Thái Nguyên- Chương trình OCOP làm phong phú thêm đời sống văn hóa người dân nông thôn

Thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn mà còn làm phong phú thêm đời sống văn hóa của người dân nông thôn, thông qua các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Thái Nguyên- Chương trình OCOP làm phong phú thêm đời sống văn hóa người dân nông thôn
Thái Nguyên nổi tiếng với đặc sản chè đạt chuẩn OCOP.

Kể từ khi UBND tỉnh ra Quyết định số 3485/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 về việc ban hành Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2019 - 2025, đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên có 240 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao (trong đó có 149 sản phẩm 3 sao, 89 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao cấp Quốc gia). Đặc biệt, từ khi thực hiện chương trình, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên được nhiều người biết đến và hầu hết mỗi địa phương đều có những nông sản đặc sản nức tiếng như Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên), Miến dong Việt Cường (Đồng Hỷ), Gạo Bao thai (Định Hóa), Gạo nếp Thầu Dầu (Phú Bình), Bánh chưng Bờ Đậu (Phú Lương), Khau nhục (Võ Nhai, Định Hóa), Tương Úc Kỳ, Nham trám Hà Châu (Phú Bình) và nhiều danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc là lợi thế cho phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch...

Tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong triển khai, thực hiện chương trình. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ các địa phương, chủ thể thực hiện chu trình, chuyển đổi số trong Chương trình OCOP, hướng dẫn livestream bán sản phẩm OCOP trên mạng xã hội… Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm được đẩy mạnh với một số hoạt động như Hội chợ “Mỗi xã, phường một sản phẩm”; trưng bày sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tại các sự kiện chính trị lớn của tỉnh; các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP trên hệ thống truyền thông đa phương tiện, sàn giao dịch thương mại điện tử. Đến nay, cơ bản 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đã được hỗ trợ và đưa lên 2 sàn Postmart.vn và Voso.vn. Không chỉ vậy, việc quảng bá sản phẩm OCOP còn được thực hiện thông qua hệ thống gian hàng, điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đặc trưng của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, trong xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các sở, ngành và các hợp tác xã, đơn vị không chạy theo số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng. Bên cạnh tiêu chuẩn chung của nhà nước, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành tiêu chuẩn riêng là sản phẩm đạt OCOP phải có vùng nguyên liệu, sản lượng (đủ lớn) ổn định, có quy trình sản xuất tiên tiến, đặc biệt chú trọng trong khâu chế biến. Bởi vậy, các sản phẩm được công nhận OCOP ở Thái Nguyên là những sản phẩm có chất lượng, giá trị. Nhiều sản phẩm khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường như: Chè tôm nõn của HTX chè Hảo Đạt, miến Việt Cường của HTX miến Việt Cường, gà đồi Phú Bình, tương Úc Kỳ, nõn măng nứa và mộc nhĩ khô Võ Nhai…

Thái Nguyên- Chương trình OCOP làm phong phú thêm đời sống văn hóa người dân nông thôn
Lãnh đạo Văn Phòng Điều phối Nông thôn mới Thái Nguyên bên mô hình trồng măng trúc.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, trong 5 tháng đầu năm, để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh đã xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để phối hợp, thực hiện đồng bộ các giải pháp; rà soát, lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương để đầu tư phát triển; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực để tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn, đạt chuẩn OCOP, mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, việc phát triển các sản phẩm OCOP được tỉnh Thái Nguyên xem là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị liên kết phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh đã chủ động ban hành các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, OCOP với các chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng vùng nguyên liệu, điểm giới thiệu và bán sản phẩm... Với 277 làng nghề, làng nghề truyền thống và 240 sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao, tỉnh Thái Nguyên tập trung gắn phát triển sản phẩm OCOP với phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững.

Xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện chương trình OCOP, hợp tác xã nông sản Ong Vàng ở xã Cao Ngạn, thành phố Thái Nguyên năm nay đăng ký 2 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP 3 sao, gồm mật ong hoa rừng và phấn hoa. Giám đốc HTX Chị Phạm Thị Oanh cho biết, khi được UBND xã Cao Ngạn lựa chọn thực hiện Chương trình OCOP, hợp tác xã nông sản Ong Vàng xác định phải tuân thủ các điều kiện trong mọi quy trình. 2 sản phẩm đăng ký thực hiện đều là đặc trưng với hợp tác xã nông sản Ong Vàng và với vùng miền, có tác dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe người sử dụng. Hiện nay, toàn bộ quy trình, từ đăng ký mã số, mã vạch, mẫu mã sản phẩm, câu chuyện sản phẩm… hợp tác xã nông sản Ong Vàng đã hoàn thiện, chờ ngành chức năng của thành phố, thẩm định, chấm điểm...

Tại thành phố Thái Nguyên, thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025, thành phố dự kiến đưa 7 xã về đích nông thôn mới nâng cao và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Thành phố Thái Nguyên đã có 2 xã về đích nông thôn mới kiểu mẫu, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hiện Thành phố còn 7 địa phương đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới, còn lại một số chỉ tiêu đang phấn đấu hoàn thiện trong năm 2024. Dự kiến, trong 7 địa phương đang thực hiện về đích nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu còn 5 xã đang gấp rút các nội dung được chứng nhận sản phẩm OCOP gồm: Phúc Hà, Đồng Liên, Linh Sơn và Huống Thượng. Khi được chứng nhận, toàn thành phố sẽ có trên 40 sản phẩm OCOP.

Thông qua kết quả tự đánh giá, trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, hiện nay xã Phúc Hà đã hoàn thành 16 tiêu chí, 3 tiêu chí còn lại đang tích cực triển khai thực hiện và hoàn thiện hồ sơ minh chứng. Qua khảo sát những thế mạnh của địa phương, xã Phúc Hà lựa chọn giò lụa Vân Thông đăng ký sản phẩm OCOP 3 sao. Sản phẩm hiện nay đã và đang được nhiều người tin dùng nhờ hương vị thơm ngon, đậm vị, không sử dụng chất phụ gia, tạo màu… bảo đảm cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 37 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm được chứng nhận 5 sao, 26 sản phẩm đạt 4 sao, 10 sản phẩm đạt 3 sao.

Việc nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP đã góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất cũng như hiệu quả sản xuất cho người dân khu vực. Phát huy những kết quả đạt được, tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản của địa phương để cùng với các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm...

PV

Tin liên quan

Điều tra, xử lý và tăng cường biện pháp phòng chống ngộ độc rượu

Điều tra, xử lý và tăng cường biện pháp phòng chống ngộ độc rượu

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế thành phố Hà Nội và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên điều tra, xử lý và tăng cường biện pháp phòng chống ngộ độc rượu trên địa bàn.
Huyện Phú Lương- Thái Nguyên quyết tâm về đích nông thôn mới đúng hẹn

Huyện Phú Lương- Thái Nguyên quyết tâm về đích nông thôn mới đúng hẹn

Luôn xác định việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tập trung đoàn kết, chung sức, đồng lòng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi xây dựng huyện Phú Lương ngày càng đổi mới về mọi mặt, là tiền đề quan trọng để Phú Lương quyết tâm xây dựng đạt chuẩn huyện nông thôn mới “về đích” đúng hẹn.
Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức xây dựng nông thôn mới

Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân để hoàn thiện các tiêu chí. Đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện.

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tiếp theo chuỗi hoạt động diễn ra tại Hà Nội, mới đây, tại Thái Bình, Chương trình Hành trình OCOP đã tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị tại Hà Nội.
Doanh thu cán mốc kỷ lục, cổ phiếu VNM “nổi sóng”

Doanh thu cán mốc kỷ lục, cổ phiếu VNM “nổi sóng”

Trong 10 phiên gần nhất (22/07 - 02/08), cổ phiếu VNM của ông lớn ngành sữa CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) được khối ngoại mua ròng hơn 1,2 ngàn tỷ đồng. Thanh khoản cổ phiếu ông lớn ngành sữa cũng ghi nhận khối lượng kỷ lục từ trước tới nay.
Thừa Thiên Huế: Phối hợp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

Thừa Thiên Huế: Phối hợp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Quyết định số 2002/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu sản xuất tiêu thụ trong nước trên địa bàn tỉnh.

Các tin khác

Kiên Giang: Phường Dương Đông, thành  phố Phú Quốc tập trung nguồn lực phát triển toàn diện Kinh tế - Xã hội

Kiên Giang: Phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc tập trung nguồn lực phát triển toàn diện Kinh tế - Xã hội

Thực hiện chương trình công tác trọng tâm năm 2024, được sự quan tâm của Đảng ủy, sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trong phường dưới sự giám sát của HĐND, UBND phường Dương Đông tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, chú trọng các giải pháp xử lý rác thải, giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ tài nguyên và nguồn lợi thủy sản, phát huy thế mạnh về Du lịch trên địa bàn, nhờ đó Kinh tế - Xã hội của toàn phường được duy trì ổn định.
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ đồng, nợ xấu chỉ 1,59%

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ đồng, nợ xấu chỉ 1,59%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank - Mã: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
FPT Retail: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 22%

FPT Retail: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 tăng trưởng 22%

Ngày 30/7/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 của FPT Retail tăng trưởng 22%. Trong khi chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu ghi nhận doanh thu tăng trưởng ở mức 67% so với 6 tháng đầu năm 2023.
SeABank lãi "khủng", sắp trả cổ tức tỷ lệ 14%

SeABank lãi "khủng", sắp trả cổ tức tỷ lệ 14%

Trong quý II/2024, lãi trước thuế của SeABank đạt 1.732 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm, SeABank lãi trước thuế 3.238 tỷ đồng, tăng 61%. Ngoài ra, ngân hàng này cũng chuẩn bị trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ gần 14%.
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ

Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ

Một số đơn vị đang triển khai ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây atiso đỏ tại Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
Vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Đắk Lắk - Mondulkiri, Campuchia giai đoạn 2024 - 2025

Vun đắp tình hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa tỉnh Đắk Lắk - Mondulkiri, Campuchia giai đoạn 2024 - 2025

SKV - Tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới dài 71,972 km tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia. Dọc tuyến biên giới có hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp giáp với huyện Ko Nhét và một phần huyện Pachchanđa thuộc tỉnh Mondulkiri. Trong những năm qua, Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động góp phần vào sự phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa nhân dân tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) và nhân dân tỉnh Mondulkiri (Campuchia).
Công ty Dược lớn nhất sàn báo lãi thấp nhất trong vòng ba quý, cầm hơn 2.700 tỷ đồng tiền mặt

Công ty Dược lớn nhất sàn báo lãi thấp nhất trong vòng ba quý, cầm hơn 2.700 tỷ đồng tiền mặt

Quý II/2024, Công ty Dược Hậu Giang báo lãi sau thuế 192 tỷ đồng, giảm 27% với quý II/2023. Đây cũng là mức lãi quý thấp nhất trong vòng ba quý.
Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Ngày 22/7/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm. Kết quả kinh doanh ấn tượng đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận hat-trick giải thưởng danh giá “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” từ 3 tổ chức uy tín hàng đầu thế giới là Euromoney, FinanceAsia và Global Finance.
Bất động sản Phát Đạt thực hiện 12% kế hoạch năm sau 6 tháng, nói không với nợ trái phiếu

Bất động sản Phát Đạt thực hiện 12% kế hoạch năm sau 6 tháng, nói không với nợ trái phiếu

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) lãi sau thuế gần 50 tỷ đồng trong quý II/2024. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Phát Đạt ghi nhận hơn 170 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 102 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 17% và 64% so với cùng kỳ.
Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Trong giai đoạn tới, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) thực hiện kế hoạch phát triển bền vững, ổn định, hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng hoạt động tư vấn đầu tư và cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho nông nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục.
Xem thêm
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 28/7, Chi Hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2024.
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Phiên bản di động