Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng tránh
![]() |
![]() |
![]() |
Giao mùa là gì?
Giao mùa chính là thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm, đánh dấu sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khí hậu khác. Lúc này, cơ thể chịu các tác động của thời tiết giao mùa, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong khoảng thời gian giao mùa, sức đề kháng của cơ thể có thể bị suy giảm do những cú sốc đột ngột về thời tiết. Đây là thời điểm mà các bệnh lý như viêm họng, cảm lạnh hay cúm dễ dàng “ghé thăm” chúng ta hơn bao giờ hết. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh mãn tính như hen suyễn hay viêm xoang cần phải đặc biệt cảnh giác, bởi sự thay đổi của khí hậu có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong thời kỳ giao mùa, việc chăm sóc sức khỏe là rất quan trọng. Điều này không chỉ đơn thuần là uống đủ nước hay mặc ấm hơn, mà còn bao gồm việc cung cấp đầy đủ vitamin, nâng cao hệ miễn dịch bằng các thực phẩm chức năng, và duy trì lối sống lành mạnh. Hãy chú ý đến sức khỏe hô hấp của bạn, giữ gìn vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc với những nơi đông người trong thời điểm này.
![]() |
Giao mùa làm cho hệ thống miễn dịch phải hoạt động quá mức dẫn đến suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể. |
Các bệnh thường gặp khi giao mùa
Giao mùa không chỉ đơn thuần là sự chuyển biến về thời tiết, mà còn là thời điểm tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe của chúng ta. Vậy, các bệnh thường gặp khi giao mùa là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.
Khi giao mùa, cơ thể chúng ta phải đối mặt với những biến động lớn về môi trường, từ nhiệt độ, độ ẩm đến các yếu tố khác. Sự thay đổi này buộc hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động nhiều hơn để thích nghi, điều này không chỉ làm tăng áp lực lên cơ thể mà còn gây ra tình trạng suy giảm khả năng phòng vệ. Do đó, chúng ta trở nên dễ bị tổn thương hơn trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, điều kiện môi trường lý tưởng vào mùa giao mùa cũng là cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Khi mà không khí trở nên ẩm ướt, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rõ rệt, đây chính là thời điểm mà các bệnh về hô hấp, cúm, cảm lạnh, và sốt dễ dàng bùng phát. Các bệnh này không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Bởi vì giao mùa làm cho hệ thống miễn dịch phải hoạt động quá mức để thích nghi với những thay đổi này. Dẫn đến suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, sự thay đổi về điều kiện môi trường cũng là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Dẫn đến một số bệnh thường gặp khi giao mùa như:
![]() |
Thời tiết giao mùa dễ khiến cơ thể mệt mỏi và mắc các bệnh như dị ứng, cảm lạnh,… |
Mệt mỏi và căng thẳng: Hệ miễn dịch bị suy giảm do thời tiết thay đổi có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và căng thẳng.
Đau nhức cơ, khớp: Sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể gây ra tình trạng đau nhức cơ, khớp. Đặc biệt ở những người mắc bệnh về khớp như viêm khớp,…
Cảm cúm giao mùa: Một số triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt, nhức đầu và mệt mỏi thường xuất hiện khi giao mùa.
Hen suyễn và viêm xoang: Thời tiết lạnh và ẩm ướt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và viêm xoang, như khó thở, ho, và nghẹt mũi.
Dị ứng: Các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn, chảy nước mắt, nước mũi có thể xuất hiện do sự thay đổi của các loại phấn hoa và nấm mốc trong không khí.
Viêm phổi: Khí hậu chuyển mùa từ thu vào đông phổi sẽ rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là phổi của trẻ em và người cao tuổi. Khi bị viêm phổi là tình trạng các túi phế nang trong phổi bị viêm nhiễm do một tổn thương nào đó gây nên. Viêm nhiễm làm hai phổi chứa đầy dịch nhầy hoặc mủ bất thường, làm người bệnh khó thở và tạo nên phản xạ ho để đẩy dịch ra ngoài. Đặc biệt bệnh viêm phổi có thể có những biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Suy tim: Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính.
Khi giao mùa giữa thu và đông người bị bệnh suy tim thường có nguy cơ tái phát. Do thời tiết thay đổi quá đột ngột, cơ thể phải tìm cách thích ứng với sự biến đổi. Từ đó làm quá tải hệ thống tim mạch, gây hậu quả nghiêm trọng cho tim mạch. Vì thế người bệnh cần thăm khám định kỳ để biết rõ tình trạng sức khỏe tim mạch của mình.
Bệnh đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian của căn bệnh viêm kết mạc mắt. Đây là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm lớp kết mạc của nhãn cầu – lớp màng trong suốt bao phủ lên phần lòng trắng và mặt trong mi mắt. Khi bị đau mắt đỏ, các mạch máu nông của kết mạc giãn nở dẫn đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết.
Bệnh cúm A: Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus cúm A gây nên, bệnh lây theo đường hô hấp thông qua các giọt nước bọt bắn nhỏ khi nói chuyện khi ho, hắt hơi và lây lan nhanh thành dịch.
Sốt virus: Sốt virus thường xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào do sức đề kháng kém. Đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nóng lạnh thất thường khiến virus phát triển mạnh. Nhiễm virus có thể gặp ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể, song nhiễm virus đường hô hấp là phổ biến nhất.
Sốt virus rất dễ lây lan từ người bệnh sang cộng đồng, đặc biệt là những người tiếp xúc gần trong gia đình hoặc môi trường làm việc. Sốt virus thường diễn biến trong vòng 5 - 7 ngày, cũng có khi thời gian kéo dài hơn.
Sốt phát ban: Sốt phát ban thường gây ra bởi virus sởi hoặc virus rubella. Bệnh gây ra bởi virus sởi còn gọi là ban đỏ, bệnh gây ra bởi virus rubella còn gọi là ban đào. Sốt phát ban thường lây truyền qua đường hô hấp, hít thở chung nguồn khí với người bệnh.
Sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2-3. Cần phòng bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, mắc màn khi bé ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.
Bệnh tay chân miệng: Cho đến nay, chưa có vaccin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Thủy đậu: Khi trẻ đã bị nhiễm bệnh, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách. Không dùng kháng sinh để điều trị bệnh dịch do virus vì kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Thay vào đó, bố mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, hệ miễn dịch khỏe sẽ đẩy lui sự tấn công của virus và giúp trẻ nhanh lành bệnh.
![]() |
Trẻ nhỏ thuộc nhóm đối tượng dễ bị mắc một số bệnh lý khi giao mùa |
Những đối tượng dễ mắc bệnh thời kỳ giao mùa
Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi.
Phụ nữ mang thai: Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên với thai phụ.
![]() |
Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh khi giao mùa |
Biện pháp phòng bệnh khi giao mùa
Khi tiết trời chuyển mùa, không chỉ mang đến những cảm giác mới mẻ, mà còn kéo theo sự thay đổi bất thường của môi trường xung quanh. Thời điểm này, nguy cơ mắc phải các căn bệnh thông thường như cảm cúm, dị ứng hay các vấn đề về hô hấp tăng cao. Do đó, việc áp dụng những biện pháp phòng bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
Uống nhiều nước: Giữ cơ thể đủ nước giúp loại bỏ độc tố, loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể và giữ ẩm cho đường mũi và cổ họng. Làm giảm cơ hội cho vi khuẩn, vi-rút phát triển và gây bệnh.
Chẩn đoán kịp thời: Khi có triệu chứng sốt hoặc viêm nhiễm, hãy tìm ra nguyên nhân bệnh thực sự và bắt đầu điều trị phù hợp. Điều này giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể trở lên khỏe mạnh, để chống lại virus và giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi giao mùa.
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cân bằng: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin C và E như trái cây, rau xanh, và các loại hạt. Đồng thời kết hợp với ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Thực hành vệ sinh đúng cách: Rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào các bề mặt công cộng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và sử dụng khẩu trang khi cần thiết. Thói quen vệ sinh tốt giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
Giữ môi trường sống sạch sẽ: Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đặc biệt là những nơi dễ tích tụ bụi và nấm mốc.
Tiêm phòng: Tiêm phòng cúm và các bệnh truyền nhiễm khác để bảo vệ cơ thể khỏi virus và vi khuẩn khi giao mùa.
Giao mùa là thời điểm đặc biệt, khi cơ thể phải điều chỉnh và thích ứng với những thay đổi lớn về khí hậu. Điều này dễ dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh, cúm, dị ứng, đau nhức cơ khớp... Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe, tăng cường miễn dịch và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp là rất quan trọng. Để giúp cơ thể vượt qua giai đoạn giao mùa một cách an toàn và khỏe mạnh. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn giải đáp “Giao mùa là gì?”. Và có thêm các thông tin hữu ích trong việc phòng tránh các bệnh khi giao mùa./.
Tin liên quan

Trị cảm cúm hiệu quả nhờ phương thuốc Đông y
21:22 | 04/03/2025 Y học cổ truyền

Smart A: “Lá chắn” bảo vệ sức khỏe học đường
14:14 | 18/11/2024 Tin tức

Chặng đường 3 năm của Smart A dưới lăng kính khoa học: Thành tựu và thử thách
09:49 | 07/08/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục

Những thực phẩm chứa xyanua có trong bữa ăn hàng ngày
20:26 | 17/03/2025 Khỏe - Đẹp

Công nghệ BioLid Sculpt: Mí đẹp tự nhiên, không cần xâm lấn
20:13 | 17/03/2025 Khỏe - Đẹp

Điểm danh các loại thực phẩm giàu i-ốt nên bổ sung vào chế độ ăn uống
08:25 | 16/03/2025 Khỏe - Đẹp

Chuyên gia nói gì về Thuốc viêm da Bảo Phương và hiệu quả điều trị
15:15 | 14/03/2025 Khỏe - Đẹp

Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa, cách phòng tránh hiệu quả
11:01 | 14/03/2025 Khỏe - Đẹp

Nhờ thợ cắt tóc cắt bao quy đầu, Nam thanh niên cấp cứu gấp
19:12 | 13/03/2025 Khỏe - Đẹp
Các tin khác

Cách chăm sóc da khi giao mùa chuẩn y khoa
19:08 | 13/03/2025 Khỏe - Đẹp

Thời tiết giao mùa, không nên ăn gì để bảo vệ sức khỏe?
13:34 | 12/03/2025 Khỏe - Đẹp

Vitamax - Địa chỉ tin cậy mua hồng sâm Hàn Quốc
11:44 | 12/03/2025 Khỏe - Đẹp

Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh giao mùa
09:01 | 12/03/2025 Khỏe - Đẹp

Ngăn chặn mỡ nội tạng từ những thói quen nhỏ
09:00 | 11/03/2025 Khỏe - Đẹp

Các thực phẩm giải độc gan tốt nhất
18:15 | 10/03/2025 Khỏe - Đẹp

Viêm nang lông sau sinh - Cơn ác mộng của nhiều mẹ bỉm
11:40 | 10/03/2025 Khỏe - Đẹp

Các thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ trong tự nhiên
09:01 | 10/03/2025 Khỏe - Đẹp

Khai trương Dưỡng Sinh Viện Thanh Hà - Địa điểm mới về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp
08:00 | 10/03/2025 Khỏe - Đẹp

6 điều phụ nữ nên làm trước khi bước sang tuổi 30
11:19 | 09/03/2025 Khỏe - Đẹp

Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới
1 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh
3 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí
27-02-2025 14:40 Hoạt động hội

Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ
16-02-2025 10:00 Tin tức

Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
13-02-2025 20:00 Hoạt động hội