Mới nhất Đọc nhiều

Chuyên gia dinh dưỡng lưu ý cách sử dụng rượu, bia an toàn trong ngày Tết

Trong những dịp lễ tết, tiệc tùng… thường có rượu, bia. Uống rượu, bia thế nào để an toàn cho sức khỏe là điều không phải ai cũng biết?

Bia, rượu vang, rượu mạnh – là những đồ uống có chứa cồn ethanol ở những nồng độ khác nhau: Bia có khoảng 5% cồn, rượu vang khoảng 9-16% cồn và rượu mạnh có thể lên 40-45% cồn.

Bia rượu có hại cho sức khỏe nhiều hơn có lợi. Cồn trong rượu bia cũng có tác dụng sinh năng lượng nhưng đó là năng lượng rỗng không có giá trị dinh dưỡng. Rượu cũng được dùng làm dung môi và dẫn chất cho một số bài thuốc đông y (ngâm rượu thuốc), hoặc dùng một liều nhỏ trước bữa ăn có tác dụng kích thích khai vị. Tuy nhiên nếu lạm dụng rượu, bia sẽ rất có hại tới sức khỏe. Chỉ nên sử dụng một liều lượng nhỏ có tác dụng kích thích khai vị.

  • Đau đầu sau uống rượu bia có nên dùng thuốc giảm đau?

1. Rượu bia khi vào cơ thể gây hệ lụy gì?

Uống rượu, bia liều lượng nhiều/lần và uống thường xuyên sẽ gây nên ngộ độc cấp và mạn tính: Xơ gan, suy nhược thần kinh, run tay, trí nhớ giảm, tăng viêm loét dạ dày - ruột, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, dễ gây đột quỵ do tổn thương mạch vành và các mạch máu não.

Ở phụ nữ có thai dễ gây sảy thai, thai kém phát triển, thai chết lưu.

Người nghiện rượu còn hay bị các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu.

Về mặt xã hội, rượu bia gây tai nạn giao thông, mất trật tự xã hội, ảnh hưởng không tốt tới hạnh phúc gia đình, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tới sức khỏe, bệnh tật.

Rượu bia vào cơ thể qua đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày, hệ thống tuần hoàn và các bộ phận trong cơ thể: Não, thận, phổi và gan.

Khi rượu tới miệng nồng độ cồn cao là chất kích ứng niêm mạc trong khoang miệng làm tăng nguy cơ ung thư miệng và họng.

Sử dụng rượu, bia ngày tết thế nào cho đúng? - Ảnh 2.

Lạm dụng bia rượu gây hệ lụy về mặt sức khỏe thể chất và hành vi...

Dạ dày: Các phân tử rượu nhỏ bé ngấm qua niêm mạc dạ dày, khi dạ dày trống rỗng (uống khi đói), rượu đi thẳng vào máu. Khi dạ dày có thức ăn, đặc biệt là thức ăn có đạm (protein), thì tỷ lệ hấp thụ rượu bị chậm lại nhưng không dừng lại.

Thường xuyên uống rượu khi đói có thể gây viêm loét, chảy máu dạ dày. Có 20% lượng rượu được hấp thu vào máu qua dạ dày và 80% rượu còn lại được hấp thụ vào máu từ ruột non.

Hệ tuần hoàn: Khi vào máu, rượu được vận chuyển đi khắp cơ thể, làm giãn mạch máu, đưa một lưu lượng máu lớn hơn lên bề mặt da (đỏ mặt, chân tay), cảm giác nóng, hạ huyết áp.

Não: Khi đến não, rượu tác động đến hệ thần kinh, khả năng kiểm soát hành vi và chức năng của cơ thể, sự tác động đó phụ thuộc vào mức độ tăng của nồng độ cồn trong máu mà đưa đến các trạng thái khác nhau: Hưng phấn, kích động, mất kiểm soát hành vi.

Đồng thời rượu còn là một chất ức chế làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.

Thận: Rượu bia như một loại thuốc lợi tiểu làm tăng sự hình thành nước tiểu, đi tiểu thường xuyên hơn gây mất nước và khát.

Gan: Khoảng 5% -10% rượu được bài tiết qua phổi, thận và da; còn lại 90%-95% được chuyển đến gan để "xử lý". Ở gan, rượu được oxy hóa thành nước và carbon dioxide, nhưng gan chỉ có thể oxy hóa khoảng 2 đơn vị rượu mỗi ngày.

2. Sử dụng rượu bia ngày Tết đúng cách

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, bạn bè, đối tác trong các dịp lễ tết, giỗ chạp, sinh nhật… bạn nên cân nhắc, sử dụng hạn chế rượu, bia và uống đúng cách.

- Liều lượng: Bia, rượu vang, rượu mạnh là đồ uống có cồn ở các nồng độ khác nhau: Một đơn vị rượu là 10g cồn tương đương ¾ lon bia 330 ml; 135 ml rượu vang; 30ml rượu whisky.

Khi uống cần hạn chế: Đối với nam: ≤ 02 đơn vị cồn/ngày; nữ: ≤ 01 đơn vị cồn/ngày.

- Uống từ từ, chậm rãi, nếu rượu mạnh có thể làm loãng nồng độ nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày, đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu, giảm nguy cơ say và ngộ độc.

- Không nên uống rượu lúc đói: Uống rượu lúc đói làm tăng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày. Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước quả, nước súp, nước canh và đặc biệt là ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn của rượu. Nên ăn thức ăn giàu protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.

Sử dụng rượu, bia ngày tết thế nào cho đúng? - Ảnh 3.

Nên hạn chế uống rượu, bia để tránh gây hại cho sức khỏe.

- Không nên uống rượu với đồ uống có ga (nước giải khát có ga), rượu lẫn bia nó sẽ làm quá trình rượu hấp thu cồn vào máu nhanh hơn.

- Người đang sử dụng aspirin thì nên tránh uống rượu, không nên sử dụng rượu với aspirin. Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số người đã sử dụng aspirin trước khi uống rượu để tăng "tửu lượng". Đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Khoảng cách thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là 1 ngày. Nếu phải dùng aspirin và uống rượu trong 1 ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào tối hoặc ngược lại.

- Không nên uống rượu với caffeine, vì rượu là một chất ức chế, caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim. Nếu sử dụng caffeine để "tỉnh táo" sau khi uống rượu là một sai lầm.

PV

Tin liên quan

TP. HCM bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét

TP. HCM bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét

Để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024, TP. HCM tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống bệnh trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh triển khai tiêm 13.000 liều vaccine 5 trong 1 cho trẻ

TP. Hồ Chí Minh triển khai tiêm 13.000 liều vaccine 5 trong 1 cho trẻ

Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận 13.000 liều vaccine 5 trong 1 từ Chương trình tiêm chủng mở rộng và sẵn sàng triển khai tiêm cho trẻ.
TPHCM: Trung tâm ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025

TPHCM: Trung tâm ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025

Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, Trung tâm ghép tạng trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Cùng chuyên mục

Xoang Kim Giao - Bài thuốc gia truyền chữa viêm xoang, viêm mũi từ thảo dược thiên nhiên núi Ba Vì

Xoang Kim Giao - Bài thuốc gia truyền chữa viêm xoang, viêm mũi từ thảo dược thiên nhiên núi Ba Vì

Viêm xoang, viêm mũi là căn bệnh khiến nhiều người mệt mỏi vì kéo dài dai dẳng, khó chữa dứt điểm. Căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy giải pháp nào là tối ưu cho người bị viêm xoang, viêm mũi.
Những thực phẩm không nên ăn vào buổi sáng

Những thực phẩm không nên ăn vào buổi sáng

SKV - Mọi người hầu như đều biết đến tầm quan trọng của việc ăn sáng. Tuy nhiên, lợi ích của nó ngoài việc bảo vệ dạ dày, cung cấp năng lượng cả ngày cho cơ thể còn liên quan mật thiết đến sức khoẻ tim mạch.
Hà Nội khuyến cáo người dân nói “không” với thực phẩm trôi nổi

Hà Nội khuyến cáo người dân nói “không” với thực phẩm trôi nổi

Công an thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo về việc người dân nên lựa chọn các mặt hàng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, nói “không” với thực phẩm trôi nổi vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
TPHCM thí điểm mô hình trường - trạm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh

TPHCM thí điểm mô hình trường - trạm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng học sinh

Một số trường trên địa bàn TPHCM vừa triển khai thí điểm mô hình trường - trạm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh tiểu học.
Phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024

Phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024

Ngày 22/4, tại Điện Biên, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”.
Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Xuân Sơn: "Y học là đạo học"

Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Xuân Sơn: "Y học là đạo học"

Trên cương vị là Giám đốc Thẩm mỹ viện Dr. Sơn, TS.BS Tạ Xuân Sơn luôn thấu cảm sự trăn trở, lo lắng của phái đẹp với các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ, ngoại hình. Từ nỗi niềm ấy, ông đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu và có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, mang đến cho khách hàng, bệnh nhân sự an tâm và niềm tin tuyệt đối trên hành trình tìm lại phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình.

Các tin khác

Bộ Y tế đang xây dựng Nghị định quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang xây dựng Nghị định quản lý mỹ phẩm

Ngành công nghiệp mỹ phẩm ở Việt Nam vẫn non trẻ, nhiều hạn chế như quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ dây chuyền sản xuất chưa hiện đại. Cả nước mới có 35 trên tổng số 965 cơ sở sản xuất đạt nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm của ASEAN.
Thực hiện 3 biện pháp cơ bản để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Thực hiện 3 biện pháp cơ bản để phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm và thường gia tăng trong giai đoạn từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ bại não tại Đắk Lắk

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ bại não tại Đắk Lắk

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã phối hợp với Chi hội Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tỉnh Đắk Lắk khai mạc chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não”.
Giá trị dinh dưỡng của hạt macca

Giá trị dinh dưỡng của hạt macca

SKV - Hạt macca còn có tên gọi khác là hạt macadamia, có xuất xứ từ Úc và ngày nay đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Loại hạt này nổi tiếng với hương vị béo ngậy đặc trưng, cùng với giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Cung ứng 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới các cơ sở tiêm chủng cho trẻ

Cung ứng 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới các cơ sở tiêm chủng cho trẻ

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa chuyển 500.000 liều vaccine 5 trong 1 tới các viện, Viện pasture trên cả nước.
WHO thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa

WHO thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên

Cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) cùng Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu sâu và tham vấn chính sách về sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên.
Đến năm 2030 Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp 30 bệnh viện

Đến năm 2030 Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp 30 bệnh viện

Việc sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước, tách quản lý nhà nước với quản lý đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.
Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 17/4/2024 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen tập thể y bác sĩ đã điều phối ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người, và tri ân gia đình người hiến tạng ở Quảng Ninh.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Phiên bản di động