Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to

Hiện nay, số dư dự phòng rủi ro tín dụng tại nhiều ngân hàng đang không theo kịp tốc độ gia tăng của nợ xấu khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm mạnh.

Bộ đệm dự phòng tại ngân hàng MB, TPBank,... ngày càng mỏng dần

Theo dữ liệu từ WiChart, tổng số dư nợ xấu nội bảng tính đến cuối quý III của nhóm ngành ngân hàng là gần 210.000 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cuối quý liền trước và 52,7% so với cuối năm ngoái. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành tiếp tục tăng lên mức 2,25%, tăng 0,64 điểm % so với cuối năm ngoái.

Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) đã có sự cải thiện so với hai quý liền trước, tuy nhiên vẫn tăng tới 38,2% nếu so với thời điểm cuối năm 2022.

Đáng nói, số dư dự phòng rủi ro tín dụng đang không theo kịp tốc độ gia tăng của nợ xấu. Theo dữ liệu từ WiChart, số dư dự phòng rủi ro vào cuối quý III/2023 của các ngân hàng niêm yết ở mức 196.550 tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Trong khi đó, số dư nợ xấu lại tăng 52,7%, lên gần 210.000 tỷ đồng.

Điều đó dẫn đến tỷ lệ bao phủ nợ xấu (số dư dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ xấu) của nhiều ngân hàng đã giảm từ 123% vào cuối năm 2022 xuống còn 94% vào cuối quý III/2023. Vào quý I/2022, tỷ lệ bao phủ nợ xấu từng đạt đỉnh là 148%.

Thực tế, các ngân hàng không bắt buộc phải trích lập toàn bộ 100% nợ xấu. Tuy nhiên, nếu chất lượng tài sản vẫn tiếp tục xấu đi áp lực dự phòng chắc chắn sẽ tăng lên trong các quý tiếp theo.

Theo đó, ngay cả 'ông lớn' Vietcombank thường nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt trong ngành cũng có thêm hơn 6.500 tỷ đồng nợ xấu sau ba quý đầu năm, ghi nhận 14.394 tỷ đồng nợ xấu, tương đương mức tăng 84% so với đầu năm. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,68% hồi đầu năm lên 1,21%.

Trong đó, nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) tăng 88% lên mức 7.658 tỷ đồng; nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gấp 7,1 lần lên mức 2.952 tỷ; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) gấp 7,3 lần lên mức 5.724 tỷ đồng. Còn nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) giảm nhẹ 14% còn hơn 5.715 tỷ đồng.

Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to
Chi tiết các nhóm nợ tại Vietcombank (Nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2023).

Số dư nợ xấu tăng 84% khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại Vietcombank tính đến hết quý III/2023 giảm gần 47 điểm % so với đầu năm, từ 316% xuống còn 270% và giảm 116 điểm % so với quý liền trước. Tuy nhiên bất chấp mức sụt giảm này, Vietcombank vẫn đang là ngân hàng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất ngành.

Điển hình tại ngân hàng MB, tính đến cuối quý III/2023, nợ xấu tăng tới 101% so với thời điểm đầu năm, từ 5.031 tỷ đồng lên hơn 10.111 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng tới 190%, từ 1.517 tỷ đồng lên hơn 4.403 tỷ đồng; nợ nhóm 4 tăng tới 213% từ hơn 1.220 tỷ đồng lên gần 3.825 tỷ đồng. Duy nhất nợ nhóm 5 giảm nhẹ 18%, từ 2.293 tỷ đồng xuống còn 1.882 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,09% lên 1,89%.

Không chỉ có nợ nhóm 3, nhóm 4 tăng lên, ngân hàng MB còn xuất hiện tình trạng nhảy nợ khi nợ nhóm 2 tăng tới 104% so với đầu năm, từ 7.809 tỷ đồng lên 15.935 tỷ đồng.

Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to

Nợ xấu tại MB tăng đến chóng mặt khiến dự phòng rủi ro không theo kịp tốc độ gia tăng của nợ xấu. Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của MB tính đến cuối quý III/2023 giảm tới 116 điểm %, từ 238% hồi đầu năm xuống còn 122%.

TPBank cũng không ngoại lệ khi nợ xấu tính đến cuối quý III/2023 tăng đột biến lên mức gần 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng gấp 8,5 lần lên mức hơn 3.265 tỷ đồng, nợ nhóm 4 tăng gần 3 lần lên mức 1.390 tỷ đồng và nợ nhóm 5 tăng 37,4% lên mức 694,4 tỷ đồng. Kết quả đẩy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,84% hồi đầu năm lên 2,97%.

Số dư nợ xấu tăng theo cấp số lần nhưng chi phí dự phòng rủi ro tại TPBank chỉ tăng nhẹ 14% trong 9 tháng đầu năm khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến cuối quý III/2023 tụt sâu, từ 135% hồi đầu năm xuống còn 47%, tương đương mức giảm hơn 88 điểm%.

Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to

Ngân hàng quy mô nhỏ hơn như LPBank cũng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu tụt sâu do số dư dự phòng rủi ro tín dụng đang không theo kịp tốc độ gia tăng của nợ xấu.

Cụ thể, nợ xấu tại LPBank tính đến cuối quý III/2023 tăng gấp 2,14 lần so với đầu năm, lên mức 7.367 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 48% lên mức 1.584 tỷ đồng; nợ nhóm 4 gấp 2,83 lần lên mức 2.850 tỷ đồng và nợ nhóm 5 cũng cao gấp 2,16 lần lên mức 2.933 tỷ đồng. Do đó kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,46% đầu năm lên 2,79%.

Nợ xấu tăng mạnh song LPBank chỉ trích hơn 1.282 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng trong 9 tháng đầu năm, giảm 31% so với cùng kỳ khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại nhà băng này sụt mạnh từ 142% xuống còn 67,5%, tương đương mức giảm gần 75 điểm%.

Bộ đệm dự phòng tại MB, TPBank ngày càng mỏng dần trong khi nợ xấu phình to
Chi tiết các nhóm nợ xấu tại LPBank (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 tại LPBank).

Ngoài ra, còn nhiều nhà băng khác cũng đang trong hoàn cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong khi bộ đệm dự phòng ngày một mỏng đi như ngân hàng ACB tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính đến cuối quý III/2023 giảm 65 điểm%, từ 159% xuống còn 94%; BIDV giảm từ 217% xuống còn 158%, tương đương mức giảm hơn 58 điểm%;...

Ngân hàng giảm dự phòng rủi ro để làm gì?

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, nợ xấu của ngân hàng tăng lên do nền kinh tế không thuận lợi. Ngoài ra, tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản hiện nay có thể dẫn tới tình trạng hình thành nợ xấu trong các khoản cho vay mua nhà.

Chứng khoán KB (KBSV) từng dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ đạt đỉnh trong quý III/2023 và dần cải thiện. Trong khi đó, Chứng khoán Vietcap cho rằng nợ xấu ngân hàng sẽ đạt đỉnh trong vòng từ một đến hai quý tới.

Đặc biệt, nhờ Thông tư 02 được ban hành vào đầu năm 2023, áp lực từ trích lập dự phòng lên lợi nhuận của ngành ngân hàng được giảm bớt đôi chút. Theo thông tư, các ngân hàng được trích lập dần chi phí dự phòng trong thời hạn hai năm thay vì trích lập toàn bộ.

Thực tế cho thấy, dù nợ xấu tiếp tục gia tăng, nhiều ngân hàng lại lựa chọn giải pháp giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng để duy trì lợi nhuận.

Trong báo cáo về ngành ngân hàng quý III/2023, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán Vietcap cũng cho rằng ngân hàng có thể đã sử dụng bộ đệm dự phòng để giảm bớt áp lực dự phòng trong bối cảnh biên lãi thuần (NIM) giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc cắt giảm chi phí dự phòng để bù lại phần giảm thu nhập từ các mảng hoạt động kinh doanh chính sẽ không duy trì được lâu dài và sẽ tới lúc phải "bung ra".

Lê Thanh

Tin liên quan

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

Kết thúc quý I/2024, ngân hàng MSB báo lãi nhờ kinh doanh ngoại hối gấp 4 lần cùng kỳ. Tỷ lệ CASA lên hơn 29%. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng giảm, trong khi cho vay kinh doanh bất động sản tăng mạnh.
Nợ xấu tại LPBank giảm mạnh

Nợ xấu tại LPBank giảm mạnh

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ nợ xấu tại LPBank có xu hướng tăng mạnh, tuy nhiên sang quý 4 lại bất ngờ quay đầu giảm.
Ngân hàng liên tục rao bán nhà ở, biệt thự giảm giá mạnh vẫn khó tìm người mua

Ngân hàng liên tục rao bán nhà ở, biệt thự giảm giá mạnh vẫn khó tìm người mua

Loạt ngân hàng lớn liên tục thông báo rao bán gồm nhà ở, biệt thự có giá trị từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đồng để thu hồi nợ xấu nhưng vẫn khó tìm người mua.

Cùng chuyên mục

MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân Đội MB (HOSE: MBB) gia nhập nhóm tài sản đạt 1,13 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần với hơn 28.829 tỷ đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng MB ở mức 1,62% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 238%, cao thứ 2 trong hệ thống.
Lãnh đạo Eximbank nói gì về Tài chính số?

Lãnh đạo Eximbank nói gì về Tài chính số?

"Nhờ Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị cho ngành ngân hàng có cơ hội. Chúng tôi sẵn sàng đầu tư vào công nghệ, tài chính số, tài chính hóa và AI" - ông Trần Anh Thắng, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Eximbank nhấn mạnh.
BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, kiểm soát nợ xấu dưới 1,4%

BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, kiểm soát nợ xấu dưới 1,4%

Năm 2025, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15 - 16% và tỷ lệ nợ xấu dưới 1,4%. Ngân hàng cũng dự kiến tăng vốn thông qua việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn ợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2023.
LPBank có tân Tổng Giám đốc

LPBank có tân Tổng Giám đốc

Ông Vũ Quốc Khánh có 6 năm gắn bó với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và 17 năm công tác tại LPBank.
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

SKV - Bộ Tài chính đã đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với lãi tiền gửi tiết kiệm, nhằm duy trì chính sách khuyến khích người dân gửi tiết kiệm và hỗ trợ nguồn vốn cho nền kinh tế.
Lưu ý khi vay tiền bằng đăng ký xe ô tô

Lưu ý khi vay tiền bằng đăng ký xe ô tô

Dịch vụ cho vay tiền bằng đăng ký xe ô tô ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là khi các loại xe dịch vụ, xe gia đình đang ngày một nhiều. Tuy nhiên, còn đó một số vấn đề mà người có nhu cầu vay cần chú ý và cân nhắc trước khi tiếp cận hình thức vay này.

Các tin khác

Thị trường chứng khoán ngày 13/12: Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ngược dòng tăng mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 13/12: Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ngược dòng tăng mạnh

Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn tăng mạnh 4,7% với gần 11,4 triệu đơn vị khớp lệnh, là điểm sáng của phiên.
Eximbank khai phá, mở rộng thị truờng miền Bắc tiềm năng

Eximbank khai phá, mở rộng thị truờng miền Bắc tiềm năng

Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, Eximbank thống nhất chuyển trụ sở về địa điểm mới là số 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia

Hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia

SKV - Ngày 25/11 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia, Rượu, Nước Giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức hội thảo công bố Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia. Báo cáo đưa ra các phân tích toàn diện về tác động kinh tế, xã hội, và đề xuất phương án tối ưu, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa ngân sách nhà nước, ngành sản xuất và người tiêu dùng.
Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ đồng, nợ xấu chỉ 1,59%

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi 8.165 tỷ đồng, nợ xấu chỉ 1,59%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank - Mã: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững.
SeABank lãi "khủng", sắp trả cổ tức tỷ lệ 14%

SeABank lãi "khủng", sắp trả cổ tức tỷ lệ 14%

Trong quý II/2024, lãi trước thuế của SeABank đạt 1.732 tỷ đồng, tăng 83% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm, SeABank lãi trước thuế 3.238 tỷ đồng, tăng 61%. Ngoài ra, ngân hàng này cũng chuẩn bị trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ gần 14%.
Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Techcombank: Số dư CASA duy trì ở mức cao kỷ lục, tỉ lệ an toàn vốn đứng đầu ngành

Ngày 22/7/2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm. Kết quả kinh doanh ấn tượng đã đưa Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận hat-trick giải thưởng danh giá “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” từ 3 tổ chức uy tín hàng đầu thế giới là Euromoney, FinanceAsia và Global Finance.
Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Bac A Bank ưu tiên tín dụng lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

Trong giai đoạn tới, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) thực hiện kế hoạch phát triển bền vững, ổn định, hiệu quả. Đặc biệt, chú trọng hoạt động tư vấn đầu tư và cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nông thôn và các ngành phụ trợ cho nông nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục.
Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Loạt ngân hàng tích cực huy động vốn trái phiếu

Các ngân hàng lớn như MB, ACB, TPBank... đang mở lại đường đua phát hành trái phiếu, huy động hàng nghìn tỷ đồng chỉ trong thời gian ngắn.
Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Trong quý II/2024, kết quả kinh doanh tại nhóm ngân hàng được dự báo sẽ phân hóa, trong đó lợi nhuận tăng cao sẽ nghiêng về ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt.
OCB vừa phát hành lô trái phiếu đầu tiên năm 2024, thu về hơn 1.000 tỷ đồng

OCB vừa phát hành lô trái phiếu đầu tiên năm 2024, thu về hơn 1.000 tỷ đồng

Năm 2023, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) phát hành thành công 19 lô trái phiếu, huy động hơn 22.000 tỷ đồng. Bước sang tháng 6/2024, OCB tiếp tục huy động thành công 1.300 tỷ đồng từ trái phiếu với kỳ hạn 3 năm.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động