Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Thống nhất chỉ một đầu mối

Hiện nay, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) ở Việt Nam được thực hiện theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Tại các văn bản này, đã phân công rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm cho 3 Bộ, ngành quản lý trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm; đồng thời, phân cấp mạnh mẽ giữa Trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Cảnh báo sản phẩm Tố nữ Nhất Nhất quảng cáo vi phạm pháp luật Tăng cường công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nước mắm
Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Thống nhất chỉ một đầu mối
Tăng cường công tác quản lý ATTP từ trung ương đến cơ sở. (Ảnh: Báo Công thương).https://suckhoeviet.org.vn/

Theo phân công tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Bộ Y tế quản lý 6 nhóm ngành hàng, Bộ Công Thương quản lý 8 nhóm ngành hàng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 19 nhóm ngành hàng.

Về tổ chức bộ máy nhà nước thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các Bộ ngành có các đầu mối như: Cục An toàn thực phẩm thuộc (Bộ Y tế), Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (nay là Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường) (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tại các địa phương, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp tỉnh là các cơ quan chức năng thuộc 3 Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương. Riêng tại 3 địa phương là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Tỉnh Bắc Ninh đã được triển khai thí điểm Ban quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Bắc Ninh.

Tại tuyến huyện/thị, phân công Phòng Y tế quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Phòng Kinh tế quận hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc ngành Công Thương, ngành Nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW khoá XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức bộ máy làm công tác quản lý, kiểm soát chất lượng, nông lâm thủy sản ngành Nông nghiệp, an toàn thực phẩm ngành Công Thương tại một số địa phương biến động theo hướng cắt giảm biên chế, nhân lực; một số tỉnh giảm đầu mối quản lý an toàn thực phẩm, một số tỉnh sát nhập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành một phòng thuộc Sở Y tế, ảnh hưởng đến quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn và sự thống nhất quản lý từ Trung ương đến địa phương.

Mô hình tổ chức Ban Quản lý an toàn thực phẩm trực thuộc UBND tỉnh/ Thành phố được bắt đầu thí điểm vào năm 2016, khởi điểm thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 tại Thành phố Đà Nẵng và năm 2018 tại tỉnh Bắc Ninh. Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan tương đương cấp sở thuộc UBND Tỉnh/ Thành phố thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm của 3 sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Qua thời gian hoạt động, bước đầu có những sơ bộ đánh giá hiệu quả của mô hình Ban quản lý an toàn thực phẩm như sau:

Thứ nhất, việc tập trung một đầu mối quản lý nhà nước về cơ quan Ban quản lý an toàn thực phẩm giúp phản ứng nhanh hơn trước những diễn biến liên tục về tình hình an toàn thực phẩm trong xã hội, các mối nguy về an toàn thực phẩm sẽ được khắc phục sớm hơn.

Thứ hai, việc tập trung một đầu mối sẽ giúp có tầm nhìn về an toàn thực phẩm bao quát hơn; nhận diện mối nguy, phân tích mối nguy và quản lý mối nguy về an toàn thực phẩm một cách có hệ thống và toàn diện hơn.

Thứ ba, việc tập trung một đầu mối, dẫn đến tập trung nguồn lực điều này cho phép giải quyết triệt để hơn, chủ động hơn, hiệu quả hơn các vấn đề cấp bách về an toàn thực phẩm. Giải quyết hạn chế về cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành và đầu mối chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác quản lý an toàn thực phẩm, tránh chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mọi hoạt động từ thanh tra, xử lý vi phạm hành chính đều nhanh chóng, thông suốt và đủ sức răn đe.

Thứ tư, việc tập trung đầu mối dẫn đến việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước tuyến tỉnh tương đương cấp sở đã nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong hệ thống hành chính, đảm bảo đủ thẩm quyền quản lý an toàn thực phẩm một cách chuyên sâu, xuyên suốt và hiệu quả hơn.

Thứ năm, việc tập trung đầu mối cơ quan quản lý nhà nước tuyến tỉnh giúp tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính được thuận lợi hơn; việc hướng dẫn, giải đáp, khiếu nại được nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, do đang ở giai đoạn thí điểm nên mô hình Ban quản lý an toàn thực phẩm vẫn còn những bất cập, gặp nhiều hạn chế trong quyền hạn dẫn đến quá trình hoạt động chưa đạt được hiệu quả tối đa. Nguyên nhân là do chưa phải là một mô hình chính thức, một số quy định pháp luật chưa thể áp dụng, cụ thể:

Một là, chưa có cơ quan đầu mối ở Trung ương, chưa có bộ chủ quản, việc nhận chỉ đạo điều hành có lúc còn chưa thông suốt.

Hai là, Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn, tương đương cấp sở, có chức năng tham mưu UBND tỉnh/thành phố tổ chức thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn, tuy nhiên vì là mô hình thí điểm nên bị hạn chế một số thẩm quyền trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đặc biệt trong lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính.

Ba là, mô hình tập trung đầu mối về quản lý an toàn thực phẩm mới triển khai ở cấp tỉnh/thành phố. Đối với cấp quận/huyện, vẫn thực hiện phân công quản lý an toàn thực phẩm theo 3 ngành. Với nguồn nhân lực mỏng, chủ yếu kiêm nhiệm, nên việc kết nối quản lý theo hệ thống từ tỉnh/thành phố đến quận/huyện và phường/xã còn hạn chế.

Bốn là, chưa có hệ thống hành chính cấp dưới tại các quận/huyện, xã/phường (vẫn còn thuộc cơ quan Y tế, Công Thương và Nông nghiệp); chưa có hệ thống ngành dọc thông suốt ở quận, huyện nên việc triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế.

Hiện nay, Trưởng phòng công tác thanh tra, Đội trưởng các Đội Quản lý an toàn thực phẩm của Ban quản lý an toàn thực phẩm tham gia thành viên Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tuyến quận, huyện nhưng việc tiếp cận thực tế hoạt động và trực tiếp, thường xuyên tham gia công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tuyến quận/huyện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Thống nhất chỉ một đầu mối
Nghiên cứu, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.https://suckhoeviet.org.vn/

Việc thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm là cơ quan quản lý nhà nước tuyến tỉnh/thành phố tương đương cấp sở, nếu được hình thành từ bộ khung các nhân sự chủ chốt từ các phòng ban của sở biệt phái sang để xây dựng và kế thừa sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, còn một số tồn tại, hạn chế khác như:

Do Ban quản lý an toàn thực phẩm mới chỉ là mô hình thí điểm dẫn đến sự do dự về đầu tư các nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực; vì cho rằng thí điểm là không lâu dài và chắc chắn. Điều này dẫn đến điều kiện phát triển, điều kiện hoạt động của Ban quản lý an toàn thực phẩm hạn chế, chưa phát huy hết ưu điểm, chưa bộc lộ hết hạn chế để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Việc thí điểm dẫn đến kém sức cạnh tranh trên thị trường sức lao động, khó thu hút được nguồn lực có chất lượng đúng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Việc thí điểm dẫn tới việc gặp khó khăn trong công tác quy hoạch cán bộ, do có thể ngưng hoạt động bất cứ lúc nào, nhân viên khó yên tâm công tác. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ chưa được quy định tường minh trong hệ thống pháp luật, dẫn đến khó khăn trong việc thực thi công vụ. Vai trò, vị trí của Ban quản lý an toàn thực phẩm trong hệ thống sở, ban, ngành chưa được thể hiện đầy đủ, còn sự bỏ ngỏ trong một số hoạt động của các tỉnh, thành phố. Mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của Ban quản lý an toàn thực phẩm với đối tượng quản lý chưa ổn định nên công tác quản lý chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Trên cơ sở các đánh giá của 3 tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Tỉnh Bắc Ninh về thực tiễn triển khai mô hình Ban quản lý an toàn thực phẩm cho thấy, những đánh giá tích cực trong quản lý an toàn thực phẩm, đáp ứng được chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về thu gọn đầu mối quản lý, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.

Thấy rõ được điểm này, ngày 21/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Tại Chỉ thị đã nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu: đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm. Để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thực phẩm, Chỉ thị đã nêu rõ nhiệm vụ: “Cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ Trung ương tới địa phương. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các ngành trong bảo đảman ninh, an toàn thực phẩm. Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ này”.

Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Thống nhất chỉ một đầu mối
Ảnh minh họa.https://suckhoeviet.org.vn/

Về tổ chức thực hiện, Ban Bí thư đã giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực hiện Luật An toàn thực phẩm; nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thực phẩm. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Hiện nay, các cơ quan được giao nhiệm vụ đang khẩn trương ban hành kế hoạch, chương trình để triển khai các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong Chỉ thị, nhằm sớm đưa đường lối, chính sách của Trung ương vào cuộc sống xã hội./.

Nguyễn Hùng Long

Phó Cục trưởng Cục vệ sinh An toàn thực phẩm, Bộ Y tế

Nguồn: Quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: Thống nhất chỉ một đầu mối

Nguyễn Hùng Long/tuyengiao.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh

Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh

Mới đây, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn 1724/KCB-NV đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh.
Festival hoa Đà Lạt 2024 có gì hấp dẫn?

Festival hoa Đà Lạt 2024 có gì hấp dẫn?

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 là sự kiện văn hóa, du lịch có quy mô cấp tỉnh, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế, sẽ diễn ra xuyên suốt trong tháng 12/2024.
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu

Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu

Hội chợ Dược liệu, Y Dược cổ truyền và các Sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ Hai, năm 2024 (Vietramed Expo) sẽ được tổ chức từ ngày 21-23/11/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP HCM.

Cùng chuyên mục

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City hứa hẹn sẽ mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng cao của người dân, đặc biệt là cư dân tại khu vực phía Tây Thủ đô.
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) 2727/ATTP-NĐTT đề nghị một số địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão Trà Mi.
Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn  phát triển kinh tế  gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân

Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Sơn lần thứ XXIII về lĩnh vực lâm nghiệp, các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Trong cuộc trao đổi với PV, PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội - ĐHQGHN) đã chia sẻ về những thách thức và rào cản trong việc kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam về hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ.
Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)

Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)

Ngày 28/10, tại Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã diễn ra lễ công bố quyết định của Giám đốc CATP Hà Nội về công tác cán bộ.
Ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1280/QĐ-TTg ngày 28/10/2024 về Kế hoạch thực hiện Kết luận số 86-KL/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.

Các tin khác

Bắc Giang triển khai thực hiện công tác dân số năm 2025

Bắc Giang triển khai thực hiện công tác dân số năm 2025

Sở Y tế tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản gửi các đơn vị trong ngành về việc tăng cường triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ hoạt động công tác dân số năm 2024, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai trong năm 2025.
Triển khai vaccine Rota trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Triển khai vaccine Rota trong Chương trình tiêm chủng mở rộng

Ngày 29 - 30/10, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị triển khai vaccine Rota trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và hội nghị khoa học thường niên năm 2024.
Bắc Giang nâng cao hiệu quả công tác điều trị bệnh lý thường gặp ở trẻ em

Bắc Giang nâng cao hiệu quả công tác điều trị bệnh lý thường gặp ở trẻ em

Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng trong thực hành lâm sàng điều trị các bệnh lý nhi khoa, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã phối hợp cùng Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng trong điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ em”.
Kon Tum: Một người tử vong, nhiều người nguy kịch do ăn thịt cóc

Kon Tum: Một người tử vong, nhiều người nguy kịch do ăn thịt cóc

Ngày 29/10, Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết trên địa bàn xảy ra 2 vụ ngộ độc thịt cóc trong tháng 10 khiến nhiều người nhập viện, trong đó có 1 người tử vong.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách Tổng cục giao năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách Tổng cục giao năm 2024

SKV- Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử phạt vi phạm hành chính thu nộp ngân sách trên 3,8 tỷ đồng, đạt 109,45% chỉ tiêu kế hoạch Tổng cục giao năm 2024.
Hội thảo khoa học “Đắk Lắk – 120 năm hình thành và phát triển”

Hội thảo khoa học “Đắk Lắk – 120 năm hình thành và phát triển”

SKV- Sáng 26/10 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Đắk Lắk – 120 năm hình thành và phát triển” 22/11/1904 - 22/11/2024)
Quảng Nam: Tường nhà nứt, sụt lún, nhiều hộ dân miền núi phải sơ tán để tránh bão

Quảng Nam: Tường nhà nứt, sụt lún, nhiều hộ dân miền núi phải sơ tán để tránh bão

SKV - Tại các huyện miền núi Tây Giang, Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam tiếp tục xuất hiện tình trạng sụt lún, nứt gãy nền, tường nhà bất thường. Chính quyền địa phương đã khẩn trương sơ tán các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng bão số 6 để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Cứu sống 4 bệnh nhân từ mô, tạng của người cho chết não

Cứu sống 4 bệnh nhân từ mô, tạng của người cho chết não

Lần đầu tiên Bệnh viện Bạch Mai triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng từ người cho chết não, để cứu sống 4 bệnh nhân khác mà sự sống đang được tính bằng ngày.
Giảm thiểu gánh nặng do tai nạn thương tích

Giảm thiểu gánh nặng do tai nạn thương tích

Ngày 28/10, tại Hà Nội, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) phối hợp với trường Đại học Y tế công cộng tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích với chủ để: “Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững”.
Sản phẩm của Viettel AI góp mặt tại Hội nghị châu Âu về Trí tuệ nhân tạo

Sản phẩm của Viettel AI góp mặt tại Hội nghị châu Âu về Trí tuệ nhân tạo

Đại diện nhóm nghiên cứu của Viettel cho biết, giải pháp trích xuất dữ liệu từ bảng biểu của Viettel AI có tốc độ xử lý nhanh gấp 4 lần so với công nghệ hiện nay.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động