Mới nhất Đọc nhiều

"Sống khỏe" nhờ trồng dược liệu cho doanh thu bạc triệu

Hiệu quả của mô hình trồng cây dược liệu, đặc biệt là các mô hình liên kết giữa nông dân, HTX, doanh nghiệp, đang trở thành đòn bẩy giúp nhiều hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thoát nghèo, làm giàu bền vững.

Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hơn 10 năm, HTX Hợp Thịnh, huyện Cao Lộc, từng chỉ chú trọng vào lĩnh vực chăn nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phát huy lợi thế sẵn có tại địa phương, nhiều thành viên HTX đã mạnh dạn “lấn sân” sang trồng dược liệu cho thu nhập cao.

Hiệu quả cây dược liệu

Ông Đồng Sỹ Tiến, thôn Còn Quyền, xã Hồng Phong là một trong những hộ đầu tiên tham gia liên kết với HTX Hợp Thịnh để phát triển vùng trồng dược liệu, với hơn 6 sào trồng nghệ, thay cho diện tích trồng lúa, ngô cũ cho giá trị kinh tế thấp.

Khi chuyển sang trồng nghệ đen, ông Tiến cho hay, HTX Hợp Thịnh trực tiếp đứng ra kết nối cung ứng cây giống, phân bón và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, người dân chỉ cần bỏ công sức ra chăm sóc mà thu nhập vẫn cao hơn nhiều so với trồng lúa, trồng ngô.

"Sống khỏe" nhờ trồng dược liệu cho doanh thu bạc triệu
Cây nghệ đang cho thu nhập ổn định ở nhiều địa phương tỉnh Lạng Sơn (Ảnh: BLS).

“Cây nghệ cho năng suất từ 1 đến 1,5 tấn/sào. Với giá thu mua 7.000 - 10.000 đồng/kg, mỗi sào nghệ thu về từ 7 đến 15 triệu đồng/vụ, trừ chi phí lãi khoảng 4 - 6 triệu đồng/sào/vụ. Thu nhập từ cây nghệ giúp kinh tế gia đình tôi ngày càng vững vàng”, ông Tiến hồ hởi nói.

Một trong những điểm nhấn trong quá trình phát triển cây dược liệu của HTX Hợp Thịnh là sự linh hoạt trong sản xuất. Đơn cử, trong điều kiện diện tích đất canh tác thiếu, HTX đã chủ động kết nối với các tổ hợp tác, HTX trong và ngoài địa bàn để mở rộng vùng nguyên liệu, vừa phục vụ chế biến, vừa xuất bán sản phẩm tươi.

Không chỉ có vùng trồng nghệ, HTX cũng tích cực đa dạng các loại dược liệu, tiêu biểu như cây hoàn ngọc. HTX đã liên kết với các hộ dân thôn Yên Thủy 2, xã Yên Trạch để xây dựng mô hình trồng cây hoàn ngọc với diện tích 1,5 ha. Mỗi năm, cây cho thu hoạch 2 vụ, với giá thu mua ổn định 4.000 đồng/kg, tính ra trung bình mỗi năm cây hoàn ngọc đem về thu nhập khoảng 6 triệu đồng/sào.

Đại diện HTX Hợp Thịnh cho biết đến nay, HTX đã liên kết sản xuất cây dược liệu với 15 HTX, tổ hợp tác trên địa bàn các huyện: Bắc Sơn, Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định… với tổng diện tích trên 40 ha. Các loại cây dược liệu chủ lực như cà gai leo 16 ha; nghệ các loại 20 ha; hoàn ngọc 2 ha; đương quy 3 ha; hà thủ ô đỏ 2 ha…

Đa dạng vùng trồng

Không chỉ hiệu quả trong các HTX, tổ hợp tác, cây dược liệu đang được mở rộng tại nhiều địa phương tỉnh Lạng Sơn. Điển hình như ở Đình Lập, cây dược liệu đang được định hướng phát triển thành cây trồng chủ lực của huyện trong mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, làm giàu cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Đến nay, Đình Lập là một trong những huyện phát triển dược liệu lớn của tỉnh. Theo lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện, trước đây, các loại cây dược liệu chủ yếu mọc tự nhiên dưới tán cây rừng, nhận thấy có tiềm năng phát triển kinh tế từ loại cây trồng này, thời gian qua, huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho bà con nông dân.

"Sống khỏe" nhờ trồng dược liệu cho doanh thu bạc triệu
Lạng Sơn đang định hướng xây dựng chuỗi liên kết trồng dược liệu nhằm nâng cao giá trị gia tăng (Ảnh: BLS).

Đồng thời, ngành nông nghiệp huyện định hướng người dân mở rộng diện tích, hình thành vùng sản xuất tập trung cây dược liệu. Hiện nay, toàn huyện có khoảng 230 ha cây dược liệu gồm sa nhân, ba kích, trà hoa vàng… Tập trung chủ lực tại các xã Bắc Xa, Kiên Mộc, Bính Xá.

Bà Lù Thị Lường, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, chia sẻ trước đây, gia đình bà phát triển vườn tạp và chăn nuôi theo phong trào, thấy thị trường ưa chuộng loại cây nào, loại con nào thì sẽ học hỏi làm theo, nên thường xuyên xảy ra tình trạng được mùa mất giá, thu nhập bấp bênh.

Đến năm 2018, khi được cán bộ nông nghiệp huyện tuyên truyền, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, bà Lường đầu tư mua 500 cây sa nhân về trồng thử nghiệm dưới tán rừng thông. Thấy cây trồng phát triển tốt, một năm sau, bà tiếp tục mở rộng vùng trồng. Đến nay, gia đình bà có tổng hơn 11.000 cây sa nhân.

Theo bàn Lường, ưu điểm của cây sa nhân chính là trồng được dưới tán rừng, giúp tăng giá trị kinh tế trên cùng một diện tích đất, khả năng sinh trưởng tốt. Hiện nay, toàn bộ cây sa nhân đã cho thu hoạch, giá bán và thị trường đều ổn định.

“Năm 2023, gia đình tôi thu được 1 tạ quả sa nhân tươi, thu hàng trăm triệu. Bên cạnh đó, gia đình tôi còn kết hợp tỉa cây con bán cho các hộ trồng khác, thu nhập được hơn 10 triệu đồng”, bà Lù Thị Lường phấn khởi cho hay.

Hình thành chuỗi giá trị

Với giá trị kinh tế vượt trội, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang chú trọng phát triển, mở rộng vùng trồng dược liệu theo hướng liên kết, hình thành chuỗi giá trị với liên kết chặt chẽ giữa địa phương, nông dân, các HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp.

Không chỉ Đình Lập, hiện nay, các huyện như Hữu Lũng, Lộc Bình, Bắc Sơn… cũng quan tâm, tuyên truyền người dân mở rộng diện tích trồng cây dược liệu.

Nhận thấy nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước rất lớn, hơn nữa cây dược liệu trồng dưới tán rừng tận dụng được tối đa diện tích đất, bên cạnh sự chủ động của các huyện, ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn và các địa phương đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển cây dược liệu.

Đơn cử, công tác tuyên truyền, tập huấn được ngành chuyên môn chú trọng thực hiện. Theo đó, riêng trong năm 2023, Sở NN&PTNT tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức được 470 hội nghị tuyên truyền, tập huấn lồng ghép về phát triển cây dược liệu với các hình thức tuyên truyền đa dạng như: tuyên truyền lưu động, phối hợp đưa tin, bài qua hệ thống loa truyền thanh, phát tờ rơi, tuyên truyền trên mạng xã hội với trên 32.000 lượt người tham gia.

Về nghiên cứu, ứng dụng triển khai khoa học kỹ thuật, thời gian qua, các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục triển khai dự án nghiên cứu, phát triển một số loài dược liệu quý hiếm có giá trị cao như: ngũ gia bì gai, lá khôi, đẳng sâm, ba kích tím, bình vôi, hà thủ ô, hoàng tinh hoa đỏ, lan một lá…

Từ những giải pháp của ngành chuyên môn và sự chủ động của người dân, đến nay, toàn tỉnh đã bước đầu hình thành vùng trồng dược liệu tại các huyện: Đình Lập, Lộc Bình, Bắc Sơn, Văn Lãng với tổng diện tích trên 780 ha với các loại chủ yếu như: sa nhân, ba kích, trà hoa vàng, cát sâm…

Những thành công trên đang tạo tiền đề giúp các địa phương ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các mối liên kết tiêu thụ dược liệu, cho hiệu quả cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành liên kết sản xuất dược liệu giữa doanh nghiệp với các hộ dân trên địa bàn huyện Văn Lãng và Bắc Sơn.

Lệ Chi
vnbusiness.vn

Tin liên quan

Làm giàu từ cây dược liệu trên đất Thái Bình

Làm giàu từ cây dược liệu trên đất Thái Bình

Nhiều người dân ở tỉnh Thái Bình đã thay thế cây lúa, cây hoa màu kém hiệu quả bằng trồng cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thủ tướng ra Công điện chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Thủ tướng ra Công điện chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.
Dự báo thời tiết ngày 4/5/2024: Hà Nội mưa rào, trời mát ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 4/5/2024: Hà Nội mưa rào, trời mát ngày cuối tuần

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 4/5/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.

Cùng chuyên mục

Liên kết phát triển sản phẩm thảo dược tại huyện Sóc Sơn

Liên kết phát triển sản phẩm thảo dược tại huyện Sóc Sơn

Khai thác lợi thế vùng đất đồi gò, bán sơn địa, những năm qua, huyện Sóc Sơn đẩy mạnh phát triển vùng trồng cây dược liệu, tạo nên những sản phẩm có chất lượng với nguồn gốc thiên nhiên, cung cấp cho thị trường.
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước. Nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi giảm, song doanh nghiệp lại không thuyết minh cụ thể tình hình nợ vay tài chính.
Eximbank có Chủ tịch HĐQT mới

Eximbank có Chủ tịch HĐQT mới

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank thay cho bà Đỗ Hà Phương kể từ ngày 26/4.
Doanh nhân Đặng Ngọc Anh: Hãy cứ khao khát, hãy cứ ước mơ!

Doanh nhân Đặng Ngọc Anh: Hãy cứ khao khát, hãy cứ ước mơ!

Doanh nhân Đặng Ngọc Anh là một “minh chứng sống” cho giới trẻ khởi nghiệp khi dám vượt lên, đối diện với khó khăn để tự tin đón nhận thành công. Chị chia sẻ, bản thân đã luôn áp dụng cho chính mình một câu nói: “Hãy cứ khao khát, hãy cứ ước mơ” và đừng bao giờ có ý định từ bỏ đường đua khi nhìn thấy những “ gai góc”.
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Vào ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế dương trở lại trên báo cáo hợp nhất.
ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Các tin khác

Vinamilk có thêm 1 nhà máy đạt chứng nhận trung hòa carbon, đẩy mạnh “xanh hóa” sản xuất

Vinamilk có thêm 1 nhà máy đạt chứng nhận trung hòa carbon, đẩy mạnh “xanh hóa” sản xuất

Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quý I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Vượt thách thức, Sunshine Homes tăng tốc trong kinh doanh và mở rộng dự án

Vượt thách thức, Sunshine Homes tăng tốc trong kinh doanh và mở rộng dự án

Trong bối cảnh thị trường bất động sản 2023 đầy biến động, Sunshine Homes đã không chỉ vượt qua thách thức mà còn đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện qua doanh thu ấn tượng và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.
Sunshine Homes tạo dấu ấn với 5 dự án đắc địa, hứa hẹn thay đổi diện mạo bất động sản

Sunshine Homes tạo dấu ấn với 5 dự án đắc địa, hứa hẹn thay đổi diện mạo bất động sản

Công ty Cổ phần Phát triển Sunshine Homes cho biết, trong thời gian tới, Công ty sẽ ra mắt 5 dự án Sunshine Crystal River, Sunshine Royal Capital, Sunshine Grand Capital, Sunshine Phoenix và Sunshine Heritage Ha Noi, với tổng giá trị sản phẩm dự kiến hơn 200.000 tỷ đồng trong vòng 3 năm (2024 - 2026).
Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Eurowindow Holding kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Năm 2023, Công ty cổ phần Eurowindow Holding mang về hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận, ROE đạt 1,352% và nợ phải trả gần 9.000 tỷ đồng...
Vì sao Công ty TNHH Starshine Maketing bị xử phạt?

Vì sao Công ty TNHH Starshine Maketing bị xử phạt?

Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vừa yêu cầu Công ty TNHH Starshine Maketing thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm BLACK PEARL - CLEOPATRA MASK FOR ALL SKIN TYPES.
Cô sinh viên đa tài Học Viện Báo chí: Được sống với đam mê khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Cô sinh viên đa tài Học Viện Báo chí: Được sống với đam mê khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Trần Thị Thuỷ Phương (sinh năm 1996, Hoài Đức, Hà Nội ) cựu sinh viên khoa Phát Thanh Truyền Hình - Học Viện Báo Chí và Tuyên truyền K35 với hành trình ra trường đầy sự cố gắng.
Nâng cao năng lực kinh tế là mong muốn của hầu hết người Việt Nam hiện nay

Nâng cao năng lực kinh tế là mong muốn của hầu hết người Việt Nam hiện nay

Khảo sát cho thấy hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có "năng lực kinh tế cao hơn".
Nữ tướng Hoa quả Phương Toản: Nói thật, làm thật, kinh doanh bằng sự tử tế

Nữ tướng Hoa quả Phương Toản: Nói thật, làm thật, kinh doanh bằng sự tử tế

SKV - Khi nhắc tới doanh nhân Nguyễn Thị Phương, Tổng giám đốc Công ty TNHH PT Casa, chúng ta đều biết tới người phụ nữ tài trí, lãnh đạo công ty lớn về ngành nội thất. Nhưng chữ “duyên” diệu kỳ trong cuộc sống đã rẽ hướng nữ doanh nhân sang một lĩnh vực mới với tên gọi là nữ tướng "hoa quả".
Công ty Cổ phần Thiên Trường đồng hành với "Theo dấu lịch sử TAKAGI tại Việt Nam"

Công ty Cổ phần Thiên Trường đồng hành với "Theo dấu lịch sử TAKAGI tại Việt Nam"

Công ty cổ phần Thiên Trường – đơn vị có trên 20 năm đồng hành và cùng phát triển với ngành Nhãn khoa đã giới thiệu đến hơn 200 đại biểu tham dự Hội nghị Giám đốc các bệnh viện chuyên khoa mắt Chương trình tri ân của TAKAGI: “THEO DẤU LỊCH SỬ TAKAGI TẠI VIỆT NAM”.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động