Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thái Y viện triều Nguyễn

Trong gần 150 năm tồn tại, triều đại nhà Nguyễn đã để lại những di sản văn hóa và tri thức quý giá, trong đó có tinh hoa Đông y được đúc kết từ nhiều thế hệ, tiêu biểu cho nền y học dân tộc. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của y thuật cung đình, trong đó khôi phục Thái Y viện triều Nguyễn để trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo của vùng đất Cố đô.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thái Y viện triều Nguyễn

Nhà giáo Ưu tú, lương y Phan Tấn Tô giới thiệu đến du khách các tài liệu về bài thuốc Thái Y viện triều Nguyễn.

Dưới triều nhà Nguyễn, Thái Y viện với những ngự y chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhà vua và triều đình. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang đánh giá, xây dựng định hướng bảo tồn, kế thừa và phát triển giá trị di sản có nguồn gốc từ Thái Y viện để phục vụ du lịch, kinh tế-xã hội.

Tinh hoa của y học cổ truyền

Ở triều đại nhà Nguyễn, Thái Y viện là một cơ quan y tế thuộc bộ máy chính quyền Trung ương chuyên chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho nhà vua, hoàng tộc và các quan đại thần của triều đình. Thái Y viện đạt nhiều thành tựu, bảo đảm an toàn y tế suốt 13 đời vua. Đây cũng là nơi có trách nhiệm phòng, chống dịch bệnh, nghiên cứu các bài thuốc, soạn thảo các y thư và đào tạo thầy thuốc giỏi, là mô hình y tế công lập tiên tiến về hoạt động, là nét tinh hoa của Y học cổ truyền Việt Nam.

Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thái Y viện xuất hiện khá sớm trong lịch sử Việt Nam (dưới thời nhà Trần). Sau khi thống nhất đất nước và thành lập triều đại, nhà Nguyễn đã quan tâm xây dựng và phát triển y học truyền thống. Vua Gia Long - vị vua sáng lập triều Nguyễn cho xây dựng Thái Y sở, triệu tập các thầy thuốc giỏi trong nước về làm việc. Tổ chức bộ máy của Thái Y sở dưới triều vua Gia Long còn đơn giản, đến năm 1820, khi vua Minh Mạng lên ngôi, cơ cấu bộ máy Thái Y viện và Thái Y sở mới được hoàn chỉnh.

Thái Y viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ y dược; trong đó, nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong cung đình được đặt lên hàng đầu.

Không gian Đại Nam Thái Y Đường, số 2 Đoàn Thị Điểm, thành phố Huế (khách sạn Thành Nội cũ), nơi lưu trú, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh dựa trên cơ sở tái hiện mô hình Thái Y viện triều Nguyễn - tinh hoa Đông y Huế xưa, do Công ty cổ phần Đại Nam-Thái Y viện phối hợp với Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Tại đây, các thầy thuốc, lương y giỏi đã phục hồi những bài thuốc cung đình và phương pháp trị liệu được đặc chế cho hoàng tộc nhà Nguyễn; đồng thời ứng dụng những bài thuốc nổi tiếng của Thái Y viện triều Nguyễn để thăm khám và chữa bệnh cho du khách.

Nhà giáo Ưu tú, lương y Phan Tấn Tô, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y thành phố Huế là người đã dày công nghiên cứu, sưu tầm các bài thuốc quý còn lưu giữ bằng văn bản có châu phê. Sự cộng sức giữa các lương y đã cho ra đời nhiều sản phẩm ngự dược do Hội Đông y thành phố Huế bào chế từ đơn thuốc của Thái Y viện tiến vua như: quy tỳ hoàn Minh Mạng, lục vị hoàn Minh Mạng, bổ thận hoàn Minh Mạng, định huyễn hoàn Minh Mạng, thuốc ngâm rượu Minh Mạng Thái Y viện… Sản phẩm bước đầu đưa ra thị trường được nhiều khách hàng trong, ngoài tỉnh ưa chuộng.

Ông Tô cho biết: “Năm 1804, vua Gia Long cho thành lập Thái Y viện với bộ máy tổ chức hoàn chỉnh, quy tụ nhiều thầy thuốc giỏi khắp cả nước về Kinh đô Huế. Đây không chỉ là nơi khám, chữa bệnh mà còn tập trung nhiều tinh hoa Đông y, trong đó có các bài thuốc quý. Những phương pháp chữa bệnh, chế biến dược liệu, cùng những tác phẩm y văn là biển kiến thức bao la, giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe”.

Ở góc độ kinh doanh, Công ty cổ phần Dược phẩm MEDIPHARCO (tại Thừa Thiên Huế) đã nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa bài thuốc “Minh Mạng thang” của Thái Y viện triều Nguyễn và đã tạo ra nhiều sản phẩm đưa đi tiêu thụ khắp toàn quốc và xuất khẩu sang thị trường các nước: Thái Lan, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào… Cùng với lợi thế dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, công ty hướng đến nâng cấp thành trà hòa tan, viên nang mềm Hoàng đế Minh Mạng nhằm đa dạng sản phẩm, góp phần chăm sóc sức khỏe đặc trưng gắn liền với xứ Huế xưa.

Đưa giá trị di sản vào đời sống

Thạc sĩ Trần Như Đăng Tuyên, Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, những điểm son về y học của Thái Y viện đặt ra vấn đề cần nghiên cứu, khai thác, kế thừa nhằm phát triển du lịch, văn hóa, xã hội. Qua thời gian, mô hình hoạt động của Thái Y viện, đặc biệt là những bài thuốc quý, những phương pháp điều trị đặc biệt cho vua chúa dần bị mai một và thất truyền. Các công trình nghiên cứu liên quan đến y học triều Nguyễn chính là nền tảng giúp phát triển giá trị Thái Y viện trên nhiều phương diện. Làm sao đưa những giá trị này vào cuộc sống là điều đáng bàn.

Lương y Phan Tấn Tô là người rất tâm huyết với việc phát huy các giá trị di sản từ Thái Y viện. Nhiều năm qua, ông cùng các cộng sự ở Hội Đông y tỉnh dày công sưu tập tài liệu, tuyển chọn, biên dịch hơn 1.000 trang từ Hán Nôm tài liệu về bài thuốc Thái Y viện triều Nguyễn và liên quan ra tiếng Việt; thống kê, phân loại các bài thuốc và đề xuất hướng sử dụng theo 15 chuyên đề; trong đó, có 10 chuyên đề sử dụng bài thuốc cung đình và năm chuyên đề sản xuất đặc sản cung đình. Có giá trị nhất là các tài liệu Châu bản Thái Y viện về ngự dược và bản gốc sách thuốc ngự y triều Nguyễn.

Từ đó, ông Tô đã gợi ý việc phục hồi Thái Y viện theo mô hình một nhà thuốc với các bài ngự dược có tư liệu ghi chép. “Điều quan trọng nhất là giữ gìn, phát huy mảng y học cung đình. Chúng tôi đã nỗ lực tìm kiếm, khôi phục. Việc còn lại cần sự chung tay phát triển sản phẩm trong lĩnh vực này”, ông Tô tâm sự.

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, trong 143 năm tồn tại và phát triển, nhà Nguyễn đã để lại những di sản văn hóa và tri thức quý giá, trong đó, có tinh hoa Đông y được đúc kết từ nhiều thế hệ, tiêu biểu cho nền Đông y dân tộc. Việc phát huy giá trị y học thời Nguyễn để phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở Thừa Thiên Huế là việc làm hết sức ý nghĩa.

Bên cạnh việc bảo tồn các giá trị y học cung đình, loại hình du lịch khám, chữa bệnh này sẽ đem đến nguồn lợi không nhỏ đối với kinh tế địa phương. Ông Hải nhận định, Thái Y viện là di sản quý, có giá trị hữu hình phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. “Trung Quốc có Đồng Nhân Đường nổi tiếng, tạo nên “con gà đẻ trứng vàng” cho du lịch xứ này. Còn giá trị tinh hoa của Thái Y viện chúng ta đâu hề thua kém”, ông Hải so sánh, đồng thời đề xuất giải pháp trong định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế thì Thái Y viện là có giá trị di sản sẵn có.

Cùng quan điểm trong khai thác các giá trị di sản của Thái Y viện thời Nguyễn thành lợi thế trong phát triển kinh tế-xã hội, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nguyễn Văn Phúc cho rằng: “Phục hồi phần quan trọng của Thái Y viện sẽ đóng góp cho mảng nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe nói riêng, du lịch nói chung. Hiện, du lịch chăm sóc sức khỏe là xu hướng và nhu cầu của thị trường, điều này góp phần làm đa dạng, tạo lợi thế cạnh tranh cho du lịch Huế”.

Tổng Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Đại Nam-Thái Y Viện Trần Ngọc Linh cho biết: “Phục hồi lại Thái Y viện triều Nguyễn là một dự án có nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng chính vì những thách thức ấy mà chúng tôi càng quyết tâm làm, vì đó là một “mỏ quặng” mà chưa ai khai thác. Việc thực hiện dự án là hành trình tầm sư học đạo, lâu dài và gian nan. Nhưng chúng tôi có niềm tin với những con người đang xây dựng và vận hành dự án, rằng họ đều cảm nhận được sứ mệnh và trách nhiệm của mình trong công việc sắp tới”.

Nghệ nhân Nhân dân, thầy thuốc, Hòa thượng Thích Tuệ Tâm, Giám đốc điều hành Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa (ở thành phố Huế) cho rằng, trong quá trình phục hồi Thái Y viện và các sản phẩm liên quan, ngoài khâu nhân sự, cơ sở vật chất thì quảng bá thương hiệu đóng vai trò quan trọng không kém. Hòa thượng nhấn mạnh: “Quảng bá tốt, mọi người mới biết đến cái hay, cái đặc biệt của Thái Y viện, từ đó du khách mới ghé thăm, trải nghiệm dịch vụ. Hương thơm từ đó mới lan tỏa”.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết, trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống y dược, ngày nay hệ thống y dược Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển mạnh mẽ; với Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế; có tuyến y tế địa phương đã góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tỉnh mong muốn tiếp thu những ý kiến đóng góp liên quan đến cơ chế, chính sách, nguồn lực nhằm phát huy giá trị Thái Y viện gắn với y học cổ truyền trong định hướng phát triển Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực. Phục dựng lại di sản Thái Y viện triều Nguyễn là khai thác giá trị một thương hiệu mang lại nguồn lợi cho phát triển kinh tế-du lịch-dịch vụ.

Nguồn: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thái Y viện triều Nguyễn

BÀI VÀ ẢNH: NGUYỄN CÔNG HẬU
nhandan.vn

Tin liên quan

Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”

Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”

Mới đây, Bộ Y tế có quyết định số 3594/QĐ-BYT ngày 29/11/2024 ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030".
Hà Nội: Xử phạt, tước giấy phép của Công ty Cổ phần Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học Globalstar

Hà Nội: Xử phạt, tước giấy phép của Công ty Cổ phần Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học Globalstar

SKV - Mới đây, UBND quận Tây Hồ, Hà Nội đã ra quyết định số 136/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học Globalstar do vi phạm các quy định về điều kiện trang thiết bị y tế phục vụ hoạt động chuyên môn.
Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Tổng giám đốc PVOIL

Quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn chuẩn y ông Nguyễn Đăng Trình - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc PVOIL giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy PVOIL nhiệm kỳ 2020-2025.

Cùng chuyên mục

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét nhiều yếu tố khi đưa đồ uống có đường vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; nhất là có nhiều sản phẩm hàm lượng đường còn cao hơn trong nước giải khát.
Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Thời gian tới, ngành Huyết học - Truyền máu sẽ tập trung vào các kỹ thuật mới nhất mà khu vực và thế giới đang phát triển như: ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô và các liệu pháp mới liên quan điều trị tế bào…
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng (RVEM - Resonant Vibrating Energy Meditation) phá vỡ những rào cản về cách nhìn nhận con người, vượt lên trên những lăng kính hạn hẹp của y học, giáo dục hay xã hội. RVEM như một chìa khóa vạn năng, mở ra cánh cửa năng lượng nhất thể tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân, trao quyền cho họ chủ động tự huấn luyện, liên tục gia tăng tâm thế năng lượng đỉnh cao để sống mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua có 7 nhóm điểm mới cơ bản.
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

Hơn ba thập kỷ nỗ lực không ngừng, ngành y học Việt Nam đã đạt được những kỳ tích trong lĩnh vực ghép tạng, trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng ca ghép mỗi năm. Tuy nhiên, đi đôi với những thành công là thách thức: lớn nguồn tạng hiến còn rất hạn chế. Đây là vấn đề cần sự chung tay của cả cộng đồng để mở ra cánh cửa hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân.

Các tin khác

Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam

Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam

Trong những năm qua, báo chí đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh và tiếng nói cho nạn nhân chất độc màu da cam. Nhờ các bài viết và phóng sự, báo chí đã giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cuộc sống khó khăn của các nạn nhân, qua đó thúc đẩy sự hỗ trợ từ phía xã hội và chính quyền.
Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z

Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z

Đồ án "Chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam" hướng đến việc xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm đưa hình ảnh tích cực và vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam đến gần hơn với Gen Z.
Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Tọa đàm thông tin về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Tại tọa đàm “Mua bán thuốc online - Nên hay không?” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, quy định về mua bán thuốc online là một trong những điểm mới của dự án Luật Dược (sửa đổi) đang trình Quốc hội.
Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Sáng 12/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã giải trình làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế.
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Trả lời chất vấn đại biểu chiều 11/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập.
Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí Polygala tenuifolia Willd. và P. japonica Houtt. làm dược liệu do Viện Môi trường và Phát triển bền vững thực hiện.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Phiên bản di động