Hà Nội: ghi nhận 24 ca mắc uốn ván, 3 trường hợp tử vong
Ảnh minh họa |
Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao, nhưng nhiều người còn chủ quan. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương gây ra.
Các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau. Trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Gãy xương, viêm phổi, co thắt thanh quản, động kinh, thuyên tắc phổi, suy thận nặng (suy thận cấp).
Chi phí điều trị ở bệnh nhân uốn ván khá tốn kém và mất thời gian, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh có thể từ 2 tuần đến 3, 4 tháng điều trị.
Theo thống kê, các trường hợp uốn ván nhẹ chưa cần can thiệp thở máy chi phí 20-50 triệu đồng, còn trường hợp thở máy và biến chứng liên quan bệnh lý tiềm ẩn như tim mạch, gan, thận, chi phí có thể lên đến 200-300 triệu đồng mà vẫn không thể cam kết hiệu quả điều trị.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi có vết thương trên cơ thể, cần phải rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm.
Nếu bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván. Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…
Việc tiêm phòng vaccine uốn ván được khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn/người lớn tuổi. Liệu trình cơ bản gồm 3 - 4 mũi phụ thuộc vào khuyến cáo của từng quốc gia và sau đó tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Ở trẻ em, vaccine uốn ván được sử dụng dưới dạng vaccine phối hợp giúp phòng ngừa thêm các bệnh lý khác có trong vaccine nhằm giảm số mũi tiêm và giảm đau cho trẻ. Trẻ cần được tiêm đầy đủ liệu trình vaccine uốn ván đúng thời gian để duy trì tình trạng miễn dịch chống lại bệnh. Sau khoảng thời gian từ 5 - 10 năm nên tiêm nhắc lại để bảo vệ cơ thể bởi vaccine uốn ván không tạo ra miễn dịch bền vững suốt đời.
Tiêm chủng ngừa uốn ván là biện pháp tốt nhất |
Người lớn chưa bao giờ tiêm vaccine uốn ván nên đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin. Người lớn bị các vết thương có nguy cơ cao bị uốn ván cũng nên được tiêm vaccine uốn ván mũi nhắc lại nếu như chưa được tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm trước đó.
Ngoài ra, tiêm vaccine uốn ván cho phụ nữ ở độ tuổi sinh nở là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con.
Trần Chung
https://suckhoeviet.org.vn
Tin liên quan
TP Hà Nội ban hành Kế hoạch cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm
10:44 | 23/10/2024 Tin tức
Hà Nội: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập
11:25 | 17/10/2024 Tin tức
Cùng đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô
18:17 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cùng chuyên mục
Gia Lai: Tập huấn giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách phục vụ người bệnh
18:20 | 30/10/2024 Tin tức
Thừa Thiên Huế triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
17:11 | 30/10/2024 Tin tức
Đề xuất áp dụng thí điểm kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày đối với một số bệnh, nhóm bệnh
15:39 | 30/10/2024 Tin tức
Vietramed Expo 2024: Cơ hội giao thương, kết nối sản phẩm dược liệu
14:14 | 30/10/2024 Tin tức
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City
11:18 | 30/10/2024 Tin tức
Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bão
10:31 | 30/10/2024 Tin tức
Các tin khác
Tuyên Quang: Huyện Yên Sơn phát triển kinh tế gắn với công tác bảo vệ rừng nâng cao đời sống cho người dân
10:00 | 30/10/2024 Tin tức
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
09:30 | 30/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Thượng tá Lê Minh Hải giữ chức Phó Trưởng Công an quận Hà Đông (Hà Nội)
20:02 | 29/10/2024 Tin tức
Ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam
19:51 | 29/10/2024 Tin tức
Bắc Giang triển khai thực hiện công tác dân số năm 2025
19:50 | 29/10/2024 Tin tức
Triển khai vaccine Rota trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
16:43 | 29/10/2024 Tin tức
Bắc Giang nâng cao hiệu quả công tác điều trị bệnh lý thường gặp ở trẻ em
16:43 | 29/10/2024 Tin tức
Kon Tum: Một người tử vong, nhiều người nguy kịch do ăn thịt cóc
14:37 | 29/10/2024 Tin tức
Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách Tổng cục giao năm 2024
12:53 | 29/10/2024 Tin tức
Hội thảo khoa học “Đắk Lắk – 120 năm hình thành và phát triển”
09:03 | 29/10/2024 Tin tức
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức