Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?
Đồ uống có đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe [Infographic] 5 loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng vọt |
Hệ lụy từ việc tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường
Ở Việt Nam, tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng mạnh trong những năm qua. Theo số liệu thống kê của Euromonitor 2023, tổng tiêu thụ đồ uống có đường đã tăng nhanh (420%) từ 1,59 tỷ lít năm 2009 lên 6,67 tỷ lít năm 2023. Tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18,5 lít/người năm 2009, lên thành 66,5 lít/người năm 2023 (tăng ở mức 350%).
Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam tiêu thụ nhiều nước giải khát - đồ uống có đường phổ biến nhất, được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa cả ở người trưởng thành và trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận…
![]() |
Đồ uống có đường gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe. Ảnh minh họa. |
Khuyến nghị của WHO về đường là nên giảm tiêu thụ đường tự do trong suốt quá trình sống. Trong đó, ở cả người lớn và trẻ em, giảm lượng đường tự do ăn vào dưới 10% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày, tương đương với 12 thìa cà phê đường. Cách tốt nhất nên giảm thêm lượng đường tự do ăn vào xuống dưới 5% (6 thìa cà phê đường) tổng năng lượng ăn vào sẽ mang lại lợi ích bổ sung.
Phó giáo sư Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) cảnh báo, người tiêu thụ nước ngọt thường xuyên từ 1-2 lon/ngày hoặc nhiều hơn có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi uống các loại thức uống này.
Chính sách giảm thiểu sử dụng đồ uống có đường
Bà Đinh Thị Thu Thủy - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Y tế) nhấn mạnh, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng cũng như tác hại của đồ uống có đường và Bộ Tài chính đã đưa đồ uống có đường vào là một mặt hàng đánh thuế trong dự thảo Luật Thuế tiêu thu đặc biệt (sửa đổi). Việc áp thuế đối với đồ uống có đường lần đầu tiên đưa ra trong dự thảo Luật nên hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm cho rằng: thuế tiêu thụ đặc biệt là biện pháp hiệu quả để làm giảm sử dụng nước ngọt và hiện là thời điểm thích hợp, cần thiết để áp thuế đồ uống có đường.
"Việt Nam nên xem xét áp dụng lộ tình tăng thuế hàng năm để thuế đồ uống có đường ở mức 40% giá bán nhà sản xuất (tức là 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO) vào năm 2030 để bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường (dán nhãn mặt trước, cấm quảng cáo...)", bác sĩ Lâm đề xuất.
![]() |
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt là giải pháp quan trọng để giảm tiêu thụ đồ uống có đường. Ảnh minh họa. |
Các chuyên gia tham gia tọa đàm cũng nhấn mạnh áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là một trong các giải pháp can thiệp quan trọng được WHO khuyến nghị nhằm giảm mức tiêu thụ và các tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn đồ uống lành mạnh hơn do tác động của việc áp thuế làm tăng giá sản phẩm. Từ đó, giúp giảm nguy cơ béo phì và nguy cơ phát triển các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt bệnh đái tháo đường đang tăng rất nhanh trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của WHO, tính đến tháng 8/2023, đã có gần 120 quốc gia áp thuế đối với đồ uống có đường, trong đó 104 quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường trên toàn quốc.
Ở Đông Nam Á, hiện có Thái Lan, Malaysia, Philippines và Brunei, Campuchia và Lào đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường.
Đối với Việt Nam, WHO khuyến nghị nên xem xét áp dụng lộ tình tăng thuế hằng năm để thuế đồ uống có đường ở mức 40% giá bán nhà sản xuất (tức là 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO) vào năm 2030, để bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai.
Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, như dán nhãn mặt trước, cấm quảng cáo…
Một nghiên cứu về thói quen tiêu thụ và cảm nhận về tác động tới sức khỏe của đồ uống có đường của thanh thiếu niên Việt Nam cho thấy 43% thanh thiếu niên uống đồ uống có đường trên 2 lần/1 tuần; 13,5% uống gần như hàng ngày; phỏng vấn thanh niên cho thấy có tới trên 20% bạn trẻ uống 2 lon/chai trở nên mỗi lần sử dụng đồ uống có đường. Giảm thiểu tiêu thụ đồ uống có đường có tiềm năng lớn để bảo vệ, cải thiện sức khoẻ của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam. |
Tin liên quan

Gợi ý 8 loại men vi sinh cho bé được nhiều ba mẹ quan tâm
17:07 | 29/04/2025 Tin tức

Tập luyện buổi sáng hay buổi tối: Khi nào giúp giảm cân hiệu quả hơn?
15:04 | 29/04/2025 Khỏe - Đẹp

Ý nghĩa Ngày Giải phóng miền Nam 30/4
15:05 | 29/04/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Liệu pháp tế bào gốc mở ra một hành trình mới trong làm đẹp không xâm lấn
14:38 | 25/04/2025 Thông tin đa chiều

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản
23:44 | 21/04/2025 Doanh nghiệp

Hội Nhà báo Việt Nam - 75 năm sứ mệnh vẻ vang
20:00 | 21/04/2025 Thông tin đa chiều

Dược liệu là gì? Dược liệu có vai trò gì và cách đánh giá dược liệu như thế nào?
11:03 | 15/04/2025 Thông tin đa chiều

Đại đức Thích Huệ Hạnh - Hành trình phụng sự đạo pháp, dân tộc và xã hội
09:34 | 11/04/2025 Thông tin đa chiều

Các tiêu chí chẩn đoán suy sinh dục nam và nguyên tắc điều trị theo Y học cổ truyền
10:05 | 10/04/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
20:14 | 09/04/2025 Thông tin đa chiều

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
21:00 | 01/04/2025 Thông tin đa chiều

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
10:43 | 26/03/2025 Thông tin đa chiều

Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
21:31 | 21/03/2025 Thông tin đa chiều

Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi
09:27 | 14/03/2025 Thông tin đa chiều

Ăn bánh mì kết hợp dầu ô liu giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường tuổi thọ
19:08 | 13/03/2025 Thông tin đa chiều

Tăng cường hệ thống an toàn thực phẩm là nền tảng cho sức khỏe và thương mại quốc tế
14:53 | 13/03/2025 Tin tức

Lần đầu tiên tại Việt Nam: Phẫu thuật nội soi trên cung mày cắt bỏ khối u ở tầng trước nền sọ
08:42 | 13/03/2025 Thông tin đa chiều

Đại hội chi bộ Viện Nghiên cứu Tài chính, Đầu tư và Hợp tác, Thương mại Đông Nam Á, nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp
06:00 | 25/02/2025 Thông tin đa chiều

Chiến dịch truyền thông thảo dược người Dao: Nâng cao nhận thức cộng đồng về y học cổ truyền và sức khỏe bền vững
09:17 | 13/02/2025 Thông tin đa chiều

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
1 ngày trước Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
7 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội