Chủ động phòng bệnh uốn ván
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội vừa ghi nhận thêm một bệnh nhân mắc uốn ván. Bệnh nhân là nam giới, 60 tuổi ở quận Ba Đình. Trước khi vào viện 14 ngày, bệnh nhân bị bỏng gas ở hai cẳng chân và được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện cứng hàm, co cứng hai chân, hạn chế vận động.
Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng miệng chỉ há được khoảng 1,5cm, trương lực cơ toàn thân tăng nhẹ. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván theo dõi nhiễm khuẩn huyết và bỏng hai chân. Bệnh nhân này chưa được tiêm phòng uốn ván.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 23 ca mắc uốn ván (tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Theo các chuyên gia, bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc, do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào, phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Tại đây, vi khuẩn tiết ra các ngoại độc tố có ái tính với hệ thần kinh, lan truyền theo đường thần kinh, đường máu, bạch huyết khắp cơ thể và xâm nhập vào các sinaps thần kinh cơ và trung tâm thần kinh thực vật gây nên những biểu hiện lâm sàng.
![]() |
Chủ động tiêm phòng uốn ván đầy đủ để bảo vệ khỏi các di chứng của bệnh. (Ảnh minh họa) |
Theo trung tâm tiêm chủng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tiêm vaccine uốn ván được khuyến cáo dự phòng cho tất cả mọi người đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao: người nông dân, người chăn nuôi gia súc, nghiện chích ma túy. Với người lớn có nguy cơ nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ vaccine uốn ván có thể dự phòng chủ động bằng cách tiêm liều cơ bản gồm 3 liều, 2 liều đầu cách nhau ít nhất 1 tháng và tiêm nhắc lại sau liều thứ hai từ 6 đến 12 tháng, sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Với người lớn đã tiêm đủ 3 liều cơ bản từ 5 đến 10 năm, nếu bị vết thương lớn và có nguy cơ bị uốn ván thì cần tiêm nhắc lại 1 liều vaccine. Nếu khoảng cách từ liều tiêm nhắc lần cuối cùng đã quá 10 năm thì phải tiêm nhắc lại 1 liều vaccine kể cả với vết thương nhỏ, sạch; với các vết thương lớn và có nguy cơ bị uốn ván cần tiêm bổ sung 1 liều vaccine kết hợp với huyết thanh kháng độc tố uốn ván (SAT).
Đối với trẻ em, vaccine uốn ván đã có trong vaccine 5 trong 1 của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vaccine 5 trong 1 trong vòng 1 tuổi và nhắc lại vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván vào lúc 18 tháng tuổi. Nếu sử dụng vaccine tiêm chủng dịch vụ, mũi tiêm nhắc lại cho trẻ vào lúc 18 tháng tuổi cũng được sử dụng bằng vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Sau đó, trẻ nên được tiêm nhắc lại vaccine uốn ván vào lứa tuổi 4 đến 6 tuổi và tiếp tục nhắc lại mỗi 10 năm.
Phụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo tiêm vaccine uốn ván chủ động trước khi có thai và trong mỗi lần thai kỳ. Với lần mang thai đầu tiên, thai phụ sẽ được tiêm 2 mũi vaccine uốn ván, cách nhau ít nhất 1 tháng và cách thời điểm sinh 1 tháng để vaccine phát huy hiệu quả tốt nhất. Từ lần mang thai thứ hai, mỗi lần mang thai, thai phụ cần tiêm 1 mũi vaccine uốn ván.
Các bác sĩ cũng lưu ý, tránh tuyệt đối tự xử lý vết thương tại nhà như thoa đắp các loại lá cây, cỏ không bảo đảm vệ sinh. Đây cũng có thể là một trong các nguyên nhân tạo điều kiện xâm nhập của vi khuẩn uốn ván.
Tin liên quan

Tiêm miễn phí vaccine uốn ván cho người dân vùng lũ
15:31 | 13/09/2024 Tin tức

8 bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách khám, chữa bệnh
15:09 | 03/01/2024 Sức khỏe

Hà Nội: ghi nhận 24 ca mắc uốn ván, 3 trường hợp tử vong
16:37 | 24/11/2023 Tin tức
Cùng chuyên mục

Làm đẹp không xâm lấn – Xu hướng tất yếu của thời đại
11:50 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Hạt chia: “Vệ sĩ” dinh dưỡng và trợ thủ giảm cân thời đại mới
10:00 | 18/04/2025 Khỏe - Đẹp

Hà Nội: Tiếp tục tăng cường phòng chống bệnh sởi và tay chân miệng
21:15 | 16/04/2025 Sức khỏe

Beautycare 2025 – Điểm hẹn đẳng cấp của ngành làm đẹp châu Á
02:42 | 16/04/2025 Tin nổi bật

TP.HCM đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ sinh thái y tế thông minh
13:22 | 15/04/2025 Sức khỏe

Vai trò của kẽm đối với sức khỏe trong dinh dưỡng trẻ nhỏ
12:03 | 15/04/2025 Khỏe - Đẹp
Các tin khác

"Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025” - Xu hướng Phát triển làm đẹp không xâm lấn
11:41 | 15/04/2025 Khỏe - Đẹp

“Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 – EBC Awards" - Vai trò của xu hướng làm đẹp không xâm lấn
11:03 | 15/04/2025 Khỏe - Đẹp

Sắp diễn ra Beautycare Expo Hanoi 2025 - Triển lãm thương mại uy tín phía Bắc về ngành làm đẹp
16:48 | 14/04/2025 Tin hot

Nguy cơ đột quỵ từ việc sử dụng thuốc tránh thai
16:24 | 14/04/2025 Khỏe - Đẹp

Tinh hoa tay nghề làm đẹp 2025 - Chăm sóc da cá nhân hóa: Tương lai ngành Spa Việt
14:50 | 11/04/2025 Tin nổi bật

FPT Long Châu thắng giải đổi mới sáng tạo của năm tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025
11:04 | 11/04/2025 Sức khỏe

Sự kiện đỉnh cao của ngành Làm đẹp quốc tế năm 2025
21:56 | 09/04/2025 Khỏe - Đẹp

Khai trương Dưỡng Sinh Viện Hương Sơn - Hà Tĩnh: Điểm đến mới chăm sóc sức khỏe cộng đồng
13:13 | 09/04/2025 Khỏe - Đẹp

FPT Long Châu tiên phong mang giải pháp mới trong điều trị cho người bị bệnh mỡ máu
12:01 | 09/04/2025 Sức khỏe

Bệnh viện Quân y 175 lần đầu lấy, ghép tạng thành công từ người chết não
09:45 | 09/04/2025 Sức khỏe

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
8 giờ 4 phút Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội