AI giúp hồi phục bàn tay cho bệnh nhân liệt tứ chi
(Ảnh: GSN) |
Nhắc đến công nghệ chăm sóc sức khỏe, không thể không nhắc đến trí tuệ nhân tạo AI. Nhiều dự báo cũng cho thấy, AI sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong ngành y năm 2024. Công nghệ này đã mang đến những cách chữa trị đột phá làm thay đổi cuộc đời bệnh nhân. Tuy nhiên, AI không hoặc chưa phải là một công nghệ hoàn hảo, bởi nó vẫn tồn tại một số hạn chế, như thông tin sai lệch và thiếu công bằng trong điều trị bệnh nhân.
Quá trình thực hiện phẫu thuật não cần sự tỉ mỉ và chính xác. Những sai lệch nhỏ chỉ tính bằng milimet cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, khiến người bệnh nguy cơ tử vong. Với những thách thức lớn mà các bác sĩ phẫu thuật thần kinh phải đối mặt trong quá trình phẫu thuật não, một hệ thống AI có thể trở thành yếu tố thay đổi cho ngành chăm sóc sức khoẻ ở Anh.
Hệ thống AI được tạo ra tại Đại học College London và tập trung vào các khối u nhỏ cũng như các cấu trúc quan trọng của não, bao gồm cả các mạch máu ở trung tâm não. Công nghệ này tương đương với mức độ kinh nghiệm chuyên môn 10 năm của bác sĩ phẫu thuật, hay công nghệ AI cũng trả lại bàn tay cho bệnh nhân liệt tứ chi cho một người đàn ông ở New York, Mỹ.
Anh Keith Thomas - một bệnh nhân liệt tứ chi, New York, Mỹ - chia sẻ: "Đây là một ca phẫu thuật khó. Bác sĩ nói rằng tôi sẽ không bao giờ có cảm giác hay cử động, nhưng giờ tôi đã co được tay, điều đó thật tuyệt. Giờ tôi có thể tự gãi mũi hoặc lau nước mắt cho chính mình".
Công nghệ AI vẫn chưa thể thay thế con người hoàn toàn trong chăm sóc sức khỏe. (Ảnh: Modern Healthcare) |
Anh Thomas là người đầu tiên thử nghiệm cấy ghép vi mạch vào não bộ, kết hợp với hệ thống truyền thông tin thần kinh và hỗ trợ cơ tay chuyển động. Thomas đáp ứng tốt với phương pháp này.
Không chỉ hỗ trợ điều trị mà AI còn giúp các bác sĩ chăm sóc hậu phẫu chuyên sâu, nhằm phát hiện nhanh chóng những ca bệnh có dấu hiệu bất thường dựa vào biểu hiện khuôn mặt. Từ đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán trình trạng bệnh hoặc điều chỉnh ánh sáng, tiếng ồn cho phù hợp.
Dù mang đến nhiều ưu điểm nhưng AI cũng có những khuyết điểm cần khắc phục. Có thể kể đến như rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu thông qua việc tạo ra lượng lớn dữ liệu nhạy cảm của bệnh nhân hoặc các vấn đề về khả năng tương tác giữa các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện có - liệu các thành phố đã cùng thống nhất hệ thống dữ liệu y tế hay chưa. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng quan tâm về độ tin cậy và ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra lỗi chẩn đoán bệnh.
Tiến sĩ Isaac Kohane (Đại học Havard, Mỹ) nhận định: "Công nghệ AI không phải lúc nào cũng đúng. Thực tế là đã có lúc chẩn đoán bằng AI gặp sai sót. Một điểm yếu của AI trong điều trị y tế hiện nay là không cân bằng về khả năng áp dụng cho các nhóm đối tượng khác nhau về chủng tộc, màu da, độ tuổi…".
Việc phụ thuộc quá mức vào các khuyến nghị do AI tạo ra có thể làm giảm khả năng tư duy phê phán và phán đoán của các chuyên gia y tế.
Tin liên quan
Lan tỏa những bài học giá trị cho cộng đồng
09:18 | 26/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Dự báo thời tiết ngày 26/12/2024: Bắc Bộ có mưa nhỏ, trời rét
05:05 | 26/12/2024 Môi trường xanh
“Mở khóa” thị trường Halal: Đúc kết từ 27 năm kinh nghiệm xuất khẩu của Vinamilk
16:40 | 25/12/2024 Doanh nghiệp
Cùng chuyên mục
Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2
22:08 | 23/12/2024 Thế giới
WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1
10:26 | 29/11/2024 Thế giới
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
11:30 | 20/11/2024 Thế giới
Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi
10:35 | 12/11/2024 Thế giới
WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi
22:30 | 07/11/2024 Thế giới
Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ
11:22 | 31/10/2024 Thế giới
Các tin khác
Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch
14:23 | 29/10/2024 Thế giới
Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú
16:50 | 25/10/2024 Thế giới
Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương
11:06 | 25/10/2024 Thế giới
Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi
20:50 | 13/10/2024 Thế giới
Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng
22:01 | 08/10/2024 Thế giới
Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử
21:47 | 07/10/2024 Thế giới
Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi
13:00 | 05/10/2024 Thế giới
Rwanda: Bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 88%
14:58 | 03/10/2024 Thế giới
Hàn Quốc: 16 người nhập viện do rò rỉ hóa chất độc hại
22:11 | 27/09/2024 Thế giới
Hoa Kỳ chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist
10:38 | 24/09/2024 Thế giới
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
7 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội