Xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm

Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Bánh Trung thu "handmade": Có đảm bảo an toàn thực phẩm? Thành phố Hà Nội nỗ lực bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
Xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho thấy, công tác chỉ đạo, điều hành và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật quyết liệt triển khai sớm ngay từ đầu năm. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông được đẩy mạnh, đa dạng hóa hình thức truyền thông. Việc kết hợp giữa tuyên truyền mang tính chất khuyến khích, hướng dẫn với tuyên truyền mang tính răn đe đã phát huy hiệu quả công tác truyền thông an toàn thực phẩm (ATTP).

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, toàn ngành Y tế kiểm tra trên 232,7 nghìn cơ sở, phát hiện trên 15 nghìn cơ sở vi phạm về ATTP, giảm so với cùng kỳ năm 2023 (40.403 cơ sở); đã xử lý 3.341 cơ sở, phạt tiền 2.285 cơ sở với số tiền phạt 19,86 tỷ đồng.

Ngành nông nghiệp thanh tra 4.659 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính 232 cơ sở, giảm so với cùng kỳ năm 2023 (11%) với số tiền phạt 2,228 tỷ đồng.

Ngành Công Thương kiểm tra 3.068 vụ; xử lý 2.488 vụ; xử phạt 18,17 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 17,5 tỷ đồng. Các đơn vị trong Công an nhân dân đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 3.060 vụ với 3.074 đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, khởi tố 6 vụ/10 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 2.111 vụ với gần 1.999 cá nhân, 119 tổ chức, tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 9 tỷ đồng; chuyển cơ quan khác xử phạt theo thẩm quyền 456 vụ, tổng số tiền phạt 4,19 tỷ đồng.

Công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm được triển khai quyết liệt và đồng bộ, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các sự kiện, hội nghị lớn của quốc gia, không để có sự cố về an toàn thực phẩm đối với các sự kiện lớn của quốc gia và quốc tế tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 70 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 2.942 người mắc và 12 trường hợp tử vong, tăng cả về số vụ và số mắc so với cùng kỳ năm trước.

Đánh giá tình hình về ATTP thời gian qua, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP HCM - địa phương đầu tiên của cả nước có Sở ATTP được hoạt động từ ngày 1/1/2024, cho biết, những tháng đầu năm, thành phố không xảy ra vụ việc nghiêm trọng về ATTP. Tuy nhiên, Sở ATTP luôn đề cao cảnh giác trước nguy cơ mất ATTP vì dân số TP HCM rất lớn. Trong đó, nguy cơ lớn là tình trạng bùng phát các chợ tự phát, điểm bán hàng không phép, bàn hàng online. Bà Lan cũng nêu vướng mắc trong việc sử dụng bộ test nhanh ATTP, mong muốn Bộ Y tế hướng dẫn về các bộ test chuẩn.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương, thành phố bảo đảm cung ứng 60% nhu cầu thực phẩm, còn lại là nhập từ các địa phương khác và từ nước ngoài. Do đó, việc kiểm tra xuất xứ nguồn gốc là vấn đề quan trọng. Dự kiến, thời gian tới, thành phố tập trung vào kiểm tra ATTP trong trường học, xung quanh trường học và dịp Tết Trung thu. Ông cũng nêu thực trạng về việc khó kiểm tra sản phẩm kinh doanh qua mạng, "khi phát hiện sai phạm nhưng đến kiểm tra thì địa chỉ không đúng hoặc đóng cửa, trang web không hoạt động nữa".

Xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm
Ảnh minh họa.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ghi nhận, thời gian qua, các bộ, ngành, đặc biệt là các bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm, đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả tích cực. Chúng ta đang đi đúng hướng và các giải pháp đề ra đã và đang phát huy tác dụng.

Cho rằng nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn hiện hữu, Phó Thủ tướng chỉ ra một số hạn chế, nổi lên là vấn đề ngộ độc thực phẩm với số lượng đông người mắc, số vi phạm phát hiện được và phải áp dụng các chế tài tăng…

Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ đã và đang được giao, các biện pháp trong Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Sử dụng một cách hiệu quả nhất, tập trung nhất nguồn lực thực tế hiện có. Trước ý kiến của các bộ, địa phương về vấn đề tăng biên chế cho công tác này, Phó Thủ tướng cho rằng tăng thêm biên chế là rất khó khăn, mỗi nơi thêm một người cũng không ăn thua, cần nghĩ thêm giải pháp khác.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đề xuất hoàn thiện thể chế, trong đó đề xuất sửa đổi Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP theo trọng tâm, trọng điểm và có đầu ra. Giải pháp phải khả thi.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý ba Bộ gồm: Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương vận hành đúng công suất, thiết thực hệ thống cơ sở dữ liệu, tiếp tục đầu tư trong khả năng của mình để làm giàu cơ sở dữ liệu, kết nối với hệ thống của Bộ Y tế để vận hành một cách thông suốt.

Các cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp chú trọng truyền thông hướng dẫn tiêu dùng thông minh. Nêu rõ, trong bảo đảm ATTP thì ý thức của người dân, hình thành thói quen, văn hóa tiêu dùng là mới bền vững, “chứ tăng gấp mười lực lượng, đi kiểm tra từng nơi chưa chắc hiệu quả”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, định hướng tiêu dùng là hết sức quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài.

Cùng với đó, cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm, truyền thông để cảnh tỉnh. TP HCM tiếp tục vận hành mô hình Sở An toàn thực phẩm, có đánh giá trong quá trình thực hiện thí điểm để đóng góp ý kiến cho trung ương đề xuất mô hình, kiện toàn tổ chức, tăng cường nguồn lực.

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ đang tích cực triển khai chương trình OCOP, theo đó, đã công nhận 12.075 sản phẩm đạt chuẩn "OCOP 3 sao" trở lên, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (10.881 sản phẩm). Bộ đang hoàn thiện, trình Chính phủ Đề án "Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030".

Theo đại diện Bộ Công an, thời gian qua, cơ quan Công an đã quyết liệt kiểm tra về ATTP. 6 tháng đầu năm, các đơn vị trong Công an nhân dân đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 3.060 vụ (tăng 31 vụ so với cùng kỳ năm 2023) với 3.074 đối tượng vi phạm pháp luật về ATTP; khởi tố 6 vụ với 10 đối tượng (trong khi cùng kỳ năm 2023 chỉ khởi tố 1 vụ).

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định số 1420/QĐ-TTg ngày 18/11/2024 về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Kon Tum: Tăng cường thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Kon Tum: Tăng cường thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

SKV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp vừa ký ban hành Công văn số 4103/UBND-NC về việc tăng cường thực hiện các quy định của pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong

Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong

SKV - Sở Y tế tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 10 và nhiệm vụ công tác trọng tâm tháng 11 năm 2024.

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua có 7 nhóm điểm mới cơ bản.
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

Hơn ba thập kỷ nỗ lực không ngừng, ngành y học Việt Nam đã đạt được những kỳ tích trong lĩnh vực ghép tạng, trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng ca ghép mỗi năm. Tuy nhiên, đi đôi với những thành công là thách thức: lớn nguồn tạng hiến còn rất hạn chế. Đây là vấn đề cần sự chung tay của cả cộng đồng để mở ra cánh cửa hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân.
Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Tọa đàm thông tin về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Tại tọa đàm “Mua bán thuốc online - Nên hay không?” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, quy định về mua bán thuốc online là một trong những điểm mới của dự án Luật Dược (sửa đổi) đang trình Quốc hội.
Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Sáng 12/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã giải trình làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế.

Các tin khác

Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Trả lời chất vấn đại biểu chiều 11/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập.
Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị

Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị

Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Chỉ 27% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn...
Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược

Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược

Chiều 3/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu

Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu

Mới đây, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị Khoa học Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Sức khỏe và Hệ thống y tế xanh châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6.
Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những điểm mới Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân là bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho Quỹ BHYT.
Cần khắc phục kịp thời tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế

Cần khắc phục kịp thời tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần khắc phục kịp thời trạng thiếu thuốc, thiếu vaccine; đảm bảo công tác đấu thầu, mua sắm vật tư y tế mang lại hiệu quả trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.
Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững

SKV - Ngày 28/10 tại Hà Nội, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y tế Công cộng tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 4 về phòng, chống tai nạn thương tích (PCTNTT) với chủ đề: “Giảm thiểu gánh nặng do thương tích: Hiệu quả của các chính sách và can thiệp bền vững”.
Điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế khi mua thuốc ngoài bệnh viện

Điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế khi mua thuốc ngoài bệnh viện

Ngày 30/10, Bộ Y tế tổ chức hội thảo phổ biến Thông tư số 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám bệnh, chữa bệnh và xin ý kiến các quy định thanh toán BHYT.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động