Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam

Trong những năm qua, báo chí đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh và tiếng nói cho nạn nhân chất độc màu da cam. Nhờ các bài viết và phóng sự, báo chí đã giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cuộc sống khó khăn của các nạn nhân, qua đó thúc đẩy sự hỗ trợ từ phía xã hội và chính quyền.
  1. Giới thiệu
  1. Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân chất độc màu da cam tại Việt Nam, sử dụng mô hình lý thuyết Tâm lý học hành vi và thu thập giữ liệu hợp pháp từ 337 người tham gia, để cho thấy sự tương tác phức tạp của các yếu tố cảm xúc, xã hội và kiểm soát trong hành vi của khán giả về nạn nhân chất độc màu da cam. Kết quả nghiên cứu cung cấp những hiểu biết cho các bên liên quan trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam nhằm tăng cường sự tham gia thông qua ảnh hưởng xã hội, cải thiện khả năng tiếp cận, và xây dựng kết nối cảm xúc với các nạn nhân, góp phần tạo nên môi trường bình đẳng cho các đối tượng yếu thế nói chung và nạn nhân chất độc màu da cam nói riêng tại Việt Nam.
  1. Khái quát tình hình

2.1. Nạn nhân chất độc màu da cam: Chất độc màu da cam chứa dioxin là một trong những hóa chất độc hại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Các nạn nhân chất độc màu da cam không chỉ là những người tiếp xúc trực tiếp, mà còn bao gồm các thế hệ con cháu của họ do tác động của dioxin có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn về sức khỏe, khả năng phát triển thể chất và tinh thần, cũng như sự hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

2.2. Những di chứng ảnh hưởng theo báo cáo từ y tế: Theo Bộ Y tế, đã có hàng trăm nghìn người bị chết do nhiễm dioxin, hằng trăm nghìn trẻ em sinh ra bị dị dạng, dị tật, hàng triệu nạn nhân bị tàn phế hoặc bệnh tật do chất độc da cam/dioxin. Những căn bệnh do dioxin gây ra không bộc lộ ngay mà được ví như “quả bom hóa học nổ chậm”, vô hình, tiềm ẩn, kéo dài nhiều năm mới xuất hiện, khi biết bệnh thì việc cứu chữa, điều trị là rất khó khăn.

2.3. Những khó khăn trong sinh hoạt và phát triển cá nhân:

  • Bên cạnh những vấn đề về sức khỏe, nạn nhân chất độc màu da cam còn gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Các vấn đề như khuyết tật vận động, khả năng giao tiếp hạn chế, và khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cá nhân và khả năng tự lập của họ. Những rào cản này không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn khiến họ dễ bị tổn thương hơn về mặt tâm lý và xã hội.
  • Chất độc da cam/dioxin cũng là nguyên nhân gián tiếp hạn chế việc hưởng thụ quyền của nạn nhân như quyền học tập; quyền tham gia vào các hoạt động dân sự, chính trị; quyền lao động… Chính vì những "khuyết tật" về sức khỏe (thể chất, trí não và tinh thần) nên không ít trong số họ không được đến trường, không thể học tập, lao động lao động như người bình thường. Thậm chí, có trường hợp thiểu năng trí tuệ, mất ý thức, không có tri hoặc chân, tay bị thiếu xót, không lành lặn… những hoạt động hằng ngày phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người thân, thể tham gia lao động như những người bình thường, những cơ hội về học tập, việc làm… cũng vì thế mà bị giảm đi.

2.4. Các chính sách mà chính phủ đã đưa ra để đảm bảo quyền lợi cho các nạn nhân:

  • Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc trợ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin để họ đỡ đi phần nào những khó khăn về cuộc sống.
  • Nhiều chủ trương, chính sách được ban hành, trong đó, Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học nhằm bảo đảm quyền con người; giảm thiểu tác động tiêu cực, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

2.5 Vai trò và sự giúp đỡ từ xã hội:

  • Ngoài sự hỗ trợ từ chính phủ, cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
  • Các tổ chức thiện nguyện thường xuyên tổ chức các chương trình gây quỹ, cung cấp thực phẩm, thiết bị y tế và hỗ trợ tinh thần để giúp nạn nhân vượt qua khó khăn.

2.6 Các tổ chức thiện nguyện đã và đang có những hoạt động gì: Một số tổ chức thiện nguyện đã tiến hành các hoạt động như tổ chức khám bệnh miễn phí, xây dựng nhà ở cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và cung cấp học bổng cho con em nạn nhân chất độc màu da cam. Những hoạt động này không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của nạn nhân mà còn góp phần tạo sự đoàn kết trong xã hội.

2.7 Sự tham gia của các bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương: Các bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương đã phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ và tuyên truyền về chất độc màu da cam. Họ đóng vai trò điều phối các chương trình giúp đỡ, đảm bảo sự hỗ trợ hiệu quả và bền vững cho nạn nhân.

2.8 Sự giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về các nạn nhân chất độc màu da cam: Việc giáo dục nâng cao nhận thức về nạn nhân chất độc màu da cam được thực hiện thông qua các chương trình giáo dục trong trường học và các chiến dịch truyền thông. Các đơn vị báo chí truyền thông và các cơ sở giáo dục đã triển khai nhiều nội dung nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của nạn nhân và thúc đẩy tinh thần sẻ chia.

  1. Đặt vấn đề

3.1 Vai trò của báo chí trong việc truyền tải những thông điệp về các đối tượng yếu thế: Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin về các đối tượng yếu thế, như nạn nhân chất độc màu da cam, đến cộng đồng. Thông qua các bài viết, phóng sự, và các chương trình đặc biệt, báo chí giúp công chúng hiểu rõ hơn về hoàn cảnh khó khăn của các đối tượng này. Việc đưa tin kịp thời và đầy đủ giúp cộng đồng hiểu và cảm thông, từ đó thúc đẩy các hành động hỗ trợ và giúp đỡ.

3.2 Tác động của báo chí đến khán giả: Báo chí có sức ảnh hưởng lớn đối với khán giả, khi họ tiếp nhận các thông điệp về tình trạng của nạn nhân chất độc màu da cam, nhiều người sẽ cảm thấy cảm thông và mong muốn đóng góp giúp đỡ. Những bài viết chân thực về hoàn cảnh của các nạn nhân tạo ra sự đồng cảm mạnh mẽ, khuyến khích cộng đồng và các tổ chức tham gia hỗ trợ một cách hiệu quả hơn.

3.3 Vai trò của báo chí trong việc kêu gọi thay đổi: Báo chí có thể kêu gọi sự thay đổi bằng cách thu hút sự chú ý của chính quyền và các tổ chức xã hội đến những nhu cầu của nạn nhân. Các chiến dịch truyền thông có thể tác động mạnh mẽ đến chính sách, thúc đẩy các cải cách hoặc hỗ trợ thiết thực cho nạn nhân.

3.4 Vai trò của báo chí đối với nạn nhân chất độc màu da cam: Trong những năm qua, báo chí đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh và tiếng nói cho nạn nhân chất độc màu da cam. Nhờ các bài viết và phóng sự, báo chí đã giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cuộc sống khó khăn của các nạn nhân, qua đó thúc đẩy sự hỗ trợ từ phía xã hội và chính quyền.

3.5 Cách thức truyền tải thông tin về nạn nhân chất độc màu da cam: Báo chí truyền thông hiện đại sử dụng đa dạng các hình thức để truyền tải thông tin về nạn nhân, từ báo giấy, truyền hình đến mạng xã hội. Những câu chuyện chân thực, những hình ảnh xúc động giúp cộng đồng thấy rõ hơn cuộc sống của nạn nhân và tác động của chất độc màu da cam lên họ.

3.6 Sự tác động của báo chí đối với xã hội: Báo chí có khả năng tác động lớn đến nhận thức và hành động của xã hội. Những bài báo, phóng sự về nạn nhân chất độc màu da cam không chỉ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về vấn đề mà còn thúc đẩy tinh thần đoàn kết, sẻ chia trong xã hội.

  1. Hạn chế

4.1 Những hạn chế trong việc truyền tải thông tin: Dù có nhiều nỗ lực, nhưng việc truyền tải thông tin về nạn nhân chất độc màu da cam vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số bài báo, phóng sự chưa phản ánh đầy đủ những khó khăn mà nạn nhân gặp phải, dẫn đến nhận thức chưa đầy đủ từ công chúng.

4.2 Kiểm duyệt thông tin: Các thông tin liên quan đến nạn nhân chất độc màu da cam thường cần được kiểm duyệt trước khi công bố, đảm bảo tính chính xác và phù hợp với văn hóa xã hội. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra một số hạn chế, khiến việc truyền tải thông tin không phải lúc nào cũng toàn diện và chi tiết.

4.3. Những hạn chế về an sinh xã hội và hoàn cảnh gia đình:

  • Mặc dù được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức và cá nhân, các nạn nhân chất độc màu da cam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về an sinh xã hội, gia đình và môi trường sống. Điều kiện kinh tế khó khăn khiến họ không thể đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và phát triển. Các gia đình nạn nhân cũng phải đối diện với nhiều áp lực và khó khăn trong việc chăm sóc người thân.
  • Vai trò của báo chí trong việc hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam là rất quan trọng, từ việc nâng cao nhận thức, kêu gọi sự hỗ trợ xã hội, đến việc thúc đẩy thay đổi chính sách. Tuy nhiên, báo chí cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa để truyền tải thông tin một cách đầy đủ và chính xác, giúp cộng đồng có cái nhìn rõ hơn về vấn đề và cùng chung tay giúp đỡ những nạn nhân yếu thế này.
  1. Nội dung nghiên cứu
  1. Tổng hợp tài liệu nghiên cứu

1.1. Nạn nhân chất độc màu da cam và sự tham gia của báo chí

Chất độc màu da cam và hệ quả của nó là chủ đề đã xuất hiện đáng kể và ngày càng được chú ý trong những năm gần đây, đặc biệt thông qua các phương tiện truyền thông và báo chí. Theo tạp chí Xây dựng Đảng (Bảo đảm quyền cho nạn nhân chất độc da cam) (26/09/2024) - “ Giải pháp thúc đẩy quyền con người của nạn nhân chất độc màu da cam: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi tổ chức, cá nhân về sự cần thiết phải bảo đảm quyền nạn nhân CĐDC. Đẩy mạnh công tác truyền thông đa phương tiện không chỉ hướng đến người dân trong nước mà cả kiều bào ta ở nước ngoài.”. Bài báo cho thấy tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông và sự vào cuộc của báo chí trong việc tham gia thúc đẩy quyền con người của các nạn nhân chất độc màu da cam. Hiện nay, mặc dù vấn đề hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc màu da cam đã có sự tham gia của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, nhưng vẫn phải đối mặt với các thách thức liên quan đến nhận thức của công chúng. Việc hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm của khán giả là rất quan trọng để phát triển các chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm thúc đẩy sự giúp đỡ và đảm bảo quyền cho các nạn nhân chất độc màu da cam.

1.2. Cơ sở lý thuyết

  • Khung lý thuyết của nghiên cứu này dựa trên Lý thuyết Tâm lý học hành vi, khái niệm tiếp cận hành vi là một trong những cố gắng rất lớn của tâm lý học thế giới đầu thế kỉ XX, nhằm khắc phục tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lý người thời đó.
  • Kết quả của tiếp cận hành vi đã hình thành trường phái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý học Mĩ và trên thế giới trong suốt thế kỷ XX, cụ thể có thể kể đến là: Tâm lý học hành vi, mà đại biểu là các nhà tâm lý học kiệt xuất: E.L.Thorndike (1874-1949), J.B.J.Watson (1878-1958), E.C.Tolman (1886-1959), K.L.Hull (1884-1952) và B.F.Skinner (1904-1990) và A. Bandura v.v…. Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng, làm thay đổi cơ bản hệ thống quan niệm về tâm lý học đương thời. Theo đó, đối tượng của tâm lý học là hành vi chứ không phải ý thức.
  • Phương pháp nghiên cứu là quan sát và thực nghiệm khách quan chứ không phải là nội quan. Trước và trong thời kỳ xuất hiện Thuyết hành vi, tâm lý học được hiểu là khoa học về ý thức và phương pháp nghiên cứu là nội quan (tự quan sát và giải thích). Ngay từ khi ra đời ở Đức năm 1879, với tư cách là khoa học độc lập, tâm lý học đã được mệnh danh là Tâm lý học nội quan. W.Wundt - người sáng lập ra Tâm lý học này, đã xác định đối tượng của tâm lý học là tổ hợp các trạng thái mà ta nghiệm thấy - các trạng thái được trực tiếp thể nghiệm trong vòng ý thức khép kín. Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học nội quan đã hình thành nên Tâm lý học cấu trúc ở Mĩ. Mặt khác, do nhu cầu khắc phục sự bế tắc của Tâm lý học nội quan, cũng ở Mĩ những năm này đã xuất hiện Tâm lý học chức năng. Tuy nhiên, trên thực tế, cả hai dòng phái đều không tạo lập được khoa học khách quan về ý thức. Lý luận của chúng gắn liền với phương pháp chủ quan, điều này gây sự thất vọng ở khắp mọi nơi.
  • Kết quả là, những vấn đề cơ bản của tâm lý học trở nên mờ mịt đối với nhiều người: Đối tượng nghiên cứu (ý thức) và nguồn gốc của nó (ý thức bắt đầu từ đâu), phương pháp nghiên cứu (nội quan, nguyên tắc giải thích: nguyên nhân tâm lý như là sự chế ước của một số hiện tượng ý thức đối với các hiện tượng khác). Từ đó đã xuất hiện nhu cầu cấp thiết về đối tượng, phương pháp và nguyên tắc mới, đặc biệt ở Mỹ, nơi mà cách tiếp cận thực dụng trong nghiên cứu con người chiếm vai trò thống trị. Điều này đã được chứng minh bằng khuynh hướng chức năng, mà trọng tâm chú ý là vấn đề thích ứng của cá nhân với môi trường. Nhưng chủ nghĩa chức năng, vốn bắt nguồn từ các quan niệm thời cổ đại về ý thức như là một bản thế đặc biệt vươn tới mục đích, đã bị bất lực khi giải thích nguyên nhân điều khiển hành vi con người, sự tạo ra những hình thức hành vi mới.

=> Nhân vật hàng đầu của Tâm lý học hành vi là J.Watson. Các luận điểm của ông là nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học này. Nói tới Tâm lý học hành vi, không thể không nói nhiều về các quan điểm đó. Tuy nhiên, một mình J.Watson không làm nên trường phái thống trị tâm lý học Mĩ và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển tâm lý học thế giới suốt thế kỷ XX. Trước J.Watson có nhiều bậc tiền bối, mà tư tưởng và kết quả thực nghiệm của họ là cơ sở trực tiếp, để trên đó Watson xây dựng các luận điểm then chốt của Tâm lý học hành vi. Sau J.Watson nhiều nhà tâm lý học lớn khác của Mĩ đã phát triển học thuyết này, đưa nó thành hệ thống tâm lý học đa dạng và bám rễ vào mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Vì vậy, có thể chia quá trình phát triển của Tâm lý học hành vi thành ba giai đoạn không hoàn toàn theo trật tự tuyến tính về thời gian: Những cơ sở lý luận; và Thực nghiệm đầu tiên hình thành các luận điểm cơ bản (Thuyết hành vi cổ điển); Sự phát triển tiếp theo của Tâm lý học hành vi, sau khi có các luận điểm của J.Watson (các thuyết hành vi mới và hậu hành vi).

1.3. Phân tích học thuyết tâm lý học hành vi

  • Như đã nêu qua ở mục 1.2, Tâm lý học hành vi là một trường phái tâm lý học do nhà tâm lý học Mĩ J. Watson (1878 – 1958) sáng lập vào năm 1913; được J.Watson là người định nghĩa tâm lý học hành vi là gì: và cũng được chính ông xuất bản với cái tên “Psychology as the Behaviorist Views It” (Tạm dịch: Tâm lý học qua cái nhìn của nhà hành vi học).
  • Theo đó, nhà tâm lý học Mĩ J. Watson cho rằng tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể ở con người cũng như ở động vật.
  • Nhà tâm lý học Mĩ J. Watson cũng tin rằng, các phản ứng của con người đối với kích thích của môi trường chính là cái tạo nên hành vi. Nói một cách dễ hiểu hơn, hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó theo một công thức nhất định.
  • Công thức: S – R (Stimulus – Reaction)
  • Kích thích + Phản ứng = Hành vi
  • => Với Công thức này, nhà tâm lý học Mĩ J. Watson đã nêu lên một quan điểm tiến bộ trong tâm lý học: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, hành vi có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử + sai”. Ngoài ra, Các hành vi này có thể được học tập một cách có hệ thống và có thể quan sát một cách rõ ràng từ bên ngoài, không đi sâu vào diễn biến nội tâm.
  • Bên cạnh những lời khen về thành tựu của mình thì học thuyết hành vi cũng gây ra nhiều tranh cãi cho các nhà tâm lý bởi quan niệm về hành vi mà J.Watson đưa ra quá cơ học và máy móc làm mất đi tính chủ thể, tính xã hội của tâm lý con người. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là sự đồng nhất tâm lý con người với tâm lý động vật. Một số nhà tâm lý cho rằng quan điểm của trường phái này là quan điểm phi lịch sử và thực dụng. Về sau này các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới như: Tonmen, Hulo, Skiner… có đưa vào công thức S – R những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố như: nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con người… hoặc hành vi tạo tác “operant” nhằm đáp lại những kích thích có lợi cho cơ thể, nhưng về cơ bản chủ nghĩa hành vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ nghĩa hành vi cổ điển Watson.

1.4. Đánh giá thuyết tâm lý học hành vi

  • Điểm mạnh: Tâm lý học hành vi có khá nhiều điểm mạnh. Thuyết hành vi có nền tảng dựa trên những hành vi quan sát được, vì vậy đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy khá dễ dàng trong việc định lượng và thu thập số liệu khi tiến hành nghiên cứu. Các kỹ thuật điều trị có hiệu quả như can thiệp sâu vào hành vi, phân tích hành vi, phương pháp tặng thưởng có giá trị kinh tế và huấn luyện tập sự riêng biệt đều có gốc rễ từ thuyết hành vi.
  • Mặc dù tâm lý học hành vi giữ vai trò là học thuyết nền tảng, không còn phát triển mạnh mẽ như trước đây nhưng những nguyên lý của nó vẫn còn rất quan trọng. Thậm chí ngày nay, phân tích hành vi vẫn thường được sử dụng như một kỹ thuật trị liệu giúp trẻ bị tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ học những kỹ năng mới. Nó thường gắn liền với các quá trình định hình (khen thưởng để đạt được hành vi mong muốn) và xâu chuỗi (chia công việc thành các phần nhỏ hơn rồi dạy và xâu chuỗi các bước kế tiếp lại với nhau). Các kỹ thuật liệu pháp hành vi khác bao gồm liệu pháp ác cảm, phương pháp làm mất cảm thụ có hệ thống, phương pháp tặng thưởng có giá trị kinh tế, tạo mô hình mẫu và quản lý hành vi tích cực.
  • Điểm yếu: Bên cạnh những điểm mạnh ta vừa nêu thì thuyết tâm lý học hành vi cũng có một số điểm yếu (hạn chế) có thể nêu. Nhiều người phê bình thuyết hành vi, cho rằng đây chỉ là cách tiếp cận một chiều khi tìm hiểu về hành vi con người. Theo họ, các học thuyết về hành vi không bao hàm được tự do ý chí và sự tác động mang tính nội tại như tâm trạng, suy nghĩ và cảm nghĩ. Mặt khác, nó cũng không nói lên được những dạng học tập khác xuất hiện mà không cần đến các yếu tố củng cố và trừng phạt. Hơn nữa, con người và động vật có thể thích nghi hành vi khi có thông tin mới xuất hiện dù là hành vi đó được thiết lập thông qua các yếu tố củng cố đi chăng nữa.
  • Một trong những lợi ích của thuyết hành vi là nó cho phép các nhà khoa học kiểm tra được các hành vi quan sát được theo một cách thức khoa học và có hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng nó không đầy đủ vì không chú ý đến một số thứ ảnh hưởng quan trọng lên hành vi. Ví dụ, Freud thấy thuyết hành vi không thành công vì nó không nói lên được những suy nghĩ, cảm xúc và ham muốn của con trường trong trạng thái tâm trí vô thức, tất cả đều gây ảnh hưởng lên các hành vi của con người. Một số nhà tư tưởng khác, như Carl Rogers và những nhà tâm lý học nhân văn khác lại tin rằng thuyết hành vi quá cứng nhắc và bị nhiều hạn chế, không xem xét đến các yếu tố mang tính đặc trưng cá nhân.
  1. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu

  • Dữ liệu cho nghiên cứu này được thu thập thông qua khảo sát trực tuyến được phân phối qua các kênh Gmail và Facebook.
  • Bảng câu hỏi được thiết kế với các câu hỏi sàng lọc để đảm bảo người trả lời đã từng tiếp xúc với các nạn nhân chất độc màu da cam/dioxin. Tổng cộng 289 phản hồi hợp lệ đã được thu thập, được coi là kích thước mẫu phù hợp cho phân tích
  • Phỏng vấn nhanh: 289 người
  • Nội dung khảo sát gồm những câu hỏi xoay quanh các câu hỏi về nhân khẩu học. Các phản hồi được thu thập từ 296 người tham gia đã từng tiếp xúc với các những nạn nhân chất độc màu da cam. Đa số người trả lời (73%) có độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi, tiếp theo là 19,6% trên 30 tuổi, và 7,4% dưới 20 tuổi. Về giới tính, mẫu khảo sát bao gồm 56,8 % nam và 43,2 % nữ. Về thu nhập, đa số người trả lời (59,5%) báo cáo thu nhập hàng tháng từ 5.000.000 – 10.000.000 VND, với 25% kiếm được trên 15.000.000 VND, và 15,5% kiếm được dưới 5.000.000 VND. Phân bố mẫu theo khu vực cho thấy 47,7% người trả lời đến từ khu vực miền Bắc, 29,8% từ khu vực miền Trung, và 22,5% từ khu vực miền Nam. Hơn nữa, 76,9% người tham gia sống ở khu vực thành thị, với 23,1% còn lại sống ở khu vực nông thôn.
  • Dựa theo kết quả của phỏng vấn nhanh, chọn lọc các đối tượng phù hợp được lựa chọn thực hiện phỏng vấn sâu.
  • Phỏng vấn sâu: 48 người
  • Các đối tượng phù hợp là nhóm người trẻ, có độ tuổi trong khoảng 20 - 35 tuổi. Sinh sống tại thành thị miền Bắc.
  • Nghề nghiệp: Sinh viên hoặc người đang đi làm.
  • Có mức lương giao động 5.000.000VNĐ - 10.000.000VNĐ.

2.2. Phân tích dữ liệu

  1. Phỏng vấn nhanh
  • Giới tính
  • Nam giới: 56,8%
  • Nữ giới: 43,2%

=> Dữ liệu cho thấy tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới trong mẫu khảo sát này. Điều này có thể phản ánh nhiều yếu tố như độ tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc công việc liên quan đến nạn nhân chất độc màu da cam, hoặc có thể chỉ đơn giản là nam giới thường có tỷ lệ tham gia khảo sát cao hơn trong nhóm này.

  • Khu vực sống
  • Miền Bắc: 47,7%
  • Miền Trung: 29,8%
  • Miền Nam: 22,5%
  • Thành thị: 76,9%
  • Nông thôn: 23,1%

=> Phân bố địa lý cho thấy đa số người tham gia đến từ miền Bắc và sống ở khu vực thành thị. Điều này có thể liên quan đến mức độ tiếp cận thông tin và dịch vụ hỗ trợ cho nạn nhân chất độc màu da cam cao hơn ở các khu vực này. Sự chênh lệch giữa các khu vực cũng có thể phản ánh sự khác biệt về nhận thức và sự quan tâm đến vấn đề này.

  • Độ tuổi
  • Từ 20-35 tuổi: 73%
  • Trên 30 tuổi: 19,6%
  • Dưới 20 tuổi: 7,4%

=> Đa số người trả lời nằm trong độ tuổi 20-35, cho thấy nhóm tuổi này có nhận thức cao và có thể dễ tiếp xúc với các hoạt động xã hội hoặc thông tin về nạn nhân chất độc màu da cam hơn các nhóm tuổi khác. Điều này cũng có thể phản ánh sự quan tâm và trách nhiệm xã hội mạnh mẽ hơn ở nhóm tuổi này.

  • Thu nhập
  • Dưới 5.000.000 VND: 15,5%
  • 5.000.000 – 10.000.000 VND: 59,5%
  • Trên 15.000.000 VNĐ: 25%

=> Đa số người tham gia có thu nhập hàng tháng từ 5.000.000 – 10.000.000 VND, cho thấy họ có mức sống trung bình. Nhóm thu nhập cao hơn (trên 15.000.000 VND) chiếm tỷ lệ khá lớn, điều này có thể cho thấy sự quan tâm đến vấn đề xã hội không phụ thuộc hoàn toàn vào mức thu nhập.

  1. Phỏng vấn sâu
  • Độ tuổi: Nhóm tuổi 20-35 là giai đoạn đang ở trong quá trình học tập hoặc bắt đầu và phát triển sự nghiệp. Nhóm này có khả năng tiếp cận thông tin và phương tiện truyền thông nhanh hơn, từ đó có thể nhận thức rõ ràng hơn về các vấn đề xã hội, bao gồm cả nạn nhân chất độc màu da cam. Điều này cũng phản ánh sự quan tâm và nhận thức của người trẻ về các vấn đề lịch sử/xã hội.
  • Khu vực sống: Với đối tượng sinh sống ở thành thị miền Bắc, họ có khả năng tiếp cận tốt hơn với các nguồn thông tin, dịch vụ y tế và các tổ chức hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam. Thành thị thường có mức độ phát triển cao hơn, các chiến dịch tuyên truyền và nhận thức cũng được tổ chức nhiều hơn, giúp nâng cao hiểu biết của cộng đồng về vấn đề này.
  • Nghề nghiệp: Các đối tượng là sinh viên hoặc người đang đi làm cho thấy họ có khả năng tiếp cận với mạng lưới thông tin và giáo dục tốt. Sinh viên thường có nhiều cơ hội tiếp cận với các hoạt động xã hội, các chương trình tuyên truyền tại trường học. Người đang đi làm có thu nhập ổn định, khả năng tham gia các hoạt động từ thiện hoặc hỗ trợ cộng đồng cũng cao hơn, từ đó nâng cao nhận thức và sự đóng góp của họ vào việc hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam.
  1. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm mẫu

Phân tích về tỉ số phần trăm thông qua dữ liệu được thu thập, có bao nhiêu người tham gia khảo sát, bao nhiêu % giới tính nam, nữ, …

Ví dụ: Các phản hồi được thu thập từ 296 người tham gia đã từng tiếp xúc với các những nạn nhân chất độc màu da cam. Đa số người trả lời (73%) có độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi, tiếp theo là 19,6% trên 30 tuổi, và 7,4% dưới 20 tuổi. Về giới tính, mẫu khảo sát bao gồm 56,8 % nam và 43,2 % nữ. Về thu nhập, đa số người trả lời (59,5%) báo cáo thu nhập hàng tháng từ 5.000.000 – 10.000.000 VND, với 25% kiếm được trên 15.000.000 VND, và 15,5% kiếm được dưới 5.000.000 VND. Phân bố mẫu theo khu vực cho thấy 47,7% người trả lời đến từ khu vực miền Bắc, 29,8% từ khu vực miền Trung, và 22,5% từ khu vực miền Nam. Hơn nữa, 76,9% người tham gia sống ở khu vực thành thị, với 23,1% còn lại sống ở khu vực nông thôn.

3.2. Đánh giá kết quả

  • Những phát hiện này cho thấy sự tương tác phức tạp của các yếu tố cảm xúc, xã hội và kiểm soát trong hành vi của khán giả về nạn nhân chất độc màu da cam, mở rộng việc áp dụng Lý thuyết Tâm lý học hành vi trong bối cảnh thể ngày nay. Đồng thời cung cấp các ý nghĩa thực tiễn để tăng cường sự tham gia của các phương tiện truyền thông.
  1. Ứng dụng

4.1. Ứng dụng lý thuyết:

Nghiên cứu mở rộng Lý thuyết Tâm lý học hành vi bằng cách tích hợp yếu tố đồng cảm trong vấn đề về quyền bình đẳng cho các nạn nhân chất độc da cam, làm phong phú thêm hiểu biết về hành vi tiếp cận đến các nạn nhân thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí tại Việt Nam.

4.2. Ứng dụng thực tiễn

  • Ảnh hưởng xã hội: Các tổ chức nên tận dụng các chiến dịch truyền thông xã hội, các nhà lãnh đạo cộng đồng và quảng bá truyền miệng để nâng cao quyền lợi của các nạn nhân chất độc màu da cam.
  • Khả năng tiếp cận: Cải thiện khả năng tiếp cận đến với các nạn nhân, cung cấp thông tin rõ ràng và phát triển các phương thức tiếp cận mới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham dự.
  • Kết nối cảm xúc: Phát triển các chiến dịch kể chuyện nêu bật hành trình của các nạn nhân chất độc màu da cam và tạo cơ hội tương tác trực tiếp với khán giả.
  • Phát triển chính sách: Phân bổ nguồn lực cho cơ sở hạ tầng, thực hiện các ưu đãi tài trợ và phát triển các chương trình thúc đẩy sự tham gia của công chúng trong việc chung tay đảm bảo quyền lợi cho các nạn nhân chất độc màu da cam.

=> Những phát hiện này có thể hướng dẫn các bên liên quan trong việc tạo ra môi trường toàn diện cho các nạn nhân chất độc màu da cam tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển và tính bền vững của nó.

  1. Kết luận

Thúc đẩy quyền cho các nạn nhân chất độc da cam thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, là tiếng gọi của lương tri và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để bảo đảm quyền nạn nhân chất độc da cam được tốt hơn, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

  • Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi tổ chức, cá nhân về sự cần thiết phải bảo đảm quyền nạn nhân CĐDC. Đẩy mạnh công tác truyền thông đa phương tiện không chỉ hướng đến người nhân trong nước mà cả kiều bào ta ở nước ngoài. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân CĐDC, những kết quả đạt được, những khó khăn của nạn nhân để mọi người cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam.
  • Hai là, tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước như Chỉ thị 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 28-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học/đi-ô-xin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030…
  • Cần xác định thúc đẩy quyền con người của nạn nhân CĐDC là nhiệm vụ cả hệ thống chính trị và trách nhiệm cộng đồng xã hội. Đưa nội dung khắc phục hậu quả chất độc hóa học Dioxin sau chiến tranh thành, nâng cao chất lượng cuộc sống của nạn nhân nhiệm vụ thường xuyên, lồng ghép vào nghị quyết lãnh đạo, chương trình an sinh xã hội, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương. Bên cạnh đó, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát; giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, tồn đọng; đồng thời, phòng chống tiêu cực trong quá trình thực hiện.
  • Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, trong đó Hội Nạn nhân chất độc da cam phải thực sự là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động ở các cấp. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa Hội với các tổ chức chính trị - xã hội khác, kêu gọi sự ủng hộ, tham gia giúp đỡ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân tạo nguồn lực trong thúc đẩy quyền con người của nạn nhân.
  • Bốn là, tăng cường hoạt động Y tế, phát triển các dịch vụ tư vấn, khám, điều trị các căn bệnh cho nạn nhân. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn nạn nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại các trung tâm, cơ sở y tế hoặc tại nhà. Tổ chức lập hồ sơ theo dõi, khám, quản lý sức khỏe, kịp thời phát hiện sớm các căn bệnh có liên quan; khám, điều trị, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở điều dưỡng người có công và tại nhà theo quy định khi có nhu cầu.
  • Năm là, kiên trì đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, làm cho thế giới hiểu rõ hơn về hậu quả nặng nề của chiến tranh mà nhân dân Việt Nam còn đang phải gánh chịu; những đau đớn về thể xác và tinh thần, vất vả, trở ngại trong cuộc sống của nạn nhân chất độc da cam Việt Nam để cộng đồng quốc tế đồng cảm, chia sẻ.
  1. Tài liệu tham khảo

https://www.xaydungdang.org.vn/nhan-quyen-va-cuoc-song/bao-dam-quyen-cho-nan-nhan-chat-doc-da-cam-21676

https://danchuphapluat.vn/phap-luat-ve-quyen-cua-nguoi-khuyet-tat-tai-viet-nam-hien-nay

https://ttdn.vn/nghien-cuu-trao-doi/quyen-con-nguoi/bao-dam-quyen-cho-nan-nhan-chat-doc-da-cam-110144

https://www.dientudacam.vn/tap-chi-da-cam-viet-nam-xung-dang-la-co-quan-ngon-luan-cua-hoi-nan-nhan-chat-doc-da-camdioxin-viet-nam-7233.html

https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/vai-tro-cua-nguoi-lam-bao-trong-viec-thuc-hien-trach-nhiem-xa-hoi-cua-bao-chi-o-nuoc-ta-hien-nay-p28665.html

https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/dang-va-nha-nuoc-luon-quan-tam-den-nan-nhan-chat-doc-da-cam-1491882134

http://tapchiqptd.vn/vi/su-kien-lich-su/day-manh-khac-phuc-hau-qua-chat-doc-hoa-hoc-trong-chien-tranh-o-viet-nam/17492.html

https://luatminhkhue.vn/ly-thuyet-hanh-vi-hoach-dinh-la-gi.aspx

https://dientudacam.vn/nan-nhan-chat-da-cam-o-viet-nam-va-noi-lo-ve-the-he-tuong-lai.html

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/968602/xay-dung%2C-hoan-thien-chinh-sach%2C-phap-luat-ve-tri-tue-nhan-tao-o-viet-nam.aspx?fbclid=IwY2xjawGpiSFleHRuA2FlbQIxMAABHaWa6_C1hiZ4RbGXS1GQM9AT3Tm9WhDw8s9uwGgL0wDMgXfA9ROpnwGb7g_aem_7E-oEO72NaBsGQI0UGlUaQ

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/972902/xay-dung-moi-truong-van-hoa-lanh-manh-tren-khong-gian-mang--o-nuoc-ta-hien-nay.aspx?fbclid=IwY2xjawGpiS9leHRuA2FlbQIxMAABHaWa6_C1hiZ4RbGXS1GQM9AT3Tm9WhDw8s9uwGgL0wDMgXfA9ROpnwGb7g_aem_7E-oEO72NaBsGQI0UGlUaQ

https://antoanthongtin.vn/giai-phap-khac/mot-so-ky-thuat-dich-nguoc-co-ban-duoc-su-dung-trong-ma-doc-107847

Tác giả: Trần Tiến Anh, Vũ Thị Vân Anh, Lê Sỹ Phú Hào

Tin liên quan

Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị

Vai trò của báo chí trong thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị

SKV - Đây là chủ đề chính được các chuyên gia, đại biểu, khách mời cùng bàn thảo trong buổi Tọa đàm khoa học vừa diễn ra đầu tháng 12/2024 tại Nhà A1, Viện Báo chí - Truyền thông (Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Tọa đàm do Viện Báo chí - Truyền thông phối hợp với Viện Friedrich Ebert Stiftung (FES) tại Hà Nội tổ chức.
Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Nam

Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Nam

Vừa qua, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Nam.
Báo chí - Phát huy sứ mệnh cao cả phục vụ nhân dân

Báo chí - Phát huy sứ mệnh cao cả phục vụ nhân dân

SKV – Báo chí không chỉ đơn thuần là một nghề, mà còn là một sứ mệnh. Báo chí là tìm kiếm sự thật, phát hiện những góc khuất trong xã hội và giúp những giọt nước mắt của những người yếu thế có giá trị hơn - Trao đổi với Nhà báo Nguyễn Anh Tú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hải Phòng.

Cùng chuyên mục

Liệu pháp tế bào gốc mở ra một hành trình mới trong làm đẹp không xâm lấn

Liệu pháp tế bào gốc mở ra một hành trình mới trong làm đẹp không xâm lấn

Theo TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tế bào (IRACT) một trong những công nghệ mang tính cách mạng góp phần định hình làn sóng làm đẹp không xâm lấn chính là liệu pháp tế bào gốc.
Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hé lộ bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc từ tinh hoa Nhật Bản

Hội thảo “Vương đạo kinh doanh” - Bí mật quản trị doanh nghiệp xuất sắc mang đến những góc nhìn sâu sắc về nghệ thuật quản trị doanh nghiệp theo tinh thần chính đạo của Nhật Bản.
Hội Nhà báo Việt Nam - 75 năm sứ mệnh vẻ vang

Hội Nhà báo Việt Nam - 75 năm sứ mệnh vẻ vang

Trong hành trình 75 năm lịch sử, Hội Nhà báo Việt Nam đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo, đổi mới phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Hội Nhà báo Việt Nam và hành trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa

Hội Nhà báo Việt Nam và hành trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa

Ngày 20/4/2025, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hành trình "Về nguồn" đầy ý nghĩa tại tỉnh Thái Nguyên. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác.
Dược liệu là gì? Dược liệu có vai trò gì và cách đánh giá dược liệu như thế nào?

Dược liệu là gì? Dược liệu có vai trò gì và cách đánh giá dược liệu như thế nào?

Dược liệu là cái tên gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ hàng ngàn đời nay, chúng chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong chăm sóc sức khỏe của con người và nền kinh tế nước nhà. Vậy dược liệu là gì? Tầm quan trọng của chúng như thế nào? Và các đánh giá chất lượng của dược liệu?
Đại đức Thích Huệ Hạnh - Hành trình phụng sự đạo pháp, dân tộc và xã hội

Đại đức Thích Huệ Hạnh - Hành trình phụng sự đạo pháp, dân tộc và xã hội

Trong dòng chảy lịch sử của Phật giáo Việt Nam, các bậc chân tu không chỉ giữ vai trò truyền bá giáo pháp mà còn đóng góp sâu rộng vào sự phát triển của đất nước. Một trong những tấm gương tiêu biểu của thời đại hôm nay chính là Đại đức Thích Huệ Hạnh, trụ trì chùa Cây Thị. Với tâm nguyện hoằng pháp lợi sinh, Đại đức đã không ngừng học tập, cống hiến và đưa tinh thần Phật giáo gắn liền với sự phát triển bền vững của xã hội.

Các tin khác

Điều trị suy sinh dục nam tuổi mãn dục theo kinh nghiệm dân gian

Điều trị suy sinh dục nam tuổi mãn dục theo kinh nghiệm dân gian

(SKV) - Trong dân gian gọi suy sinh dục nam là Yếu sinh lý nam, đặc biệt khi bước vào tuổi lão hoá. Với phụ nữ có giai đoạn tiền mãn kinh trước khi tắt dục thường được điều chỉnh bằng thuốc, nhưng với nam giới dù không biểu hiện rõ ràng như phụ nữ song cũng nhiều vấn đề cần phải giải quyết bằng y học, trong đó có những bài thuốc có thể điều trị phục hồi rất khả quan. Kết quả điều trị suy sinh dục nam tuổi mãn dục không nhằm đích chữa trị hiếm muộn mà mang tính chất phục hồi phần nào chức năng sinh dục vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần và thể chất người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng sống của người bệnh.
Các tiêu chí chẩn đoán suy sinh dục nam và nguyên tắc điều trị theo Y học cổ truyền

Các tiêu chí chẩn đoán suy sinh dục nam và nguyên tắc điều trị theo Y học cổ truyền

Chẩn đoán suy sinh dục Nam theo Y học cổ truyền (YHCT) mang đến giải pháp điều trị đơn giản nhưng đảm bảo tính khoa học, an toàn và thuận tự nhiên nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong dân gian gọi suy sinh dục là Yếu sinh lý và gây nhầm lẫn cơ bản trong chẩn đoán. Yếu sinh lý nam và suy sinh dục nam hoàn toàn có thể phục hồi nếu chữa trị đúng nguyên nhân gây ra. Việc YHHĐ ngày càng khám phá được nguyên nhân đích thực mức độ phân tử, tế bào càng thúc đẩy YHCT hiểu rõ hơn các phương pháp chữa trị cổ truyền thành công và mở ra một ngành y học chứng cứ khoa học làm tiện cận giữa YHHĐ và YHCT ngày càng xích lại gần nhau.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định tại Luật Dầu khí năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành...
Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sứ trong đơn thuốc Đông y cổ phương

Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sứ trong đơn thuốc Đông y cổ phương

Bước vào một tiệm thuốc Đông y, chắc hẳn bạn đã từng thấy các thầy thuốc kê những thang thuốc toàn cây lá cành. Trông tưởng ngẫu nhiên nhưng không hề, Đông dược cũng có những quy tắc chữa bệnh như Tây y. Trong đó, Quân - Thần - Tá - Sứ là một nguyên tắc bốc thuốc của y học cổ truyền.
Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Mới đây, tại Hà Nội, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với Viện Công nghệ Y học Việt Nam và đối tác Nhật Bản đã tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.
Essential Minerals Iron: Bí quyết cho cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng

Essential Minerals Iron: Bí quyết cho cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng

Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, tóc dễ gãy rụng? Rất có thể bạn đang bị thiếu sắt! Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hãy cùng khám phá bí quyết cho một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy sức sống với TPBVSK Essential Minerals Iron của Siberian Wellness trong bài viết này!
Vai trò của truyền thông trong thúc đẩy sự quan tâm và tham gia bảo vệ môi trường của Gen Z thông qua không gian xanh đô thị

Vai trò của truyền thông trong thúc đẩy sự quan tâm và tham gia bảo vệ môi trường của Gen Z thông qua không gian xanh đô thị

(SKV) - Trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với áp lực đô thị hóa và tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, việc tạo lập và mở rộng những không gian xanh, đặc biệt là các khu vườn cộng đồng, ngày càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, dù quan tâm đến môi trường, thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z, vẫn chưa thực sự nhận thức đầy đủ về lợi ích và giá trị mà không gian xanh mang lại cho cộng đồng và bản thân họ. Điều này đòi hỏi những chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức và khơi gợi trách nhiệm của người trẻ đối với môi trường sống. Thông qua việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học từ khảo sát, phân tích đến các hoạt động truyền thông cụ thể, đề tài kỳ vọng sẽ cung cấp những giải pháp truyền thông phù hợp, hấp dẫn và hiệu quả, phù hợp với thói quen tiếp cận thông tin của người trẻ hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần thể hiện tiềm năng và vai trò quan trọng của thế hệ Gen Z trong việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”. Sự kiện do Hội Nam y Việt Nam, Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Giáo dục Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Hội Đông y TP Hà Nội, Viện Nghiên cứu Y dược học Tuệ Tĩnh phối hợp tổ chức.
Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ngành công nghiệp hóa dược đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam đang nỗ lực phát triển ngành công nghiệp này, không chỉ để đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Đề xuất quy định mới về thử thuốc trên lâm sàng

Đề xuất quy định mới về thử thuốc trên lâm sàng

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về thử thuốc trên lâm sàng.
Xem thêm
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Phiên bản di động