Ngũ vị tử có tác dụng gì? Cách dùng chữa bệnh chuẩn y học
Ngũ vị tử là dược liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Nhưng không phải ai cũng biết rõ về dược liệu này. Vậy nên, bài viết dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc trị bệnh phổ biến, giúp người dùng chủ động nắm bắt thông tin để sử dụng đúng cách, an toàn nhất.
Tổng quan dược liệu ngũ vị tử
Ngũ vị tử là quả của cây ngũ vị, có nhiều tên gọi khác như huyền cập, ngũ mai tử, tên khoa học là Fructus Schisandrae chinensis, thuộc họ Ngũ vị Schisandraceae.
Đặc điểm hình dạng
Cây ngũ vị sở hữu những đặc điểm riêng biệt, dễ nhận biết, cụ thể như sau:
- Thân cây: Ngũ vị là cây dây leo lâu năm, chiều dài trung bình từ 5 – 7m, nhiều cây có thể dài đến 10m. Thân cây có màu xám nâu, càng lâu năm sẽ càng nhiều nốt sần xung quanh.
- Lá cây: Lá cây ngũ vị mọc so le, dài từ 5 – 11cm, rộng từ 3 – 7cm, hình trứng, đầu lá dạng mũi nhọn, mép xung quanh dạng răng cưa nhỏ. Mặt trên lá màu lục sẫm, nhẵn bóng. Mặt dưới màu nhạt hơn, có nhiều đường gân và được phủ 1 lớp lông ngắn. Cuống lá dài khoảng 1.5 – 3cm.
- Hoa: Hoa đơn tính, khác gốc, tràng hoa có từ 6 – 9 cánh, màu vàng trắng và có hương thơm nhẹ. Cây ngũ vị thường nở hoa từ tháng 5 đến tháng 7.
- Quả ngũ vị tử: Quả mọng, hình cầu với đường kính từ 5 – 7mm. Khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm. Quả có từ 1 – 2 hạt hình thận, vỏ hạt mỏng. Thịt quả vị chua, thơm nhẹ. Mùa ra quả từ tháng 8 đến tháng 9.
Phân bố
Ngũ vị là loài cây ưa sáng, thường xanh, ưa sống tại các vùng có khí hậu ẩm như núi cao từ 1300 – 1600, ven rừng ẩm, các bờ nương rẫy hoặc mọc lẫn trong khu vực rừng non đang tái sinh.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng hiện nay có mặt phổ biến tại các tỉnh của Việt Nam như tỉnh Lào Cai, Lai Châu, đặc biệt được tìm thấy nhiều tại Xà Xén ( thuộc xã Sapa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
Thu hoạch và sơ chế
Bộ phận được thu hái làm dược liệu là quả. Thường được thu hái vào mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 9. Quả có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô. Một số cách bào chế ngũ vị tử phổ biến như sau:
- Dùng tươi: Sau khi quả được thu hoạch sẽ đem rửa sạch, loại bỏ cuống và các tạp chất. Sau đó giã vụn để dùng.
- Chế dấm: Dùng ngũ vị tử đã được rửa sạch trộn với 1 lượng dấm vừa đủ, sau đó cho vào nồi, đậy nắp kín rồi đồ đến khi có màu đen. Đem quả đã đồ chín ra phơi hoặc sấy khô. Thành phẩm có màu nâu đỏ sẫm, hơi sáng bóng, có tinh dầu, thịt quả mềm và dính chặt với hạt.
Thành phần hóa học
Sau khi phân tích thành phần hóa học của ngũ vị tử, chuyên gia cho biết trong dược liệu này có chứa 0,89% dầu dễ bay hơi (bao gồm sesquicarene, a-ylangene, 2-bisabolene-chamigrene), khoảng 5% lignans, 9,11% axit hữu cơ. Hạt chứa 33% dầu béo.
Ngoài ra, trong thành phần dược liệu có chứa một số chất khác như citral, sterol, vitamin C, vitamin E, diệp lục, nhựa, tanin, đường.
Xem thêm: Cây Nhân Trần: Khám Phá Công Dụng Và 8 Bài Thuốc Dân Gian Trị Bệnh
Ngũ vị tử có tác dụng gì? Chuyên gia giải đáp
Trước đây, ngũ vị tử được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Tuy nhiên hiện nay, các tác dụng của ngũ vị tử đã được Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh hiệu quả.
Theo Y học cổ truyền
Ngũ vị tử có vị chua, tính ôn, đi vào kinh phế và thận. Dược liệu có tác dụng an thần, bổ thận, liễm phế, chỉ hãn sáp tinh, chỉ tả sinh tân, chỉ khát. Được dùng trong chữa trị viêm khí phế quản mạn tính, sốt nhiễm khuẩn, mất nước, hồi hộp, tim đập mạnh loạn nhịp, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mê man, lú lẫn, giảm trí nhớ.
Theo Y học hiện đại
Công dụng của ngũ vị tử đã được các chuyên gia nghiên cứu và phân tích. Theo đó, các hoạt chất trong quả tác động tích cực đến các hệ cơ quan trong cơ thể:
- Hệ tim mạch: Giúp điều hòa tuần hoàn màu, ổn định huyết áp. Trong trường hợp huyết áp tăng cao, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, tắc nghẽn mạch máu,…
- Hệ hô hấp: Ngũ vị tử có tác dụng điều chỉnh hệ hô hấp, giúp long đờm, giảm ho hiệu quả.
- Hệ thần kinh: Hoạt chất trong dược liệu có tác dụng giảm đau, an thần, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đồng thời kích thích trí não, tăng khả năng tập trung thực hiện phản xạ có điều kiện.
- Hệ miễn dịch: Huyền cập có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh như trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả, khuẩn kiết lị, tụ cầu vàng, cầu khuẩn viêm phổi, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh,… Đồng thời ức chế sự phát triển của gốc tự do, nhờ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tối đa.
Ngoài ra, sử dụng dược liệu đúng cách sẽ giúp phục hồi và tăng cường chức năng gan, giảm nhanh nồng độ ALT huyết thanh và kích thích hệ thống enzym cytochrom P450 giúp thúc đẩy chức năng giải độc.
8 bài thuốc sử dụng ngũ vị tử trị bệnh
Ngũ vị tử khi được kết hợp với các dược liệu phù hợp sẽ giúp phát huy hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là các bài thuốc từ ngũ vị tử dược liệu được sử dụng phổ biến nhất.
1. Bài thuốc chữa tiêu chảy do tỳ thận dương hư
Sử dụng ngũ vị tử kết hợp cùng một số dược liệu khác như phá cố chỉ, nhục đậu khấu, ngô thù du, sinh khương và đại táo giúp điều trị hiệu quả chứng tiêu chảy do tỳ thận dương hư.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 6g ngũ vị tử; 12g phá cố chỉ; nhục đậu khấu, 4g ngô thù du.
- Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu trên đi tán nhỏ, có thể cho thêm sinh khương và đại táo để tăng hiệu quả. Mỗi ngày uống 10g, pha cùng 100ml nước sôi, uống khi còn ấm nóng.
2. Chữa cơ thể suy nhược do phế khí hư
Tình trạng suy nhược do phế khí hư thường gặp ở người suy hô hấp do tâm phế mạn, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, giãn phế. Bài thuốc sử dụng ngũ vị tử kết hợp thục địa và một số dược liệu khác giúp điều trị hiệu quả.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g ngũ vị tử; 12g thục địa, 12g tử uyển, 12g tang bạch bì, 10g đảng sâm, 10g hoàng kỳ.
- Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào ấm, sắc cùng 500ml nước, đợi đến khi nước cạn còn khoảng 350ml thì tắt bếp và rót nước ra cốc uống.
3. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể (do mất máu)
Đối với tình trạng suy nhược cơ thể xảy ra do mất máu, thiếu máu, thiếu dinh dưỡng,… khiến người bệnh mệt mỏi, thần sắc nhợt nhạt, chân tay lạnh có thể áp dụng bài thuốc sau đây:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 6g ngũ vị tử, 16g đảng sâm, 12g huyền sâm, 12g địa hoàng, thiên 10g môn, 10g mạch môn, 8g đan sâm, 8g phục linh, 8g viễn chí, 8g đương quy, 8g bá tử nhân, 8g toan táo nhân, cát cánh 6g.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào sắc với 600ml nước trong khoảng 20 phút. Lúc này nước trong ấm đã cạn còn khoảng 350 – 400ml thì tắt bếp, bạn rót nước ra cốc, đợi hạ nhiệt thì uống.
4. Bài thuốc chữa hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mãn tính gây nên tình trạng khó thở, đau thắt ngực, mệt mỏi, nhợt nhạt,…. Sử dụng bài thuốc kết hợp ngũ vị tử cùng các nguyên liệu khác như mạch môn, sa sâm bắc và tất ngưu để thuyên giảm tình trạng này.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 6g ngũ vị tử; 16g mạch môn; 12g sa sâm bắc, 12g ngưu tất.
- Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, nên uống thời điểm trước bữa ăn để đạt hiệu quả tối đa.
5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim
Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh cần được cấp cứu và đưa đến bệnh viện nhanh chóng. Để sức khỏe người bệnh nhanh chóng hồi phục có thể áp dụng bài thuốc từ ngũ vị tử như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 8g ngũ vị tử, 8g nhân sâm, 8g mạch môn, 6g cam thảo.
- Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu trên vào ấm, sắc cùng 300ml nước, đợi đến khi nước cạn còn khoảng 150ml thì tắt bếp và rót nước ra cốc uống.
6. Bài thuốc chữa thiếu máu
Bài thuốc này có tác dụng tăng sinh tế bào hồng cầu, thúc đẩy hoạt huyết giúp giảm nhanh các triệu chứng thiếu máu như da mặt xanh xao, mệt mỏi, chân tay lạnh,…
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g ngũ vị tử, 16g đảng sâm, 12g phục linh, 12g hoàng kỳ, 12g thục địa, 12g bạch thược, 12g đại táo, 10g đương quy, 10g viễn chí, 8g bạch truật, 6g quế tâm, 6g cam thảo, 6g trần bì, 2g gừng.
- Cách thực hiện: Chuẩn bị dược liệu theo đúng định lượng, sau đó cho vào sắc với 1 lít nước. Chờ khi nước sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp, rót ra bình để uống trong ngày.
7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não
Để giúp người bệnh tai biến mạch máu não mau hồi phục, bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, bài thuốc từ ngũ vị tử kết hợp cùng các dược liệu quý có tác dụng hoạt huyết, cải thiện tuần hoàn máu được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 8g ngũ vị tử, 12g mạch môn, 12g long cốt, 12g mẫu lệ, 12g, 8g nhân sâm, 8g phụ tử chế.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc nước, uống trước bữa ăn khoảng 30 phút, nên uống khi còn ấm nóng để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
8. Bài thuốc chữa bế kinh
Bế kinh là tình trạng kinh nguyệt rối loạn, không theo chu kỳ thông thường, thậm chí mất kinh hoàn toàn. Với tác dụng hoạt huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngũ vị tử được sử dụng phổ biến trong bài thuốc trị bệnh lý này,
- Chuẩn bị nguyên liệu: 40g ngũ vị tử, 120g bạch thược, 40g cam thảo, 40g hoàng kỳ, 40g a giao, 40g bán hạ chế, 40g phục linh, 40g dương quy, 40g sa sâm, 40g thục địa.
- Cách thực hiện: Cho toàn bộ các nguyên liệu trên tán nhỏ mịn, mỗi ngày uống từ 15 – 20g, đem pha với nước sôi và uống khi nước còn ấm nóng.
Một số câu hỏi liên quan đến cây ngũ vị tử
Ngoài các thông tin về đặc điểm, công dụng và bài thuốc trị bệnh, dưới đây là một số vấn đề về dược liệu nhận được sự quan tâm lớn từ người dùng.
- Nên dùng bao nhiêu ngũ vị tử mỗi ngày?
Liều lượng được khuyến nghị mỗi ngày là từ 1.5 -6g, liều cao có thể tới 12g. Tùy tình trạng bệnh, thầy thuốc sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Vậy nên, bạn không nên tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng nếu chưa được hướng dẫn.
- Ngũ vị tử có gây tác dụng phụ không?
Dù là dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng huyền cập có thể gây một số tác dụng phụ như: Dị ứng, nổi mẩn, phát ban, ợ chua, nóng rát thượng vị,… Tuy tác dụng phụ không quá phổ biến nhưng vẫn cần cẩn thận trước khi dùng.
- Ai không nên sử dụng dược liệu này?
Phụ nữ đang mang thai: Nếu dùng dược liệu sẽ làm tăng co bóp tử cung dễ dẫn đến động thai hoặc thậm chí sảy thai.
Người bị động kinh: Dược liệu có thể gây kích thích thần kinh trung ương làm bùng phát cơn động kinh.
Người bị bệnh về dạ dày: Các hoạt chất trong dược liệu có thể làm tăng tiết acid, khiến triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày hoặc trào người dạ dày thêm nghiêm trọng.
Người đang sử dụng thuốc Tây: Không nên dùng ngũ vị tử khi đang dùng thuốc Tacrolimus, thuốc Cytochrom P450 2C9, thuốc Cytochrom P450 3A4, Wafarin để tránh giảm hiệu quả trị bệnh.
Giá bán ngũ vị tử bao nhiêu? Mua ở đâu?
Giá ngũ vị tử hiện nay dao động từ 350.000 đồng – 400.000 đồng tùy từng thời điểm và tùy từng đơn vị cung cấp. Bạn có thể dễ dàng mua được dược liệu tại các nhà thuốc Đông y, các cửa hàng cung cấp dược liệu – thảo dược, hoặc tại các trung tâm nuôi trồng dược liệu. Với nhu cầu sử dụng tăng cao, các đơn vị cung cấp dược liệu này ngày càng nhiều. Nhưng bạn cần sàng lọc, lựa chọn kỹ càng, nên mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín., đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không sử dụng chất bảo quản hay hóa chất, phụ gia.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc ngũ vị tử đảm bảo hiệu quả và an toàn
Các loại dược liệu nói chung và ngũ vị tử nói riêng đều được ví như “con dao 2 lưỡi”, nếu áp dụng đúng cách dùng ngũ vị tử sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe, nhưng nếu sai cách sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý quan trọng khi sử dụng dược liệu này.
- Nếu sử dụng dược liệu ngâm rượu, người dùng chú ý không uống quá nhiều, mỗi ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi bữa chỉ sử dụng 10 – 15ml rượu ngũ vị tử. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.
- Các bài thuốc từ ngũ vị tử hoàn toàn từ thiên nhiên nên có độ an toàn cao, nhưng chính vì vậy, hiệu quả phát huy sẽ chậm hơn so với các loại thuốc Tây. Tùy cơ địa mỗi người, thời gian dược liệu phát huy tác dụng sẽ khác nhau. Thông thường từ 7 – 10 ngày, các triệu chứng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
- Nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y, người bệnh không nên sử dụng ngũ vị tử để tránh gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe.
- Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ dược liệu, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần đến ngay phòng khám, cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi.
Sử dụng ngũ vị tử đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Để hiệu quả cải thiện sức khỏe phát huy cao nhất, người bệnh đừng quên kết hợp cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập luyện thể thao giúp nâng cao đề kháng.
Tin liên quan
Đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con người
08:45 | 12/10/2024 Thông tin đa chiều
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
22:43 | 11/10/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 12/10/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
06:00 | 12/10/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Công dụng và bài thuốc từ cây nhội
10:30 | 11/10/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội