Bạn có biết những bài thuốc chữa bệnh từ bồ kết?
Cây me đất - Thảo dược quý từ thiên nhiên Hoa hòe - Vị thuốc dân gian với nhiều công dụng |
Bồ kết tên khoa học là Fructus Gleditschiae.
Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nha tạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae).
Theo Đông y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng; làm cho hắt hơi. Dùng chữa trúng phong, cấm khẩu, tiêu thực, đờm suyễn, sáng mắt, ích tinh.
Bồ kết là dược liệu quen thuộc giúp mượt tóc. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tính độc chỉ cao khi dùng làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than (dùng sống). Triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói; sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.
Hiện nay, một số bệnh viện dùng bồ kết để thông khoan, chữa bí đại tiện và không trung tiện được sau khi mổ, chữa tắc ruột có kết quả, có thể dùng cho trẻ em cả người lớn, thường chỉ sau 5 phút là tháo phân ngay.
Tác dụng của bồ kết với sức khỏe
Duy trì mái tóc mềm mại, chắc khỏe
Đây là công dụng được biết đến từ lâu của bồ kết. Các nghiên cứu đưa ra kết luận rằng quả bồ kết chứa thành phần chính là saponaretin, flavonoizit có tác dụng cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da đầu, giảm số lượng tóc bị gãy rụng và phục hồi nang tóc. Ngoài ra, loại quả này có chứa canxi, protein và các khoáng chất vi lượng giúp nuôi dưỡng chân tóc, duy trì mái tóc mượt mà và giảm số lượng tóc bị rụng...
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da đầu
Nước sắc từ quả và gai bồ kết giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da. Vì vậy, sử dụng bồ kết gội đầu có tác dụng điều trị một số bệnh lý da liễu như nấm da dầu, viêm da tiết bã nhờn...
Một số thành phần trong bồ kết có tác dụng loại bỏ vảy gàu, phục hồi màng bảo vệ, điều hòa hoạt động tiết dầu... từ đó giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh, giảm tác động xấu từ các yếu tố môi trường.
Ngăn ngừa rụng tóc
Rụng tóc xảy ra do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, stress, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc vừa mới sinh con. Các nghiên cứu cho thấy quả bồ kết chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và giúp phục hồi nang tóc bị thoái hóa, kích thích sợi tóc mới phát triển. Bên cạnh đó, các hoạt chất chống oxy hóa trong quả bồ kết còn có tác dụng ức chế các gốc tự do - nguyên nhân dẫn đến thoái hóa nang tóc và hói đầu.
Trị mụn nhọt ngoài da
Bồ kết có tác dụng ức chế tụ cầu vàng và nấm nên được sử dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt ngoài da. Nước sắc bồ kết ngâm rửa vùng da bị tổn thương sẽ giúp ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, ngăn ngừa lở loét và phục hồi mô da hiệu quả.
Điều trị viêm nhiễm hô hấp
Quả bồ kết có công dụng điều trị các bệnh lý viêm nhiễm hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng do vi khuẩn hoặc virus...
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ bồ kết. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc dân gian từ bồ kết
- Trị trúng phong cấm khẩu: Dùng quả bồ kết bỏ hạt, lấy vỏ nướng cháy nghiền thành bột, ngày uống 0,5 - 1g. Nếu sắc thì dùng 5 - 10g quả bồ kết bỏ hạt sắc uống.
- Trị méo miệng do trúng gió: Dùng khoảng 10 quả bồ kết nướng giòn, tán nhỏ mịn, trộn với loại dấm tốt cho sền sệt. Miệng méo về bên trái thì đắp má bên phải và ngược lại. Khi nào khô thì hòa thêm dấm cho vừa dẻo để đắp. Cách này có tác dụng với người mới bị bệnh.
- Trị co giật, kinh giản, đờm ngược lên nghẹt cổ, miệng sùi đờm dãi, hoặc hen suyễn, đờm kéo lên khò khè khó thở: Dùng bột bồ kết đốt tồn tính và phèn phi lượng bằng nhau, trộn đều, hòa vào nước cho uống mỗi lần 0,5g, ngày uống 3 - 6g cho đến khi nôn đờm ra hoặc hạ đờm xuống được thì thôi.
- Trị trẻ nhỏ bị chốc đầu, rụng tóc: Bồ kết đốt ra than, tán nhỏ rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.
- Trị trẻ nhỏ chốc đầu, lở ngứa do nấm: Ngâm bồ kết vào nước nóng rửa sạch chỗ tổn thương, sau đó lấy bột bồ kết đã đốt tồn tính tán bột rắc vào.
- Trị sâu răng, nhức răng: Quả bồ kết tán nhỏ, đắp vào chân răng, nếu chảy nước dãi thì nhổ đi; hoặc dùng bột bồ kết đốt tồn tính nhét vào chân răng.
Hoặc: Lấy quả bồ kết nướng cháy đen, bẻ vụn rồi ngâm với rượu trắng (1 phần bồ kết, 4 phần rượu). Để qua 1 ngày, 1 đêm rồi mang thuốc này ra ngậm, nhổ đi rồi lại ngậm, làm vài ngày là khỏi.
- Trị nghẹt mũi, khó thở hoặc viêm xoang: Đốt quả bồ kết, xông khói vào mũi, mũi sẽ thông và dễ thở hơn.
- Thông mũi, tỉnh não: Hãm nước từ trái bồ kết tươi hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm của bồ kết có tác dụng thông tắc mũi, ngạt mũi, thông khí, sảng khoái tinh thần.
- Trị ho: Bồ kết 1g, quế chi 1g, đại táo 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Hỗ trợ giảm đường huyết: Trong trái và gai bồ kết có một số chất giúp hạ đường huyết rất hiệu quả, tuy không có tác dụng mạnh và giảm đường huyết nhanh như công dụng của insulin, nhưng nó có thể giúp bệnh nhân giảm một cách từ từ, ổn định mà không gây ra tụt huyết áp quá đột ngột. Trong chất keo của hạt bồ kết tươi có chứa một số chất protein, đường tự nhiên, glycosid… giúp chất xơ hòa tan và những chất ổn định đường huyết. Người bị bệnh đái tháo đường có thể dùng tươi hoặc phơi khô trái bồ kết hãm nước rồi uống dần giúp trị bệnh đái tháo đường. Trong khi uống hàng ngày cần lưu ý lượng đường huyết để có liều lượng phù hợp.
Bồ kết có tác dụng trị mụn nhọt, giảm viêm nhiễm. https://suckhoeviet.org.vn/ |
- Trị sưng vú cho phụ nữ: Gai bồ kết thiêu tồn tính 40g, bạng phấn 4g. Hai vị đều tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 4g.
- Phòng bệnh cho sản phụ: Lấy 1 chậu than củi đốt cháy đỏ rồi rải 1 lượt quả bồ kết cùng 1 ít muối cho sản phụ xông.
- Trị kiết lỵ kéo dài không khỏi: Dùng 50g hạt bồ kết sao vàng hơi sém, tán thành bột mịn, trộn với hồ nếp, hoàn viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 10 - 12 viên, chia làm 2 lần sáng, chiều.
- Trị bí đại tiện: Lấy 3 - 6g hạt bồ kết sắc đặc rồi uống.
Hoặc: Lấy 200 hạt bồ kết không mọt, không sâu, tẩm sữa rang vàng, tán nhỏ mịn, hòa với mật, làm thành viên to bằng hạt đậu to, mỗi lần uống 30 viên sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Trị bí đại tiện, tắc ruột hoặc bụng trướng sau mổ không trung tiện được, hoặc phù ứ nước: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vài lần sẽ trung tiện được và thông đại tiện.
- Trị trẻ nhỏ bị đầy bụng: Đốt quả bồ kết trên bếp than, hứng khói vào bàn tay hoặc lá trầu rồi ép vào bụng trẻ.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Trong thành phần của trái bồ kết có chứa nhiều chất protein, vitamin E, glycosid (một loại có tính chất tẩy rửa nhẹ giống như thuốc xổ). Glycosid hơi độc nhưng lại có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, tăng lực co bóp cho trực tràng, dạ dày và ruột non, giúp việc hấp thụ thức ăn, hòa tan các chất xơ được diễn ra dễ dàng. Vì vậy, bồ kết được dùng để trị một số bệnh về đường tiêu hóa, kiết lỵ, trẻ con bị đầy hơi, chống rối loạn tiêu hóa có hiệu quả khá tốt.
- Trị trĩ: Lấy 15 quả bồ kết cho vào nửa xô nước đun sôi kỹ rồi đổ ra chậu, đợi đến khi nước bớt nóng, có thể thò tay vào được thì cho người bệnh ngồi vào chậu để ngâm. Đến khi nước nguội thì lấy tay đẩy búi trĩ cho thụt vào và băng lại để giữ. Đồng thời lấy 5 quả bồ kết tẩm sữa nướng giòn, tán nhỏ mịn, hòa với mật, đường đặc cho vừa dẻo. Viên hỗn hợp trên thành từng hạt như hạt đậu, mỗi ngày uống 20 viên, uống hết chỗ thuốc đó thì thôi.
- Trị giun kim: Dùng bồ kết đốt tồn tính tán bột, trộn với dầu đậu phộng hoặc dầu mè tẩm vào bông để vào trong hậu môn, làm vào buổi tối, liên tiếp 3 ngày, mỗi ngày một lần.
- Trị mụn nhọt sưng tấy, đau nhức: Dùng 4 - 8g gai bồ kết sắc uống mỗi ngày.
- Trị quai bị: Lấy một lượng vừa đủ quả bồ kết, đốt thành than, tán bột mịn, trộn với dấm thanh. Lấy bông thấm thuốc này đắp lên chỗ quai bị, khoảng 20 - 30 phút lại thay thuốc 1 lần.
- Trị trứng cá, tàn nhang: Lấy 1 chén nhỏ hạt bồ kết, 40g hạnh nhân, hai thứ đem tán mịn. Buổi tối gần đi ngủ thì lấy 1 thìa hỗn hợp trên pha ít nước cho sền sệt rồi bôi lên chỗ có trứng cá, tàn nhang. Sáng dậy rửa sạch.
- Trị ghẻ lở lâu năm: Lấy khoảng 10 quả bồ kết nhét vào dạ dày heo (đã rửa sạch), buộc kín và nấu chín. Sau đó bỏ bồ kết và ăn hết dạ dày heo. Sau khi uống thuốc này, bệnh nhân sẽ bị đi ngoài lỏng nhưng không có gì đáng ngại.
- Trị mụn nhọt bọc không vỡ mủ: Gai bồ kết 5 - 10g nấu nước uống. Có thể phối hợp gai bồ kết với kim ngân hoa, cam thảo, mỗi vị 2- 8g, sắc nước uống.
Dân gian còn có kinh nghiệm dùng gai bồ kết và quả bồ hòn đốt thành than, tán bột mịn, trộn với bồ hóng bếp và nhựa thông làm cao dán nhọt cho rút mủ rất tốt.
Tin liên quan
Smart A được giới chuyên môn đánh giá cao tại Hội thảo khoa học: Minh chứng từ thực tiễn
14:01 | 21/12/2024 Tin tức
Dự báo thời tiết ngày 21/12/2024: Bắc Bộ trời rét, ngày nắng
05:05 | 21/12/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
08:11 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc
07:00 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý
19:27 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh
07:15 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông
06:45 | 16/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương
07:00 | 15/12/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
07:00 | 13/12/2024 Y học cổ truyền
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô
07:00 | 12/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi
07:00 | 09/12/2024 Y học cổ truyền
Một số bài thuốc từ quả cam
10:22 | 06/12/2024 Y học cổ truyền
Phát huy vai trò của người đứng đầu ở Bệnh viện y học Cổ truyền tỉnh Đắk Lắk
17:49 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Đẩy mạnh phát triển sản phẩm y học cổ truyền phục vụ khách du lịch
14:51 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Những bài thuốc từ thảo mộc giúp điều trị một số bệnh về đường hô hấp
07:00 | 05/12/2024 Y học cổ truyền
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
2 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội