Sơ cứu đúng cách sẽ tăng 50% cơ hội sống cho bệnh nhân gặp tai nạn
Nhiều trường hợp khi thấy người bị tai nạn, những người xung quanh thường xốc, vác, khiêng nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo, tình trạng sơ cứu sai cách cho nạn nhân sau tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt đang khiến nhiều người bị nặng hơn hoặc có thể dẫn đến tử vong.
“Theo nghiên cứu, người bị tai nạn giao thông nếu được sơ cấp cứu kịp thời, sẽ tăng 50% cơ hội sống. Tuy nhiên, một số trường hợp, sơ cứu sai phương pháp dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng, đẩy nạn nhân vào tình trạng bị gãy cột sống cổ hoặc gãy khung chậu, khiến nhiều người chết oan. Sơ cấp cứu đúng cách đang là thách thức lớn đối với cộng đồng” – bác sỹ Đạt cho biết.
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Long – Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP. Hồ Chí Minh, mạng lưới cấp cứu ngoại viện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. “Ngành y tế thành phố đang từng bước đa dạng hóa các loại hình cấp cứu kết hợp giữa truyền thống và hiện đại bao gồm cấp cứu bằng xe gắn máy, xe cứu thương chuyên dụng, bước đầu triển khai cấp cứu bằng đường không tại Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quân y 175”- Bác sỹ Long chia sẻ.
Một số hướng dẫn khi sơ cứu bệnh nhân tai nạn
Liên quan đến vấn đề vừa nêu, TS.BS Dương Đình Toàn – Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, thực tế cho thấy, một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong là do không được sơ cứu, hoặc sơ cứu không đúng cách trước khi đưa tới các cơ sở y tế. Bởi vậy, khi phát hiện bệnh nhân bị tai nạn người dân hãy gọi cấp cứu 115 nơi gần nhất, sau đó đánh giá nhanh chóng tình huống, xử lý mối đe dọa đến tính mạng nạn nhân, cụ thể làm theo các bước sau đây:
Kiểm tra tình trạng tri giác: Khi tiếp cận được người bị nạn, đầu tiên hỏi tên họ là gì. Nếu người bị nạn trả lời được thì họ còn tỉnh táo. Trường hợp nạn nhân không có phản ứng gì, cấu véo nhẹ lên người họ xem có đáp ứng không. Cấu véo không đáp ứng cho thấy nạn nhân đang hôn mê, có thể đang trong tình trạng nguy kịch.
Kiểm tra đường thở: Quan sát đường thở, nếu có đất cát, răng giả và các dị vật khác ở miệng, mũi gây cản trở hô hấp, dùng tay móc lấy dị vật làm thông thoáng đường thở. Bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực hoặc áp má lên gần sát mũi nạn nhân, nếu thấy nạn nhân không thở, hoặc thở bất thường, tiến hành ngay hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực). Nếu bạn chưa từng được học cách hô hấp nhân tạo thì không nên làm, mà đề nghị người đi cùng biết làm thực hiện, hoặc gọi 115 yêu cầu hướng dẫn, cho đến khi đội cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân hôn mê và mũi, miệng có nhiều máu, chất nôn, nhẹ nhàng nghiêng đầu nạn nhân về một bên phòng khi máu, chất nôn tràn vào đường thở.
Tìm và băng bó, cầm máu các vết thương: Chảy máu là nguyên nhân chính gây tình trạng sốc, do đó bằng mọi cách phải cầm máu cho nạn nhân. Dùng miếng vải sạch gấp thành nhiều lớp, đặt lên miệng vết thương. Nếu nạn nhân tỉnh, bảo họ dùng tay tự ép chặt vào miếng vải đó và bạn có thời gian sơ cứu cho những nạn nhân khác nặng hơn. Khi miếng vải thấm nhiều máu, không nên bỏ ra để thay thế miếng vải khác mà đệm thêm lớp vải và quấn thêm nhiều vòng băng. Chú ý, trong mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân, tốt nhất nên có sự cách ly bằng cách đeo găng tay cao su, túi nilon hoặc các vật liệu không thấm nước khác. Với nạn nhân bị sốc, hãy đặt họ nằm xuống, nới lỏng quần áo, nâng cao hai chân lên quá đầu trong trường hợp không ảnh hưởng đến cột sống và vết thương. Nếu trời lạnh, ủ ấm bằng cách đắp chăn hay áo khoác lên người nạn nhân. Động viên, trấn an người gặp nạn cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp nạn nhân đỡ lo âu, không hoảng loạn.
Cách di chuyển bệnh nhân: Nếu người bị nạn mắc kẹt trong ôtô, họ rất dễ bị gãy xương, chấn thương cột sống, đặc biệt là cột sống cổ. Trong trường hợp này, không nên di chuyển mà để nạn nhân bất động, vì nếu di chuyển, tổn thương của họ trở nên trầm trọng hơn, dễ gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng. Khi có tình huống nguy hiểm tại hiện trường (ví dụ nguy cơ chập điện, cháy nổ…), bắt buộc phải di chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường. Trong khi di chuyển nạn nhân cố gắng tránh các động tác làm xoắn vặn, gập cổ, gập người. Tốt nhất là có nhiều người hỗ trợ để giữ thẳng lưng, cổ và chân nạn nhân trong quá trình di chuyển. Nếu nạn nhân gãy xương chi gây biến dạng gập góc, cố gắng giữ nguyên tư thế biến dạng khi di chuyển. Khi di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, trong điều kiện nào đó (nền đất, bãi cỏ…) nên kéo hơn là bế. Cách tốt nhất để kéo nạn nhân là túm lấy cổ áo hoặc ống quần.
Những việc nên tránh khi sơ cứu bệnh nhân tai nạn
TS.BS Dương Đình Toàn cũng khuyến cáo không vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu bằng xe máy, xe đạp hay cõng trên lưng. Đặc biệt, không cố lấy những vật nhọn đã găm sâu vào cơ thể nạn nhân, đặc biệt là bụng, ngực, đầu. Các động tác hỗ trợ sơ cứu phải hết sức thận trọng để ngăn ngừa những tổn thương thứ phát, khiến cho tình trạng nạn nhân nặng hơn./.
Trường Giang
Cùng chuyên mục
Những lời chúc mừng năm mới Tết Dương lịch 2025 hay và ý nghĩa
08:35 | 01/01/2025 Giải trí
Mãn nhãn màn pháo hoa chào năm mới 2025 đầu tiên trên thế giới
23:01 | 31/12/2024 Giải trí
Đêm nhạc Acoustic "Đóa xuân ngời": Trải nghiệm âm nhạc và văn hóa Việt Nam độc đáo
18:22 | 31/12/2024 Giải trí
Gala "Nữ hoàng Giọng nói 2024": Tôn vinh những giọng nói truyền cảm hứng cho cộng đồng
11:23 | 31/12/2024 Giải trí
Triển lãm tranh nghệ thuật của nghệ sĩ Hàn Quốc Won Chang Lee Ju Reem tại TP.HCM
16:49 | 30/12/2024 Giải trí
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Huế trong bài thơ “Huế thương”
10:58 | 24/12/2024 Du lịch & Sức khỏe
Các tin khác
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
16:47 | 19/12/2024 Giải trí
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kỷ niệm 44 năm ngày thành lập
08:45 | 18/12/2024 Giải trí
Nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”: Đồng cảm với ước mơ khởi nghiệp của người trẻ
17:08 | 16/12/2024 Giải trí
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị
11:43 | 13/12/2024 Du lịch
Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
16:32 | 11/12/2024 Giải trí
Sôi động tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 4 năm 2024
14:26 | 10/12/2024 Du lịch & Sức khỏe
Khám phá tọa độ vàng: Những điểm du Xuân lý tưởng tại Đà Lạt
15:28 | 08/12/2024 Du lịch
TP.HCM: Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" quận 8 dịp Tết Ất Tỵ sẽ được làm mới
09:52 | 03/12/2024 Giải trí
Dự án MV “Hiệu triệu”: Hàng triệu trái tim thổn thức với tình yêu quê hương đất nước
00:00 | 03/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Thú vị với robot nấu phở Hà thành tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
20:07 | 26/11/2024 Giải trí
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
2 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội