Cảnh báo bệnh xoắn khuẩn vàng da sau mưa lũ
Philippines: Bệnh xoắn khuẩn vàng da lây lan nhanh do lũ lụt |
Bệnh nhân T.V.Đ. (sinh năm 1971, trú tại Yên Bái) được Bệnh viện Đa khoa Yên Bái chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết không xác định, suy gan, suy thận nặng, an thần, thở máy, duy trì các thuốc vận mạch.
Bệnh nhân có tiền sử bị gout mạn tính phát hiện cách đây 2 năm. Cách khoảng 9 tháng trước, bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe ở công ty thì phát hiện có men gan cao, chưa phát hiện xơ gan trước đây.
Vừa qua, gia đình sống trong vùng bão lũ nên toàn bộ nhà bệnh nhân bị ngập. Sau đó, bệnh nhân có tham gia dọn dẹp phòng chống lũ, có tiếp xúc nhiều với nước, bùn đất. Cách vào viện khoảng 1 tuần, bệnh nhân có đau mỏi cơ thân mình.
![]() |
Bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira) thường xuất hiện sau mưa lũ. |
Ngày 20/9, bệnh nhân xuất hiện sốt rét run, không rõ nhiệt độ, đau mỏi cơ vùng chân nhiều hơn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, kèm theo đau vùng bắp chân 2 bên. Ngày 23/9, bệnh nhân đi khám có tình trạng suy thận.
Ngày 24/9, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa Yên Bái trong tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn, sốt, đại tiện phân lỏng, tụt huyết áp, suy hô hấp, ý thức giảm. Bệnh nhân được đặt nội khí quản và chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết có sốc, theo dõi do Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da), viêm phổi, viêm tụy cấp, suy thận cấp/gout, xơ gan. Sau 4 ngày nhập viện, được làm xét nghiệm tầm soát, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, cấy máu bệnh nhân có kết quả dương tính với Leptospira.
Sau 9 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân tỉnh táo, không phải duy trì thuốc vận mạch, không phải thở oxy, chức năng gan thận đã tiến triển. Bệnh nhân có thể ra viện trong tuần tới.
Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương còn tiếp nhận 5 trường hợp (đều trong một gia đình) ở Thái Nguyên trong tình trạng sốt, mệt mỏi. rong đó, vợ, con và 2 cháu điều trị tại Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, riêng bệnh nhân N.V.C. (48 tuổi) phải nhập Khoa Cấp cứu do diễn biến nặng, men gan tăng cao, suy thận cấp và giảm tiểu cầu.
Khoảng 4 ngày sau trận lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, bệnh nhân C. bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt cao không rõ nguyên nhân, kèm theo mệt mỏi, khó thở, bụng chướng căng và đau vùng mạn sườn phải. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu ít và tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ. Mặc dù đã tự mua thuốc hạ sốt nhưng các triệu chứng của bệnh nhân không thuyên giảm, buộc ông phải đến cơ sở y tế địa phương thăm khám.
Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng và chỉ định dùng kháng sinh trong 2 ngày. Tuy nhiên, sau khi hạ sốt, các triệu chứng như khó thở, bụng căng tức và tiểu ít vẫn còn, thậm chí bệnh nhân còn xuất hiện các cơn kích thích, quằn quại không kiểm soát. Đến cuối ngày thứ 4 và đầu ngày thứ 5, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Được biết, gia đình bệnh nhân sinh sống trong căn nhà cấp 4 tại vùng ngập nặng của Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Trận lũ khiến nước ngập sâu tới 1,8 mét, gia đình phải sinh hoạt trong điều kiện nước lũ ô nhiễm. Đồ dùng trong nhà đều ngập trong nước, chuồng trại chăn nuôi gia đình cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Dựa trên yếu tố dịch tễ, đặc biệt việc sống trong môi trường ngập lụt lâu ngày và tiếp xúc trực tiếp với nước lũ, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân N.V.C. và 4 thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospira).
Cách phòng bệnh xoắn khuẩn vàng da
ThS.BS Phạm Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết, bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra.
Leptospira thâm nhập vào cơ thể người qua những vết xước ở da, niêm mạc khi tiếp xúc với nước bị nhiễm khuẩn (đồng ruộng, ao, hồ, vũng nước đọng). Thậm chí nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua da, niêm mạc lành.
Bệnh hay gặp vào mùa mưa do xoắn khuẩn lan theo dòng nước. Trận lũ lụt do bão Yagi vừa qua tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát tán của vi khuẩn Leptospira, đặc biệt tại các vùng chăn nuôi lợn, nơi hệ thống vệ sinh không đảm bảo.
![]() |
Bệnh Leptospira hay gặp vào mùa mưa do xoắn khuẩn lan theo dòng nước. |
Ở Việt Nam, bệnh Leptospira vẫn xuất hiện tản phát, đặc biệt là trong các vùng lụt lội. Dù đã giảm đáng kể so với những thập kỷ trước đây nhưng bệnh vẫn là mối đe dọa sức khỏe đối với những người tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước lũ, nhất là ở các khu vực chăn nuôi gia súc. Bệnh Leptospira có thể điều trị bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm, nhưng với tình trạng của bệnh nhân C., việc theo dõi diễn biến bệnh là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Để phòng ngừa bệnh Leptospira, BS Bằng khuyến cáo, các chuồng trại chăn nuôi súc vật, lò mổ… phải cao ráo, dễ thoát nước, thường xuyên được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tẩy uế.
Tại các cơ sở chăn nuôi súc vật, các lò mổ, bể bơi… cần phải kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ các chất thải để xử lý kịp thời phòng chống chuột và vệ sinh môi trường.
Những người làm việc trong môi trường nước lũ hoặc chuồng trại cần trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, ủng, găng tay để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Tin liên quan

Xịt mũi họng Aqua Smart: Giải pháp bảo vệ đường hô hấp an toàn, tiện lợi
20:48 | 12/04/2025 Tin tức

Dự báo thời tiết ngày 13/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trời chuyển lạnh
05:10 | 13/04/2025 Môi trường xanh

Smart A được đánh giá cao tại Hội thảo khoa học Dinh dưỡng
20:48 | 12/04/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 - Chăm sóc da cá nhân hóa: Tương lai ngành Spa Việt
14:50 | 11/04/2025 Tin nổi bật

FPT Long Châu thắng giải đổi mới sáng tạo của năm tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
11:04 | 11/04/2025 Sức khỏe

Sự kiện đỉnh cao của ngành Làm đẹp quốc tế năm 2025
21:56 | 09/04/2025 Khỏe - Đẹp

Khai trương Dưỡng Sinh Viện Hương Sơn - Hà Tĩnh: Điểm đến mới chăm sóc sức khỏe cộng đồng
13:13 | 09/04/2025 Khỏe - Đẹp

FPT Long Châu tiên phong mang giải pháp mới trong điều trị cho người bị bệnh mỡ máu
12:01 | 09/04/2025 Sức khỏe

Bệnh viện Quân y 175 lần đầu lấy, ghép tạng thành công từ người chết não
09:45 | 09/04/2025 Sức khỏe
Các tin khác

Người tiểu đường ăn cơm khoa học để nâng cao sức khỏe
09:20 | 09/04/2025 Khỏe - Đẹp

33 người nghi ngộ độc thực phẩm sau ngày hội STEM ở Đồng Tháp
09:20 | 09/04/2025 Sức khỏe tinh thần

Cảnh báo nguy cơ nhiễm khuẩn từ thực phẩm đóng hộp không đảm bảo an toàn
22:13 | 08/04/2025 Sức khỏe

Làm đẹp không xâm lấn xu thế tất yếu trong bảo vệ sức khoẻ an toàn
08:32 | 08/04/2025 Khỏe - Đẹp
![[Infographic] 10 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết](https://suckhoeviet.org.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/05/15/croped/duong-huyet20250405152128.png?250406074050)
[Infographic] 10 thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết
07:40 | 06/04/2025 Infographic

“Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe tiết kiệm mà hiệu quả nhất dành cho gia đình 6 người
15:41 | 04/04/2025 Sức khỏe

3 Bí quyết làm đẹp da bằng nha đam không phải ai cũng biết
15:41 | 04/04/2025 Khỏe - Đẹp

Trạm Y tế xã Quảng Điền, huyện Krông Ana tăng cường phòng chống bệnh không lây nhiễm
11:25 | 03/04/2025 Sức khỏe

Người tham gia BHYT được thay đổi nơi khám trong 15 ngày đầu mỗi quý
10:52 | 03/04/2025 Sức khỏe

Đắk Lắk: Chiến dịch tiêm vắc xin sởi đạt 96,8%
19:21 | 01/04/2025 Sức khỏe

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
25-03-2025 15:14 Hoạt động hội