Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Xây dựng Hòa Bình liên tiếp muốn thoái vốn tại các công ty liên kết và công ty con trong bối cảnh kinh doanh gặp khó khăn, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản và nợ vay lớn hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu.
Xây dựng Hòa Bình cần làm gì khi nặng gánh nợ, khoản phải thu chiếm phần lớn tài sản? Công ty con về năng lượng tái tạo của Xây dựng Hòa Bình đang kinh doanh ra sao?

Tình hình tài chính tại Xây dựng Hòa Bình

Tính đến 31/3/2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) ghi nhận 14.892 tỷ đồng tổng tài sản, giảm nhẹ 2% so với đầu năm. Trong đó, có tới 71% tài sản của Xây dựng Hòa Bình nằm trong các khoản phải thu, ghi nhận hơn 10.618 tỷ đồng, gồm hơn 379 tỷ đồng khoản phải thu dài hạn và hơn 10.239 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn.

Trong đó, hai khoản mục chủ yếu là Phải thu ngắn hạn khách hàng ghi nhận hơn 7.016 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% và Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng hơn 2.594 tỷ đồng, giảm 16% so với đầu năm.

Đáng chú ý, nhiều khoản phải thu còn trở thành nợ xấu, khiến “ông lớn” ngành xây dựng này phải trích lập dự phòng rất lớn, lên tới hơn 2.387 tỷ đồng, giảm nhẹ 4% so với đầu năm.

Đặc thù của "Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng" được ghi nhận cùng lúc với doanh thu. Khoản mục này dùng để ghi nhận phần trăm công việc mà Hòa Bình đã hoàn thành và được xác minh bởi bên tư vấn thứ ba, nhưng chưa lập hóa đơn cho khách hàng.

Trong khi đó, “Phải thu khách hàng” được chuyển từ “Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng” đã lập hóa đơn và chuyển đến khách hàng. Theo đó, khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán cho Hòa Bình và bất kỳ khoản thanh toán chậm nào sẽ bị phạt.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Về nguồn vốn, nợ phải trả tại Hòa Bình ghi nhận hơn 14.743 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với đầu năm nhưng chiếm đến 99% nguồn vốn doanh nghiệp. Trong đó, chủ yếu là khoản phải trả người bán ngắn hạn hơn 4.607 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ vay tài chính chiếm hơn 4.490 tỷ đồng, gồm hơn 3.731 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và hơn 758 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Như vậy, tính đến 31/3/2024, nợ phải trả cao gấp gần 99 lần vốn chủ sở hữu, đặc biệt nợ vay tại Hòa Bình đã cao gấp 30 lần vốn chủ sở hữu.

Liên tục thoái vốn tại công ty con và công ty liên kết

Theo báo cáo tài chính, tính đến 31/3/2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) sở hữu 20 công ty con; 5 công ty liên doanh, liên kết (tỷ lệ sở hữu đều dưới 50% cổ phần) với tổng giá trị đầu tư lên tới 311,6 tỷ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Bình còn có 5 công ty đầu tư dài hạn khác lên đến 82,4 tỷ đồng, tăng 105% so với đầu năm 2024.

Đáng nói, "ông lớn" xây dựng này vừa thông báo muốn thoái vốn tại hai công ty liên doanh, liên kết do đầu tư không có lợi nhuận.

Theo đó, Xây dựng Hòa Bình vừa thông qua quyết định chuyển nhượng 100% phần vốn góp của công ty tại CTCP Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt và CTCP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình cho nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính với giá tốt nhất.

Trong đó, Công ty Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt có địa chỉ tại Quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, quận 12, TP. HCM và hoạt động trong lĩnh vực trang trí nội thất, sản xuất cửa nhôm, san lấp mặt bằng và mua bán vật liệu xây dựng. Hòa Bình sở hữu 32,31% vốn tại Nhôm kính Anh Việt, tương ứng đã đầu tư 19,56 tỷ đồng, trích lập dự phòng 6,69 tỷ đồng. Tại thời điểm ngày 31/3/2024, khoản đầu tư này chỉ còn giá trị gần 12,1 tỷ đồng do công ty lỗ lũy kế gần 7,5 tỷ đồng.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Đối với CTCP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình có địa chỉ tại 235 Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM và hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt trang thiết bị công trình xây dựng, hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy. Hòa Bình sở hữu 47,82% vốn điều lệ tại Jesco Hòa Bình, tương đương đã đầu tư 34,8 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/3/2024, khoản đầu tư trên chỉ còn giá trị gần 9,5 tỷ đồng do công ty lỗ lũy kế 25,3 tỷ đồng.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Như vậy, nếu bán với nguyên giá, Xây dựng Hòa Bình sẽ phải "cắt lỗ" hơn 32 tỷ đồng từ khoản đầu tư vào 2 doanh nghiệp kể trên.

Trước đó, tháng 3/2024, Xây dựng Hòa Bình cũng thông qua phương án chuyển nhượng 100% phần vốn góp của doanh nghiệp tại Công ty TNHH MTV Máy xây dựng Matec cho nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính với giá chuyển nhượng tốt nhất.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Matec là công ty con quản lý khai thác thiết bị máy móc cho Xây dựng Hòa Bình.

Công ty TNHH MTV Máy xây dựng Matec có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, là công ty con của Xây dựng Hòa Bình sở hữu 100% cổ phần. Công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối, cho thuê máy xây dựng và cung ứng vật liệu xây dựng gồm: vữa xây trộn sẵn, vữa tô trộn sẵn, keo dán gạch, keo chà ron, bột trét tường, sơn nước, chống thấm, các phụ gia và hóa chất phục vụ trong xây dựng. Cùng với sự phát triển của Tập đoàn Hòa Bình, ngoài việc cung cấp thiết bị đang quản lý, Matec mở rộng hơn trong việc cung cấp máy móc thiết bị bằng cách cho các đơn vị thuê ngoài, để đa dạng và tăng nguồn thu từ nhiều đơn vị bên ngoài.

Từ năm 2017 Matec mở rộng thêm các kho bãi chứa máy móc thiết bị của Tập đoàn Hòa Bình, Matec ngày càng hoàn thiện khâu quản lý và cung cấp máy móc thiết bị kịp tiến độ cho các Công trình của Tập đoàn Hòa Bình trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và lĩnh vực xây dựng nói riêng gây ra tình trạng khan hiếm dự án mới. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của Matec trong năm 2023 vừa qua.

Do đó, năm 2023, Matec ghi nhận gần 166 tỷ đồng doanh thu trong khi năm 2022 doanh thu gần 537 tỷ đồng (doanh thu của Tập đoàn Hòa Bình năm 2023 đạt hơn 11.224 tỷ đồng). Năm 2023, Matec bất ngờ lỗ sau thuế 27,75 tỷ đồng trong khi năm 2022 vẫn có lãi 2,1 tỷ đồng.

Trước đó, giai đoạn 2018-2021, doanh thu tại Matec giảm dần mỗi năm, từ 1.273 tỷ đồng năm 2018 giảm xuống còn hơn 559 tỷ đồng năm 2021 và đến năm 2022 chỉ thu về gần 537 tỷ đồng.

Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên

Có thể thấy, nhiều năm qua, hoạt động kinh doanh tại CTCP Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt; CTCP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình và Công ty TNHH MTV Máy xây dựng Matec đều giảm sút. Trong khi Tập đoàn mẹ đang đối mặt với tình hình kinh doanh thua lỗ, khoản phải thu chiếm hết phần lớn tài sản, nguồn vốn mất cân đối và gánh nặng nợ vay "đè nặng".

Vì vậy, Xây dựng Hòa Bình đã lên hàng loạt kế hoạch để gỡ khó và phương án rao bán các công ty con, công ty liên kết làm ăn không có lãi là giải pháp tốt nhất để bổ sung nguồn vốn, cải thiện tình hình tài chính.

Lê Thanh
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Xây dựng Hòa Bình hoàn thành hoán đổi nợ cho 99 chủ nợ

Xây dựng Hòa Bình hoàn thành hoán đổi nợ cho 99 chủ nợ

CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa công bố đã hoàn thành đợt phát hành 73 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ vào ngày 28/6/2024 với giá 10.000 đồng/cp. Qua đó, công ty đã hoán đổi được hơn 730 tỷ đồng tiền nợ.
Công ty con về năng lượng tái tạo của Xây dựng Hòa Bình đang kinh doanh ra sao?

Công ty con về năng lượng tái tạo của Xây dựng Hòa Bình đang kinh doanh ra sao?

Tính đến cuối năm 2023, Xây dựng Hòa Bình có 7 công ty con trực tiếp và 14 công ty con gián tiếp. Trong đó, hai công ty con gián tiếp đang tạm dừng hoạt động.

Cùng chuyên mục

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Tủ tài liệu nhựa văn phòng ngày càng được ưa chuộng nhờ thiết kế gọn nhẹ, giá thành hợp lý và tính tiện dụng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOILl) được vinh danh trong top 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024.
Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Trong những năm gần đây, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) khắt khe hơn, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ việc giảm thiểu phát thải khí carbon trong sản xuất, đảm bảo quyền lợi lao động, đến việc minh bạch trong quản trị, ESG đã trở thành tiêu chí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các tin khác

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Trong kỷ nguyên mà ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã trở thành tiêu chuẩn vàng để đánh giá một doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị bỏ lại phía sau. Một trong những nguyên nhân lớn nhất là thiếu nhận thức đầy đủ về ESG – từ ý nghĩa, lợi ích cho đến cách triển khai. Thay vì nhìn nhận ESG như một cơ hội để nâng cao giá trị và phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp vẫn coi ESG là một gánh nặng chi phí, hoặc thậm chí là khái niệm quá xa vời với thực tế kinh doanh.
Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, việc tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đã trở thành “giấc mơ lớn” của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để sở hữu “chiếc vé” này, các doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn mới. Một trong những rào cản lớn nhất chính là ESG (Environmental, Social, Governance) – bộ tiêu chuẩn toàn diện về môi trường, xã hội và quản trị mà các tập đoàn quốc tế đang ngày càng khắt khe áp dụng.
Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Trên khắp thế giới, ESG đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu, thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tạo giá trị. Ở châu Âu, các quy định như "Green Deal" hay luật cắt giảm khí thải carbon đã khiến ESG trở thành điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tham gia thị trường. Tại Mỹ, các quỹ đầu tư lớn như BlackRock đã ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1000 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP. Hà Nội.
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là đơn vị sản xuất nhựa đầu tiên ở Việt Nam. Tiền thân công ty là một cơ sở sản xuất nhỏ sản xuất dép và đồ chơi nhựa. Đến năm 1989 – 1990, do yêu cầu đổi mới, công ty chuyển sang sản xuất ống nhựa, đánh dấu sự phát triển mới của Nhựa Tiền Phong.
5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

Trong thời đại mà các tiêu chuẩn phát triển bền vững đang dẫn dắt xu hướng toàn cầu, ESG (Environmental, Social, Governance) đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), việc áp dụng ESG có thể mang lại những lợi ích thiết thực và lâu dài, giúp họ vươn lên trong thị trường cạnh tranh. Bài viết này sẽ phân tích sâu 5 lợi ích lớn mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được khi áp dụng tiêu chuẩn ESG.
Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và các vấn đề xã hội như bất bình đẳng ngày càng được quan tâm, thế giới đã chứng kiến một sự chuyển dịch rõ ràng trong cách thức doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố bền vững thể hiện qua tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị), đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc.
Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Thế giới kinh doanh đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi mà thành ng không chỉ được đo lường bằng lợi nhuận mà còn bằng những giá trị bền vững doanh nghiệp tạo ra cho môi trường và xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh 2025, khi ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị) đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xây dựng báo cáo ESG như một ng cụ để thể hiện tầm nhìn bền vững.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại, tài sản trí tuệ không chỉ là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm các sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, và bí mật kinh doanh, tạo nên lợi thế độc quyền và bảo vệ doanh nghiệp trước sự xâm phạm từ bên ngoài.
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Sau 28 năm triển khai, có 332 doanh nghiệp đạt Giải Vàng, 139 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tính riêng trong 03 năm (2021-2023), có 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đồng thời đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động