Tác động nghiêm trọng của sóng nhiệt đối với trẻ em
UNICEF chỉ ra, trẻ em dễ bị tổn thưởng bởi tác động của các đợt nắng nóng cao điểm, do thân nhiệt tăng cao và nhanh hơn đáng kể so với người trưởng thành, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hay sốc nhiệt cao hơn. Đồng thời, các đợt nắng nóng cực đoan cũng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục, làm giảm khả năng tập trung và học tập của trẻ em.
Các báo cáo mới đây của UNICEF phân tích dữ liệu từ 50 quốc gia ghi nhận, khoảng một nửa số trẻ em ở châu Âu và Trung Á, tương đương 92 triệu trẻ bị ảnh hưởng bởi tần suất các đợt sóng nhiệt cao. Tỷ lệ này cao gấp hai lần mức trung bình toàn cầu - cứ bốn trẻ em thì có một trẻ đối mặt với tần suất sóng nhiệt cao.
Ở khu vực Nam Á, theo UNICEF ước tính, khoảng 76% số trẻ em dưới 18 tuổi, tương đương 460 triệu trẻ, phải sống trong môi trường có mức nhiệt độ cực cao, với ít nhất 83 ngày trong năm nóng hơn 35°C.
Cứ bốn trẻ em ở Nam Á thì có ba trẻ (tỷ lệ 75%) phải tiếp xúc với mức nhiệt độ cực cao, so với tỷ lệ chỉ 32% trên toàn cầu. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra, có đến 28% số trẻ em trên khắp Nam Á phải hứng chịu trung bình 4,5 đợt nắng nóng trở lên mỗi năm, so với mức 24% trên toàn cầu.
Theo Chỉ số Rủi ro khí hậu cho trẻ em (CCRI) năm 2021 của UNICEF, trẻ em ở Afghanistan, Bangladesh, Ấn Độ, Malpes và Pakistan thuộc nhóm “nguy cơ cực kỳ cao” trước những tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan.
Ngay cả trong mùa mưa, nắng nóng vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Trẻ em không thể thích ứng nhanh với sự thay đổi nhiệt độ môi trường. Khi không thể đẩy nhiệt dư thừa ra khỏi cơ thể, trẻ em có thể có các triệu chứng như: Nhịp tim nhanh, chuột rút, nhức đầu, suy nội tạng, mất nước, ngất xỉu và hôn mê ở trẻ nhỏ, cũng như gặp phải những trở ngại trong quá trình phát triển do rối loạn chức năng thần kinh và các bệnh tim mạch, hay phát triển trí tuệ kém ở trẻ sơ sinh.
UNICEF khuyến nghị một số biện pháp cho các chính phủ, gồm đưa các phương án thích nghi và giảm tác động của nắng nóng vào các cam kết khí hậu, từ đó giảm nguy cơ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, xây dựng các chính sách ứng phó thiên tai, đồng thời đặt trẻ em là trung tâm trong tất cả kế hoạch.
Theo UNICEF, các chính phủ cần đầu tư thêm cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu để giúp phòng ngừa, hành động sớm, chẩn đoán và điều trị các bệnh do ảnh hưởng của các đợt sóng nhiệt ở trẻ em, như thúc đẩy đào tạo thêm đội ngũ nhân viên y tế cộng đồng; đầu tư cho các hệ thống quốc gia cảnh báo sớm về khí hậu, tiến hành đánh giá môi trường địa phương, tăng cường khả năng sẵn sàng cho tình trạng khẩn cấp và kêu gọi các sáng kiến mới tăng khả năng thích ứng.
UNICEF kêu gọi các nhân viên tuyến đầu, cha mẹ, gia đình, người chăm sóc và chính quyền địa phương bảo vệ trẻ em bằng cách tăng cường nhận thức về thực hiện các biện pháp phòng ngừa và nhận biết tình trạng sốc nhiệt, xác định các triệu chứng, cũng như tìm hiểu để có thể sơ cứu trẻ đúng cách khi cần.
Trẻ em và cả thanh niên, thiếu niên là những nhóm dễ bị tổn thương nhất và là những người phải hứng chịu tác động nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Giám đốc UNICEF khu vực Nam Á Sanjay Wijesekera nhấn mạnh: Trẻ nhỏ đơn giản là không thể chịu được cái nóng, do đó thế giới cần hành động ngay để bảo vệ trẻ em.
Nguồn: Tác động nghiêm trọng của sóng nhiệt đối với trẻ em
Tin liên quan

Trời nắng nóng - Lưu ý để bảo vệ sức khỏe trẻ em
11:24 | 12/06/2023 Tư vấn

Chăm sóc sức khỏe trong ngày nắng nóng: Lựa chọn thức uống tốt cho cơ thể
15:32 | 14/06/2023 Tin tức
Cùng chuyên mục

2 nhà khoa học nghiên cứu công nghệ mRNA đoạt giải Nobel Y Sinh 2023
11:59 | 03/10/2023 Thế giới

Tìm ra loại thuốc mới có tác dụng tương tự như việc tập thể dục nghiêm ngặt
16:15 | 02/10/2023 Thế giới

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một thế giới
11:04 | 30/09/2023 Thế giới

Canada cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa Covid-19 thế hệ mới
10:14 | 29/09/2023 Thế giới

Pakistan điều tra thuốc tiêm gây mất thị lực mắt
14:23 | 27/09/2023 Thế giới

"Tăng động" (ADHD) tiềm ẩn nguy cơ thúc đẩy phát triển rối loạn tâm thần và tự tử
06:20 | 23/09/2023 Thế giới
Các tin khác

Ấn Độ tăng cường ngăn chặn virus Nipah lây lan
10:00 | 18/09/2023 Thế giới

Nguy cơ đông máu liên quan đến dùng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai
12:07 | 17/09/2023 Thế giới

Ấn Độ kiểm soát virus Nipah
14:47 | 14/09/2023 Thế giới

Trung Quốc phát triển thận trong phôi lợn
10:08 | 12/09/2023 Thế giới

Người đầu tiên thử nghiệm vắc xin ung thư: Kết quả vượt mong đợi
18:00 | 11/09/2023 Thế giới

Ung thư phổi có thể do chất khử trùng trong máy tạo độ ẩm
08:30 | 08/09/2023 Thế giới

Mô hình phôi người đầu tiên ra đời theo cách đặc biệt
15:50 | 07/09/2023 Thế giới

Liên hợp quốc kêu gọi miễn áp dụng bản quyền với vaccine COVID-19
16:32 | 03/09/2023 Thế giới

Phát hiện khả năng trị khỏi HIV của một loại thuốc sẵn có
16:38 | 02/09/2023 Thế giới

Chia sẻ công khai các thông tin về nghiên cứu công nghệ vaccine ngừa Covid-19
16:58 | 30/08/2023 Tin nổi bật

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028
6 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh
24-09-2023 13:22 Hoạt động hội

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023
19-08-2023 08:56 Hoạt động hội

Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam
14-08-2023 16:43 Hoạt động hội

Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"
15-07-2023 13:08 Hoạt động hội