Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Sơn lần thứ XXIII về lĩnh vực lâm nghiệp, các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn  phát triển kinh tế  gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Yên Sơn đề ra nhiều mục tiêu quan trọng trong thời gian tới

Những năm qua, chính quyền, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển lâm nghiệp, gắn liền với đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập, chăm lo các lĩnh vực văn hóa - xã hội cho nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững, nhất là quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả.

Yên Sơn là địa phương có diện tích rừng lớn với trên 74.512,37 ha. Trong đó: Rừng tự nhiên: 18.660,09 ha. Rừng trồng: 55.852,28 ha (trong đó Diện tích rừng trồng đã thành rừng: 46.295,6 ha và diện tích rừng trồng chưa thành rừng: 9.556,68ha); diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ là 64.955,69ha ha, tỷ lệ che phủ là 60,83 %.

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Yên Sơn đề ra nhiều mục tiêu quan trọng trong thời gian tới.

Ông Lê Quang Toàn Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn cho biết việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội gắn phát triển lâm nghiệp và bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Huyện đã tập chung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp trong đó có định hướng phát triển cây lâm nghiệp cho bà con nhân dân để phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo và tăng tỉ lệ che phủ rừng từ đó giúp giữ đất và chống xói mòn, làm giảm nguy cơ sạt lở trước mùa mưa bão bảo đảm an toàn cho bà con nhân dân. Hai là định hướng đến đến 2030 tập trung phát triển kinh tế xã hội liên kết chăn nuôi đảm bảo đời sống nhân dân có thu nhập ổn định, đến thời điểm hiện tại là diện tích rừng che phủ trên 60 %”.

Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn  phát triển kinh tế  gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân
Cánh rừng xanh mướt tại xã Công Đa, Yên Sơn, Tuyên Quang

Vừa qua UBND huyện Yên Sơn phối hợp Công ty CP Woodsland Tuyên Quang lựa chọn xây dựng 01 sản phẩm đồ gỗ của huyện Yên Sơn được công nhận “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” đồng thời thực hiện nghị quyết 03 UBND tỉnh hỗ trợ cây giống cho bà con nhân dân trong tỉnh.

Xã Công Đa (huyện Yên Sơn) là một xã có diện tích trồng rừng cực kỳ lớn, xã đang thực hiện tốt chương trình dự án theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh năm 2021 đã được cán bộ Kiểm lâm triển khai đến bà con trong năm 2024 với diện tịch trồng là hơn 160ha bà con lựa chọn chủ yếu là giống keo lai mô.

Đây là một trong những cây sinh trưởng phát triển tốt thích nghi với mọi loại đất, gần như không bị sâu bệnh, đặc biệt là đem lại sản lượng cao cho bà con, nếu để từ 7- 10 năm tuổi mới thu hoạch thì đây là loại cây cho thu nhập cao hơn hẳn so với các giống cây còn lại giống cũ của bà con nhân dân trong xã. Do vậy mà bà con lựa chọn giống cây này trồng rất là nhiều qua đó công tác bảo vệ rừng kết hợp với phát triển kinh tế địa phương trong nhưng năm qua rất ổn định bà Dương Thị Vân Anh cán bộ Kiểm lâm cơ sở địa bàn xã Công Đa cho biết.

Theo ông Lương Công Trình - Chủ tịch UBND xã Công Đa chia sẻ: Kinh tế của xã phần lớn là nông lâm nghiệp. Bởi vậy, xã đang cho triển khai mạnh mẽ đề án theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh năm 2021 cũng như thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo huyện Yên Sơn về việc tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế. Keo mô giống mới nên nhiều gia đình còn chưa nắm được hiệu quả kinh tế của giống keo này mang lại, chính vì thế vẫn còn số ít hộ vẫn tự mua cây giống để trồng nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Xã đang đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn bà con về tính hiệu quả của cây keo giống mới này để toàn xã 100% các hộ tham gia trồng. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế của xã trong năm cùng với đó là thực hiện tốt chỉ đạo của lãnh đạo huyện trong 9 tháng đầu năm 2024. Tuy nhiên xã vẫn còn một số hạn chế nhất định do trình độ của người dân còn yếu, cộng với hạ tầng giao thông đi lại tốt hơn trước đây rất nhiều rồi nhưng là xã xa trung tâm. Vì vậy trong thời gian tới kính mong lãnh đạo huyện quan tâm xã Công Đa hơn nữa để xã có điều kiện phát huy hết tiềm năng và lợi thế của mình.

Qua gần 4 năm ngành Lâm nghiệp của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn huyện đã trồng được trên 13.161,06ha rừng tập trung; diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) trên 22.000 ha; công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là rừng tự nhiên ngày càng chặt chẽ, hiệu quả; cơ cấu 03 loại rừng được quy hoạch, điều chỉnh, duy trì hợp lý; ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp phù hợp; thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp, một số cơ sở sản xuất, nhà máy chế biến có quy mô, năng lực sản xuất lớn, sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

Ông Lê Quang Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn cho biết thêm: "Hiện nay, toàn huyện có diện tích trồng rừng tập trung là 13.161,06 ha/15.300 ha, đạt 86,2 % kế hoạch. Khai thác gỗ rừng trồng 1.244.431,73 m3/1.781.800 m3 gỗ, đạt 69,8 % kế hoạch, ước hết năm 2024 khai thác 1.402.189,63 m3, đạt 78,6 %. Năng suất rừng trồng bình quân 18,9 m3/ha/năm, đạt 90 % kế hoạch. Về phát triển diện tích rừng gỗ lớn: Diện tích 22.045,79 ha/ 23.514,1 ha, đạt 93,7 % kế hoạch. Ngoài ra cấp Chứng chỉ rừng FSC với diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững là 22.462,54 ha/ 50.067,5 ha, đạt 44,8 %... Giá trị sản phẩm thu được bình quân 1ha rừng trồng gỗ nguyên liệu ước tính giá trị thu được từ rừng đạt khoảng 132,4 triệu đồng/ha/chu kỳ, đạt 82,7 % kế hoạch đề ra.

Và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước trong phát triển lâm nghiệp cho cán bộ, công chức và Nhân dân. Thực hiện đồng bộ các biện pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã rà soát, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp; kiểm tra, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng đất; quản lý chặt chẽ diện tích rừng và đất lâm nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách về lâm nghiệp, các Đề án, dự án, chương trình về phát triển kinh tế - xã hội; vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để điều phối, bố trí nguồn vốn, đồng thời tranh thủ, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, kêu gọi đầu tư vào lâm nghiệp nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp của địa phương, tạo nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp bền vững.

Song hành với phát triển kinh tế rừng, trong năm 2024, ngành chức năng, các đơn vị chủ rừng và UBND các xã trên địa bàn huyện Yên Sơn còn tăng cường phối hợp, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Đẩy mạnh công tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; di dân ra khỏi vùng lõi các khu rừng đặc dụng; đổi mới cơ chế, chính sách hưởng lợi từ rừng, khai thác, phát triển hợp lý lâm sản ngoài gỗ, tăng mức chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực sự tạo sinh kế bền vững cho người dân sống gần rừng. Hỗ trợ kinh phí rà soát xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn và nâng mức hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ rừng./.

Trần Trung - Đỗ Cường

Cùng chuyên mục

Điều gì giúp cụ bà 98 tuổi ở Nghệ An sống sót sau ca bỏng nặng?

Điều gì giúp cụ bà 98 tuổi ở Nghệ An sống sót sau ca bỏng nặng?

(SKV) - Bị bỏng nước sôi toàn thân và được bệnh viện trả về trong tình trạng nguy kịch, cụ Đinh Thị Hoe (98 tuổi, Nghệ An) tưởng chừng không còn hy vọng. Tuy nhiên, nhờ sự giới thiệu sản phẩm Smart A từ một người quen và sự kiên trì của gia đình, cụ đã hồi phục kỳ diệu. Trong bài phỏng vấn dưới đây, chị Nguyễn Thị Hoa, cháu ngoại của cụ Hoe, chia sẻ về quá trình khó khăn nhưng đầy hy vọng khi sử dụng Smart A, giúp cụ sống lại từ "bờ vực sinh tử".
Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế

Đắk Lắk triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế

Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố triển khai mô hình Kiosk tự phục vụ trong ngành y tế.
Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong y học cổ truyền

Tác dụng thần kỳ của thịt dê trong y học cổ truyền

Thịt dê không chỉ là món ăn khoái khẩu, mà còn được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền. Thịt dê có vị ngọt, tính nhiệt, mùi vị thơm ngon và có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm tốt, được dùng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, các bộ phận khác của con dê cũng có thể được điều chế thành thuốc bổ hay thuốc trị bệnh.
Quy định các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

Quy định các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
TP HCM đề xuất tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi

TP HCM đề xuất tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Sở Y tế TP HCM cho biết đã có văn bản đề xuất với Bộ Y tế về việc tiêm tiêm vaccine sởi cho trẻ em từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
Quảng Ninh: Bắt giữ 900kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Bắt giữ 900kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 29/10, CBCS Đồn Biên phòng Pò Hèn và Đồn Biên phòng Bắc Sơn (Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh) đã phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển gần 01 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc.

Các tin khác

Cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư thực quản

Cập nhật những tiến bộ mới nhất vào điều trị ung thư thực quản

Chiều 30/10, Bệnh viện K (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo khoa học “Những tiến bộ của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong điều trị ung thư thực quản”, với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ung thư thực quản của quốc tế và đến từ các bệnh viện tuyến trung ương của Việt Nam.
Kon Tum: Kết quả chấm Giải Búa liềm vàng năm 2024 về xây dựng Đảng.

Kon Tum: Kết quả chấm Giải Búa liềm vàng năm 2024 về xây dựng Đảng.

SKV- Sáng ngày 30/10, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng ( giải Búa liềm vàng) của Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ IV, năm 2024 tổ chức cuộc họp xem xét kết quả chấm giải Búa liềm vàng năm 2024. Đồng chí A Pớt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì cuộc họp.
Đắk Lắk: Thành phố Buôn Mê Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Đắk Lắk: Thành phố Buôn Mê Thuột sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

SKV- Sáng 30-10, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ công bố Nghị quyết số 1193 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025 trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột.
Gia Lai: Tập huấn giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ người bệnh

Gia Lai: Tập huấn giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ người bệnh

SKV - Ngày 25/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai đã tổ chức lớp tập huấn “giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ hướng đến sự hài lòng người bệnh”.
Thừa Thiên Huế triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

Thừa Thiên Huế triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 400/KH-UBND về việc triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.
Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh

Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh

Mới đây, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn 1724/KCB-NV đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City hứa hẹn sẽ mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu y tế ngày càng cao của người dân, đặc biệt là cư dân tại khu vực phía Tây Thủ đô.
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão

Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) 2727/ATTP-NĐTT đề nghị một số địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão Trà Mi.
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?

Trong cuộc trao đổi với PV, PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội - ĐHQGHN) đã chia sẻ về những thách thức và rào cản trong việc kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam về hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ.
Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)

Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)

Ngày 28/10, tại Công an quận Hà Đông, Hà Nội đã diễn ra lễ công bố quyết định của Giám đốc CATP Hà Nội về công tác cán bộ.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động