Tác dụng của vừng đen theo Đông y
Những tác dụng ít người biết của mè đen với sức khỏe |
Theo y học cổ truyền, hạt vừng đen có tên thuốc là hắc chi ma. Vừng đen tính bình (có sách ghi hàn), vị ngọt. Lợi về kinh phế tỳ can thận, nhuận táo 5 tạng, hoạt tràng, lương huyết giải độc, trừ gió độc. Dùng chữa các chứng bệnh can thận bất túc, bệnh mạn tính suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể, thiếu máu, thiếu sữa, râu tóc bạc sớm, da vàng khô, tăng huyết áp, táo bón, trừ phong tê thấp, kiện não, ích trí là thức ăn tốt cho người già, phụ nữ, trẻ em.
![]() |
Hạt vừng đen. |
Hạt vừng đen ép sống, lấy dầu uống mỗi lần 1 thìa canh với ít rượu để chữa tụ máu, đau nhức, sưng tấy do ngã. Dầu vừng đen còn có tác dụng hạ thấp cholesterol trong máu vì chứa nhiều acid béo không bão hòa.
Dùng dầu vừng ép từ hạt vừng đen hoặc chè vừng (chí ma phù), cháo vừng... có tác dụng nhuận táo, thông tiện, giải độc, trị đầy bụng khó tiêu, viêm đại tràng, da khô nứt nẻ...
Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng hạt vừng đen sao cháy tán bột, mỗi lần uống 12g với ít rượu pha mật hoặc nước gừng để chữa đau lưng. Phụ nữ có thai sắp sinh con thường ăn chè vừng đen để dễ đẻ; sau khi đẻ bị thiếu sữa, đem sao hạt vừng đen với muối giã ăn với cơm hàng ngày. Để chữa nhọt lở lâu ngày không liền miệng, lấy hạt vừng đen 20 - 30g sao cháy, giã đắp hàng ngày.
![]() |
Dầu vừng đen. |
Một số bài thuốc từ vừng đen
Thuốc bổ mạnh gân xương: Hạt vừng đen 300g đồ chín, phơi khô, sao vàng; lá dâu non 500g rửa sạch, phơi trong râm hoặc nắng nhẹ cho khô, vò nát bỏ cuống và gân lá, sấy khô. Tán 2 thứ riêng biệt, rây thành bột mịn, trộn đều, thêm dầu mật ong đánh nhuyễn thành khối bột không dính tay, làm viên khoảng 1g. Thuốc có màu đen, hơi mềm, vị ngọt, mùi thơm. Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Người lớn, mỗi lần 10 - 20g; trẻ em 5 - 10g.
Thuốc an thần, gây ngủ: Hạt vừng đen 40g rang chín; hạt đỗ đen 40g sao; hạt muồng 20g sao; lá vông 40g; lá dâu non 40g, lạc tiên 20g, vỏ núc nác 12g sao với rượu. Tất cả làm khô, giã nhỏ, rây bột mịn, thêm đường đủ ngọt luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.
Chè vừng đen nấu với hạt sen là món ăn vị thuốc an thần thông dụng của nhân dân ta cũng như nhân dân một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
![]() |
Chè vừng đen. |
Chữa cao huyết áp: Vừng đen, hà thủ ô, ngưu tít, các vị bằng nhau tán nhỏ, dùng mật viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10g
Chữa táo bón: hạt vừng đen 300g rang chín, giã nhỏ, rây bột; lá cối xay 300g thái nhỏ, nấu với 2 - 3 lần nước rồi cô thành cao đặc. Trộn bột với cao, làm thành bánh 5g. Ngày dùng 2 bánh, hãm với nước sôi, uống sau mỗi bữa ăn. Hoặc hạt vừng đen 20g; sinh địa, huyền sâm, mạch môn, sa sâm mỗi vị 16g; thạch hộc 12g. Tất cả phơi khô, sao vàng, tán bột, luyện với mật ong vừa đủ để làm viên, ngày uống 10 - 20g.
Chữa táo bón do trương lực cơ giảm: Vừng đen 12g, đảng sâm 16g; bạch truật, sài hồ, hoài sơn, kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc vừng đen 8g; hoàng kỳ, bạch truật, đảng sâm, sài hồ, thăng ma mỗi vị 12g; đương quy, nhục thung dung, bá tử nhân mỗi vị 8g; trần bì, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống.
Chữa tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu: Hạt vừng đen, rễ hà thủ ô đỏ, rễ ngưu tất mỗi vị 100g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ rây bột mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chữa suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể, chống lão suy: Bắp bò 500g chỉ lấy nạc (bỏ hết gân mỡ), vừng đen 160g, hà thủ ô 80g, táo đỏ 6 quả, gừng tươi 2 lát, gia vị vừa đủ. Hầm nguyên bắp bò với hà thủ ô, táo, hầm cho chín. Cho vừng đã tán bột vào. Đun thêm 10 phút, lấy bắp bò ra, thái miếng, ăn cái, uống thang.
Chống lão suy, bạc tóc: Vừng đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu tương, hạt dẻ, đại táo. Mỗi vị 30g. Gạo tẻ 50g. Vo sạch 8 thứ, nấu cháo loãng. Ăn nóng với đường. Ăn liền 1 tuần, nghỉ 1 tuần rồi có thể ăn tiếp 1 liệu trình mới.
Ngăn ngừa nếp nhăn, chống da khô, ngứa da: Bột vừng (không muối) ăn hàng ngày bắt đầu 20g tăng lên 40g trong 4-5 tháng.
Chữa viêm mũi mạn tính: Lấy một ít dầu vừng đem đun sôi, giữ nhỏ lửa cho sôi nhẹ 15 phút. Khi nguội, đổ dầu vào lọ sạch có nút kín, dùng dần. Ngày nhỏ mũi 3 lần: mới đầu chỉ nhỏ 2-3 giọt, khi đã quen thì tăng lên 4-5 giọt. Sau khi nhỏ thuốc không cử động mạnh 2-3 phút cho dầu lan ra ngấm kỹ vào niêm mạc mũi.
Chữa chân tay đau buốt hơi thũng: Đây là chứng do thấp nhiệt thâm nhiễm làm chân tay đau buốt và hơi thũng. Cách chữa: lấy 40g hạt vừng đen, rang có mùi thơm, tán bột, đổ vào 40g rượu, ngâm trong một đêm, chia đều uống nhiều lần.
Bồi bổ khí huyết, làm cho da thịt săn đẹp, mịn màng, tăng cường tuổi thọ: Hạt vừng đen 375g, gạo tẻ 750g, đậu đỏ, đậu tương, đậu xanh, mỗi thứ 700g, chè búp 500g, tiểu hồi 150g, hoa tiêu 75g, gừng khô 30g, muối tinh 30g. Tất cả sao vàng, tán nhỏ. Ngày dùng 6 - 10g hãm với nước sôi để uống.
Dù vừng đen có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gặp phải tác dụng phụ ngoài mong muốn. Theo khuyến cáo, mỗi ngày một người có thể ăn từ 15 - 20g vừng đen. Nên ăn vừng đã chín để đảm bảo hương vị thơm ngon, tốt cho tiêu hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
05:05 | 23/04/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Một số bài thuốc, món ăn từ đậu đỏ
09:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây nho: “Trợ thủ đắc lực” cho hành trình kiểm soát huyết áp cao
07:00 | 23/04/2025 Y học cổ truyền

Cây lộc vừng: “Thần dược xanh” cho lá gan khỏe mạnh
21:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây tầm gửi: “Vũ khí xanh” kiểm soát huyết áp cao toàn diện
19:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mộc qua: Giải pháp toàn diện cho tiêu hóa và hô hấp
15:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
13:55 | 22/04/2025 Hoạt động hội
Các tin khác

Cây dâm bụt: Khắc tinh của viêm họng và ho kéo dài
13:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Củ nghệ đen: Bí quyết vàng cho xương khớp và hệ tiêu hóa
11:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Lá dứa: Thần dược tự nhiên cho hệ tiêu hóa và giải nhiệt cơ thể
09:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây mơ: Giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể
07:00 | 22/04/2025 Y học cổ truyền

Cây vông nem: “Thần dược” cho giấc ngủ sâu và tâm trí an yên
17:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây xô thơm: Bí quyết vàng cho hệ tiêu hóa và giảm đau bụng hiệu quả
13:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cây ngải dại: Cách sử dụng trong điều trị bệnh ngoài da
09:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Rễ cây ngũ gia bì: Dược liệu đánh bay đau nhức và phong thấp
07:00 | 21/04/2025 Y học cổ truyền

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm
19:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa
17:00 | 20/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
19 giờ 14 phút Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
4 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều