truyền thông y học cổ truyền

Tạp chí Sức Khỏe Việt: 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam vững bước trên hành trình truyền thông y học cổ truyền

ThS, Nhà báo Chúc Kim Vinh - Tổng Biên tập Tạp chí Sức Khỏe Việt: "Báo chí Cách mạng Việt Nam là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng – văn hóa, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tạp chí Sức Khỏe Việt tự hào là một phần trong dòng chảy đó, luôn nhiệt huyết với sứ mệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng”.
Giải pháp tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tri thức khoa học

Giải pháp tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tri thức khoa học

Các đại biểu cho rằng, để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển bền vững, cần chú trọng nâng cao năng lực quản trị tổ chức nghiên cứu, đẩy mạnh truyền thông khoa học và mở rộng liên kết giữa viện, trường, doanh nghiệp và địa phương. Đây là nền tảng hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, góp phần đa dạng hóa nguồn lực và phát huy hiệu quả đóng góp của các tổ chức khoa học và công nghệ trong thời kỳ chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tri thức.
Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

Quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực y, dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 15/2025/TT-BYT quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Phát hiện hàng loạt cơ sở dược và mỹ phẩm vi phạm

Phát hiện hàng loạt cơ sở dược và mỹ phẩm vi phạm

Ngày 18/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông tin về kết quả thực hiện tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025.
Tăng cường hợp tác, thúc đẩy vai trò của các tổ chức Khoa học và Công nghệ

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy vai trò của các tổ chức Khoa học và Công nghệ

Sáng 18/6/2025, tại Hà Nội, Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á – Việt Nam (SEARAV) đã tổ chức buổi chia sẻ thảo luận “Tăng cường hợp tác, thúc đẩy vai trò của các tổ chức KHCN – huy động nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ bền vững trong thời đại mới”. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang sắp xếp lại bộ máy và địa giới hành chính trong cả nước. Riêng đối với các tổ chức phi Chính phủ thì đây là một hội thảo hết sức ý nghĩa cho việc củng cố và phát triển các tổ chức ngoài công lập trong thời gian tới.
Quảng Bình và Quảng Trị hoàn thiện nhân sự, trụ sở sau hợp nhất

Quảng Bình và Quảng Trị hoàn thiện nhân sự, trụ sở sau hợp nhất

Ngày 18/6, Ban Chỉ đạo hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị tiến hành phiên họp lần thứ hai theo hình thức trực tuyến để triển khai một số nội dung quan trọng.
THPT Chuyên Sư phạm, ngôi trường của những giấc mơ lớn

THPT Chuyên Sư phạm, ngôi trường của những giấc mơ lớn

Từ hơn nửa thế kỷ trước, giữa những năm tháng đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh, lớp Toán đặc biệt đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội ra đời như một mầm xanh hy vọng của giáo dục Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ một lớp chuyên toán sơ khai, Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội (thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội) nay đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo trung học phổ thông danh tiếng nhất cả nước.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động