Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến
Quy định cụ thể về kinh doanh thuốc trên thương mại điện tử Giải pháp phát triển thị trường dược phẩm trong nước |
Trước thực trạng việc mua bán thuốc online đã và đang diễn ra phổ biến, trở thành xu thế tất yếu; để hoạt này đáp ứng nhu cầu của người dân, vấn đề đặt ra là làm sao để đưa hoạt động này vào khuôn khổ pháp luật.
Các nước trên thế giới và trong khu vực đã và đang triển khai hình thức bán thuốc online từ nhiều năm qua. Ở Việt Nam, hình thức bán thuốc online bắt đầu có từ những năm 2017 - 2018 và ngày càng phát triển mạnh.
Theo ước tính, thị trường thuốc online Việt Nam tới năm 2024 đạt khoảng 5% - 8% thị phần bán thuốc và đang tăng trưởng không ngừng. Vì vậy, có thể thấy, việc mua thuốc kê đơn trực tuyến rất hữu ích và nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến. Ảnh minh họa: IT. |
Nhiều ý kiến cho rằng, việc mua thuốc kê đơn qua mạng mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng, đặc biệt là những người sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi các hiệu thuốc không phải lúc nào cũng có sẵn thuốc. Thay vì phải đến tận nơi khám bệnh và mua thuốc, người bệnh có thể đặt hàng trực tuyến một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức. Khi người dân có thể mua thuốc kê đơn qua mạng, số lượng bệnh nhân đến trực tiếp các bệnh viện và phòng khám có thể giảm bớt, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế và tránh lây nhiễm chéo.
Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp bệnh lý mạn tính, khi bệnh nhân chỉ cần tái khám để lấy thuốc, không cần phải khám lại. Bên cạnh đó, việc mua thuốc online có thể giúp người dân tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí khám bệnh. Các cửa hàng thuốc trực tuyến thường có giá cả cạnh tranh hơn do giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng, nhân viên và các chi phí phụ trợ khác.
Nếu việc bán thuốc kê đơn qua mạng được quản lý chặt chẽ, có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận các loại thuốc chất lượng từ các nguồn đáng tin cậy. Người dùng cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin về thuốc và các đánh giá của người dùng khác trước khi quyết định mua.
Trao đổi tại tọa đàm, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: “Qua thăm dò ý kiến người dân bằng khảo sát trên các phương tiện truyền thông cho thấy, đa số người dân đều đồng tình với việc mua thuốc online. Đây là xu hướng tất yếu. Việc mua bán thuốc online đã diễn ra rất phổ biến, các sở y tế cũng hỗ trợ cùng các sàn thương mại điện tử để kiểm soát việc này. Thuốc là mặt hàng đặc biệt, vì vậy quản lý chất lượng và quản lý việc mua bán để đảm bảo an toàn cho người sử dụng là hết sức quan trọng. Việc đưa nội dung mua bán online vào Luật Dược sửa đổi đã giải quyết được nhiều vấn đề thực tế hiện nay”.
Về việc còn nhiều băn khoăn với quy định bán thuốc kê đơn trên sàn thương mại điện tử, bà Trần Thị Nhị Hà cho rằng: Dự thảo Luật sửa đổi lần này của Luật Dược đã quy định việc bán lẻ trên sàn thương mại điện tử chỉ có thuốc không kê đơn, còn thuốc bán buôn mới được áp dụng với cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, nguyên liệu làm thuốc. Như vậy, trên sàn thương mại điện tử sẽ có hai hình thức kinh doanh thuốc bán lẻ và bán buôn. Thuốc được bán lẻ là thuốc bán trực tiếp cho người tiêu dùng; thuốc bán buôn là thuốc được bán cho cơ sở kinh doanh hợp pháp để kinh doanh dược phẩm.
Thuốc là mặt hàng đặc biệt, phải có tư vấn sử dụng thuốc, không thể vận chuyển thuốc theo giao hàng nhanh, tiết kiệm mà phải vận chuyển theo tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành. Vì vậy, cần phải quy định xử lý vi phạm chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và sự vào cuộc của liên ngành như: Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Công an... tạo điều kiện cho người dân cũng như quản lý các nền tảng xuyên biên giới..
Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc kê đơn và không kê đơn; trong đó có tới hơn 80% là thuốc phải kê đơn. Số lượng các thuốc kê đơn rất lớn, nên nếu không quy định chặt chẽ sẽ có nhiều khó khăn khi người dân mong muốn mua được thuốc kê đơn trên sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, cần có giải pháp để khi liên thông hệ thống kê đơn thuốc điện tử quốc gia sẽ không làm bó hẹp khả năng tiếp cận thuốc của người dân.
Về vấn đề này, ông Vũ Thái Hà, Giám đốc Vận hành eDoctor, Thành viên Nhóm Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về Ứng dụng Khám chữa bệnh từ xa (telemedicine) cũng cho rằng, việc kinh doanh thuốc online cũng là đồng bộ với việc ứng dụng công nghệ trong y tế, nhất là khám chữa bệnh từ xa. Người bệnh không thể đang “online” khi khám bệnh lại “offline” để mua thuốc. Xét về góc nhìn ứng dụng công nghệ, ngay cả thuốc kê đơn cũng cần từng bước được cho phép kinh doanh trực tuyến; hình thức cũng liên quan đến việc khám, chữa bệnh từ xa theo các mặt bệnh đã có thể triển khai khám, chữa bệnh từ xa.
Nếu việc bán thuốc kê đơn qua mạng được quản lý chặt chẽ, có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận các loại thuốc chất lượng từ các nguồn đáng tin cậy. Ảnh minh họa: IT |
Theo các chuyên gia, nếu việc bán thuốc kê đơn qua mạng được quản lý chặt chẽ, có thể giúp người tiêu dùng tiếp cận các loại thuốc chất lượng từ các nguồn đáng tin cậy. Người dùng cũng có thể dễ dàng tra cứu thông tin về thuốc và các đánh giá của người dùng khác trước khi quyết định mua. Tuy vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa việc bán thuốc online có kiểm soát và các hoạt động Livestream bán thuốc tự phát của các cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Do đó, việc Luật hóa và quản lý bán thuốc online cần triển khai ngay, tránh tình trạng bán “chui”, khó nắm bắt, khó phát hiện.
Còn theo bà Lê Thị Hà - Trưởng Phòng Quản lý hoạt động thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương), thương mại điện tử thành phương thức phổ biến. Thực tế cho thấy, khi dịch Covid-19 xuất hiện, người dân bị hạn chế đi lại, rất khó tiếp xúc mặt hàng thuốc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, việc mua bán thuốc trực tuyến thể hiện văn minh trong hạ tầng quản lý, sẽ lưu vết giao dịch trên thương mại điện tử nên quản lý được sát sao hơn là mua tại các nhà thuốc trực tiếp, nhất là các cửa hàng trong ngõ, hẻm.
Tại tọa đàm, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, việc bán thuốc trực tuyến cần mở rộng theo hướng, cho phép bán lẻ thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn trên hệ thống kê đơn thuốc điện tử quốc gia của Bộ Y tế. Hệ thống này có đầy đủ mã cơ sở khám chữa bệnh, mã bác sĩ, mã đơn thuốc, được liên thông, có thể triển khai việc mua bán thuốc trên sàn thương mại điện tử một cách hợp lệ.
Ngoài ra, các đại biểu cũng nhấn mạnh cần phải giám sát chặt chẽ việc mua bán thuốc theo hình thức thương mại điện tử, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về việc mua thuốc theo đơn của bác sĩ. Trong thời gian tới, Chính phủ cần ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các chế tài xử phạt đủ để cơ sở khám, chữa bệnh và bán thuốc phải thực hiện theo quy định.
Trước một số băn khoăn lo ngại sẽ không kiểm soát được việc kinh doanh dược phẩm trực tuyến, đại biểu dự tọa đàm cho rằng, mua thuốc thực hiện qua môi trường điện tử sẽ minh bạch và cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát về nội dung tư vấn, theo dõi chi tiết hành trình vận chuyển thuốc. Ngoài ra, việc giao nhận thuốc với người bệnh có đối chiếu qua hình ảnh, chứng thực xác nhận về số lượng, chất lượng và lưu giữ bằng chứng trên môi trường điện tử phục vụ cho việc truy xuất vài tháng sau đó vẫn khả thi. Đặc biệt, trong tình huống có sự cố ngoài ý muốn, việc truy xuất đường đi của hàng hóa sẽ đơn giản và chính xác hơn rất nhiều.
Tin liên quan
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm y tế huyện
16:14 | 16/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Tăng cường xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử nhập lậu
12:51 | 16/11/2024 Pháp luật & Sức khỏe
Các tin khác
Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
14:28 | 15/11/2024 Thông tin đa chiều
Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở
10:52 | 12/11/2024 Thông tin đa chiều
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?
06:05 | 12/11/2024 Thông tin đa chiều
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
16:40 | 11/11/2024 Thông tin đa chiều
Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công
06:40 | 07/11/2024 Thông tin đa chiều
Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị
09:09 | 05/11/2024 Thông tin đa chiều
Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược
11:10 | 04/11/2024 Thông tin đa chiều
Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu
08:32 | 03/11/2024 Thông tin đa chiều
Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo
06:30 | 02/11/2024 Thông tin đa chiều
Cần khắc phục kịp thời tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế
16:43 | 01/11/2024 Thông tin đa chiều
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
4 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội