Các triệu chứng của bệnh trầm cảm

Trầm cảm chủ yếu rất đa dạng và phong phú, thường có hai triệu chứng chính sau đây.
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm

Nhận diện bệnh trầm cảm chủ yếu trên lâm sàng thế nào?

Trầm cảm chủ yếu rất đa dạng và phong phú, thường có hai triệu chứng chính sau đây:

Khí sắc trầm cảm

Khí sắc trầm cảm (khí sắc giảm) biểu hiện nét mặt đơn điệu, luôn buồn bã. Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân luôn buồn rầu, bi quan, thất vọng. Ở một số bênh nhân, giai đoạn đầu buồn bã này có thể bị bênh nhân phủ nhận, tức là không thừa nhận mình buồn, nhưng vẫn có thể biểu hiện. Khi khám bệnh thấy hiện tượng sự chú ý của bệnh nhân giảm, bắt đầu có sự than phiền về một vấn đề gì đó.

Sự than phiền của bệnh nhân rất đa dạng, có bệnh nhân than phiền rằng họ không còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì và luôn ở trong tâm trạng lo âu, có thể được biểu hiện trên nét mặt và trong hành vi của bệnh nhân.

Một số người bệnh lại than phiền các biểu hiện rối loạn cơ thể như thấy khó chịu trong người, cảm thấy đau đầu, đau xương khớp, đau cơ, đau cổ, đau thượng vị, đau bụng, đầy hơi hoặc rối loạn tiêu hóa đủ loại.

Có khi có bệnh nhân lại có trạng thái kích thích biểu hiện hay cáu gắt, dễ nổi khùng, ở trẻ em và vị thành niên hay gặp loại khí sắc bị kích thích hoặc thất thường mà hiếm gặp cảm xúc buồn do giảm khí sắc.

Mất hứng thú hoặc mất sở thích

Bệnh nhân có hiện tượng mất hứng thú hoặc mất sở thích trong hầu hết các hoạt động hàng ngày của họ.

Bệnh nhân Trầm cảm cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có (Thí dụ: bệnh nhân tâm sự rằng: tôi bây giờ không thích, không muốn một cái gì cả), tất cả các sở thích trước đây của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả sự ham muốn tình dục – là một trong những hoạt động bản năng mạnh nhất của con người. Thí dụ, Một người trước đây rất thích bóng đá thì nay không còn thích “bóng bánh” nữa. Bệnh nhân nữ thì trước đây rất thích đi “chợ”, thích mua sắm, thích thời trang, “buôn dưa lê” thì nay không còn nữa. Còn vấn đề tình dục thì có “vấn đề”, họ thường xuyên không muốn và không thích, và viện ra đủ mọi lý do để chối từ “khéo” khi đối tượng: giờ đây tôi đang bị ốm, mệt mỏi khó ở, hoặc đang bận, “thôi để khi khác vậy”…

Ngoài hai triệu chứng chính ở trên, ở giai đoạn Trầm cảm chủ yếu còn có thể có các triệu chứng sau:

Mất cảm giác ngon miệng:

Người bệnh ăn ít dẫn đến hậu quả là giảm sút trọng lượng cơ thể, gầy sút, bệnh nhân có cảm giác như bị ép phải ăn, bệnh nhân thường ăn rất ít, có trường hợp bệnh nhân Trầm cảm nặng sẽ nhịn ăn hoàn toàn. Bệnh nhân thường than phiền rằng bản thân bị mất cảm giác ngon miệng, không có cảm giác đói mặc dù bênh nhân không ăn gì cả. Trong nhiều trường hợp bữa ăn với họ là vô cùng khó khăn, có khi còn là một cực hình, mặc dù bản thân bệnh nhân biết về điều đó và đã rất cố gắng để “sửa chữa” nhưng cũng không được.

Ngược lại, có khoảng 5% số bệnh nhân Trầm cảm lại có cảm giác “rất ngon miệng” nên có xu hướng ăn nhiều nên gây hiện tượng tăng cân, béo phì.

Mất ngủ:

Thông thường bệnh nhân bị Trầm cảm thường mất ngủ, và mất ngủ vào giữa giấc (nên thường tỉnh giấc vào giữa đêm, cần phân biệt thiếu máu não cục bộ), sau đó lại khó dỗ ngủ để có thể tiếp tục, cũng có bệnh nhân mất ngủ đầu giấc (nên rất khó khó dỗ ngủ đầu giấc). Đây là triệu chứng gây rất “khổ” cho bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy đêm “rất dài”, rất khó chịu với chính bản thân mình. Nhiều bệnh nhân tìm cách tự điều trị chứng mất ngủ cho mình như tập Yoga, tập dưỡng sinh, đi bộ, dùng thuốc ngủ, an thần Tây y, Đông y… có bệnh nhân còn lạm dụng rượu, ma túy. Mất ngủ kéo dài chính là lý do chính làm bệnh nhân phải đi khám bệnh. Hiếm gặp lại có trường hợp trầm cảm lại biểu hiện bằng ngủ nhiều, có thể bệnh nhân ngủ liên miên 10 – 12 giờ/ngày, có khi còn nhiều hơn nữa. Ngủ nhiều này cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, lao động hoặc học tập của bệnh nhân loại này gặp khoảng 5% số người bệnh bị Trầm cảm và ngủ nhiều thường phối hợp với chứng ăn nhiều. Người ta thấy các trường hợp này lại đáp ứng tốt với thuốc chống Trầm cảm loại IMAO.

Rối loạn hoạt động tâm thần vận động cũng là 1 nhóm triệu chứng thường gặp:

Có nhiều loại rối loạn có thể là kích thích hoặc ức chế vận động.

Kích thích vận động biểu hiện bệnh nhân không thể nào ngồi yên, luôn luôn đi lại. Loại rối loạn này hay gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi.

Ức chế vận động như bệnh nhân vận động chậm chạp (nói chậm, vận động cơ thể chậm, nhai uể oải), tăng khoảng nghỉ trước khi trả lời câu hỏi, giọng nói nhỏ, có khi biểu hiện nói ít, nội dung câu nói chuyện nghèo nàn, thậm chí có bệnh nhân không nói (câm). Loại rối loạn này hay gặp ở người cao tuổi, họ có thể nằm lỳ trên giường cả ngày mà không có hoạt động gì.

Giảm sút năng lượng hoạt động:

Kiệt sức và mệt mỏi là những triệu chứng hay gặp. Bệnh nhân Trầm cảm có thể có thể than phiền sự mệt mỏi mà không có một nguyên nhân cơ thể nào, có khi chỉ với một công việc rất nhẹ nhàng nhưng họ cũng cần phải một sự tập trung quá lớn, hiệu quả công việc bị giảm sút rõ rệt. Thí dụ: bệnh nhân có thể than phiền rằng rửa mặt hoặc mặc quần áo buổi sáng cũng làm cho họ bị kiệt sức và họ cần thời gian cho việc này gấp 2-3 lần người bình thường.

Phần lớn sự mệt mỏi của bệnh nhân thường tăng lên về buổi sáng và giảm đi về buổi chiều. Tuy nhiên một số ít bệnh nhân Trầm cảm lại theo chiều ngược lại.

Khi triệu chứng giảm sút năng lượng hoạt động đã rõ ràng thì bệnh nhân sẽ hầu như không thể làm được việc gì nữa, ngay cả vệ sinh cá nhân cũng có thể là quá mức đối với họ.

Cảm giác vô dụng và tội lỗi:

Triệu chứng này rất hay gặp, bệnh nhân cho rằng mình là người vô dụng, không làm nên trò trống gì, cho rằng mình đã làm hỏng mọi việc và là gánh nặng cho gia đình, có khi là cơ quan nơi công tác và xã hội nơi bệnh nhân sống, làm việc. Thậm chí có bệnh nhân cho rằng mình có tội (mặc cảm tội lỗi). Cảm giác vô dụng và tội lỗi có thể phát triển nặng lên thành hoang tưởng.

Triệu chứng vô dụng và tội lỗi chính là nguyên nhân dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát của bệnh nhân Trầm cảm.

Khó suy nghĩ, khó tập trung hoặc ra quyết định:

đây cũng là triệu chứng rất hay gặp, khiến cho bệnh nhân rất khó chịu và bắt buộc phải đi khám bệnh. Bệnh nhân than phiền rằng họ rất khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý vào một việc gì đó, cũng đồng nghĩa khó khăn khi phải đưa ra quyết định. Thí dụ: một bệnh nhân nội trợ khi đi chợ rất khó quyết định mua thịt lợn hay là mua trứng, mua rau muống hay rau cải…

Ở mức độ nhẹ bệnh nhân có thể xuất hiện dưới dạng phân tán chú ý nhẹ hoặc chỉ là sự than phiền về trí nhớ giảm (như khó nhớ, hay quên). Sự khó tập trung chú ý của bệnh nhân thể hiện ở những việc rất đơn giản như không thể đọc xong một bài báo ngắn, không thể nghe hết một bài hát hoăc xem hết một chương trình vô tuyến mà trước đây bệnh nhân ưa thích. Rối loạn trí nhớ ở bệnh nhân Trầm cảm thường là giảm trí nhớ gần. Thí dụ: bệnh nhân có thể quên mình vừa làm cái gì đó (như đã ăn sáng chưa, đã khóa cửa nhà chưa?).Trong khi đó trí nhớ xa (như quê quán,ngày sinh, các sự việc xảy ra trong quá khứ vẫn tốt).

Ở trẻ em thường là giảm sút sự tập trung chú ý. Ở người cao tuổi thường là sự than phiền về sự khó nhớ, cho nên chúng ta rất dễ nhầm với mất trí ở người cao tuổi. Nhưng có một điểm để phân biệt là dựa vào điều trị để phân biệt: khi giai đoạn Trầm cảm chủ yếu được điều trị thành công thì vấn đề rối loạn trí nhớ này sẽ mất hoàn toàn, còn mất trí ở người cao tuổi thì không. Một vấn đề trở nên khó khăn hơn là một số người cao tuổi giai đoạn Trầm cảm chủ yếu cũng có thể là khởi đầu của một loại mất trí nào đó.

Ý tưởng và hành vi tự sát:

Lúc đầu bệnh nhân nghĩ là tình trạng bệnh nặng nề (mất ngủ, sút cân, mệt mỏi…) của mình tiến triển lâu dài và việc điều trị không mấy tốt đẹp… thế này thì có thể chết mất. Nhưng về sau bệnh nhân lại cho rằng bệnh nhân nên chết đi cho đỡ đau khổ về tình trạng bệnh tật hành hạ bệnh nhân. Các ý nghĩ này biến thành niềm tin, bệnh nhân cho rằng những người trong gia đình hoặc cơ quan… của bệnh nhân sẽ khá hơn nếu bệnh nhân chết đi. Từ ý nghĩ tự sát, bệnh nhân sẽ có hành vi tự sát. Người ta thấy rằng có 75% các trường hợp tự sát có nguyên nhân là Trầm cảm chủ yếu. Vì vậy chúng ta không bao giờ được xem thường triệu trứng này. Khi phát hiện bệnh nhân có triệu chứng này phải khẳng định là bệnh cấp cứu và bệnh nhân phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện.

Môt điểm cần dặc biệt chú ý là: Tự sát có thể gặp trong mọi thể của Trầm cảm như có thể gặp cả thể nhẹ, vừa và nặng. Cho nên chúng ta không được cho là thể Trầm cảm nhẹ không có tự sát nên chủ quan bệnh nhân ở thể này.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể biết hoặc dự đoán chắc chắn và chính xác bệnh nhân Trầm cảm có ý định tự sát hay không và khi nào thì bệnh nhân tự sát. Nên trong quá trình theo dõi và điều trị chúng ta nên chú ý điều này.

Động cơ của tự sát của bệnh nhân là nhằm chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, một sự tra tấn đang hành hạ bệnh nhân bị bệnh Trầm cảm.

Về mặt triệu chứng học lâm sàng, bệnh nhân Trầm cảm chủ yếu có hành vi tự sát và không có hành vi tự sát là không có khác biệt về triệu chứng và điểm để phân biệt hai nhóm bệnh nhân này lại chủ yếu dựa vào tiền sử lâm sàng của bệnh nhân (đã có hành vi tự sát hay chưa?).

Ngô Quang Trúc

Ts.Bs Cao cấp chuyên ngành Thần Kinh

Doctor SAMAN

Đặng Ngọc

Cùng chuyên mục

"Ngày hội An Lạc": Lan tỏa giá trị tích cực đến các bạn trẻ

"Ngày hội An Lạc": Lan tỏa giá trị tích cực đến các bạn trẻ

Sau thành công của "Ngày hội An Lạc" tại TP Hồ Chí Minh vào tháng 7/2024, hỗ trợ tâm lý cho 100 bạn trẻ, chương trình sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 23/11 với mong muốn tiếp tục lan tỏa giá trị tích cực đến các bạn trẻ miền Bắc.
Chùm  thơ của  LS, TS Nguyễn Đình Lục

Chùm thơ của LS, TS Nguyễn Đình Lục

Tác giả Nguyễn Đình Lục (tức Nguyễn Đình Đặng Lục) là một người đất Hà Tĩnh, quê hương đại thi hào Nguyễn Du. Là Tiến sĩ Luật học, ông từng đảm nhiệm nhiều trọng trách: Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính Trung ương, Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Cải cách Tư pháp Văn phòng Trung ương Đảng, hiện nay là Chủ tịch Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam.

Các tin khác

Xã hội hiện đại: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động lên ngôi

Xã hội hiện đại: Phòng bệnh hơn chữa bệnh, xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động lên ngôi

Trước đây, người Việt Nam thường không có thói quen chủ động phòng ngừa bệnh, chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khi điều kiện kinh tế khá giả hơn, một bộ phận lớn người dân bắt đầu làm quen với xu hướng chăm sóc sức khỏe chủ động đã phổ biến trên thế giới từ rất lâu.
Mỗi người là bác sĩ tinh thần cho chính mình

Mỗi người là bác sĩ tinh thần cho chính mình

Chủ đề của Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới năm nay là "Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc" đã phản ánh đúng những gì mà tập thể lãnh đạo, cán bộ người lao động Bệnh viện Tâm thần Yên Bái đang hướng đến.
Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Chủ đề Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2024 là: “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”.
[Infographic] 9 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ

[Infographic] 9 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ

Duy trì những thói quen này sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh, giảm bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần

Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần

Mới đây, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng (Trường đại học Y Hà Nội) phối hợp Sáng kiến Z&Alpha tổ chức hội thảo với chủ đề: "Mạng xã hội và tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên tại Việt Nam".
Chăm sóc sức khỏe tâm thần - Chìa khóa sống khỏe cho người cao tuổi

Chăm sóc sức khỏe tâm thần - Chìa khóa sống khỏe cho người cao tuổi

Chăm sóc sức khỏe tâm thần người cao tuổi không chỉ là việc điều trị bệnh lý, mà còn là bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho một thế hệ đã cống hiến suốt cuộc đời cho xã hội.
Muốn làm sạch không khí trong nhà, hãy trồng cây lan ý

Muốn làm sạch không khí trong nhà, hãy trồng cây lan ý

Lan ý là một loại cây cảnh quen thuộc, rất dễ chăm sóc. Với vẻ đẹp giản dị, cây lan ý tô điểm cho không gian ngôi nhà của bạn, đồng thời còn mang tới nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Các dấu hiệu suy nhược thần kinh cần chú ý

Các dấu hiệu suy nhược thần kinh cần chú ý

Suy nhược thần kinh là trạng thái các tế bào ở vỏ não làm việc quá mức dẫn đến suy nhược khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức. Chú ý các dấu hiệu của suy nhược thần kinh cũng như các biện pháp cải thiện bệnh.
"Bỏ túi" 5 cách giảm đau đầu không dùng thuốc

"Bỏ túi" 5 cách giảm đau đầu không dùng thuốc

Mặc dù thuốc giảm đau có thể giúp làm giảm đau đầu nhưng việc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc. Cùng tìm hiểu một vài bí quyết giảm đau đầu hiệu quả, an toàn, không dùng thuốc, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5/5 Âm lịch và còn được gọi là Tết Đoan Dương và cái tên dân dã được nhiều người biết đến nhất là "Tết giết sâu bọ".
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động