Đã đến lúc coi dịch bệnh Covid-19 tại nước ta là bệnh đặc hữu?

Ngày 29/4, Bộ Y tế đã gửi lấy ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 với hai tình huống. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cho rằng nước ta cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả; tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.

Việt Nam cần có biện pháp phù hợp, hiệu quả; tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu (hình minh họa).

Về cơ bản tình hình dịch bệnh Covid-19 ở nước ta đã không còn nghiêm trọng hoặc có biến chủng virus mới làm giảm hiệu quả vaccine là hai tình huống Covid-19 tại Việt Nam, đang được lấy ý kiến các chuyên gia. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã gửi lấy ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 Dự thảo phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh với hai tình huống tùy theo diễn biến thực tế trong công tác phòng chống dịch hiện nay.

Tình huống một, chủng virus tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số ca nặng và tử vong giảm dần. Các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước; hoặc xuất hiện biến chủng virus mới ít nguy hiểm hơn.

Với tình huống này, Bộ Y tế đề xuất vẫn thực hiện chủ trương của Chính phủ về thích ứng an toàn; tăng cường giám sát dịch tễ phát hiện biến chủng mới; duy trì đánh giá cấp độ dịch và biện pháp cần thiết.

Bộ Y tế sẽ đẩy nhanh tiến độ nhận và phân bổ vaccine cho trẻ từ 5 tuổi; hoàn thành tiêm cho nhóm này trong quý 2 để đảm bảo an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị năm học mới.

Với các nhóm dân số khác, Bộ sẽ đẩy nhanh tiêm chủng; tăng cường vận động người dân đi tiêm với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”. Đồng thời, các địa phương khẩn trương hoàn thành tiêm mũi hai cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi; tiêm mũi ba cho người trưởng thành (từ 18 tuổi).

Bộ sẽ nghiên cứu tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 với người lớn; mũi ba với trẻ em từ 5 tuổi…

Căn cứ tình hình dịch bệnh, Bộ sẽ nghiên cứu chuyển biện pháp chống Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Tại các điểm giám sát trọng điểm, Bộ sẽ giải trình tự gen để phát hiện sự tiến hóa của virus; mở rộng giám sát nCoV trên động vật, bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã. Những người nhiễm Covid-19 không triệu chứng có thể tham gia một số hoạt động xã hội.

Tình huống hai, Việt Nam sẽ xuất hiện biến chủng virus mới có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng và tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương.

Để ứng phó, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhà sản xuất để cập nhật các loại vaccine mới nhất; kịp thời báo cáo Chính phủ cho phép mua bổ sung để tiêm chủng.

Nhóm dân số nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, mắc bệnh nền mạn tính… sẽ được tiêm mũi vaccine tăng cường. Lực lượng tham gia tiêm chủng được huy động tối đa, gồm cả y tế nhà nước và tư nhân.

Các đơn vị tập trung giám sát dịch bệnh và tác động của biến thể mới thông qua các ca bệnh nhập viện; giải trình tự gen để phát hiện biến chủng đang lưu hành và biến chủng mới tại các ổ dịch, chùm ca bệnh có đặc điểm bất thường.

Nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch được thực hiện linh hoạt, theo quy mô và phạm vi hẹp nhất. Công thức 5K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + biện pháp khác được áp dụng linh hoạt. Ngoài ra, các biện pháp giám sát, xét nghiệm được triển khai đồng bộ để phát hiện người nhiễm, từ đó khoanh vùng, cách ly, dập dịch sớm nhất.

Tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương, sẽ lập cơ sở điều trị Covid-19 phù hợp. Thuốc điều trị Covid-19 đặc hiệu sẽ được tiếp cận sớm. Các cơ quan tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị tại Việt Nam.

Tất cả cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước, tư nhân, bộ ngành, trường học được huy động tham gia điều trị Covid-19. Các bệnh viện chuẩn bị ít nhất 40% cơ số giường bệnh để điều trị Covid-19.

Mô hình tháp điều trị 3 tầng được thiết lập, để điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng; ca bệnh vừa và nặng; ca bệnh nặng và nguy kịch.

Bộ Y tế cho rằng, trong cả hai tình huống, vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong. Tỷ lệ bao phủ vaccine cao, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và nhóm nguy cơ cao là nền tảng để từng bước nới lỏng biện pháp y tế và biện pháp xã hội.

Ngày 29/4, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cho rằng Việt Nam “đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa đại dịch Covid-19 sang bệnh lưu hành”. Nguyên tắc 5K sẽ được áp dụng linh hoạt, trong đó 2K cần duy trì thường xuyên là khẩu trang và khử khuẩn; 3K còn lại là khoảng cách, khai báo y tế, không tập trung đông người “sẽ linh hoạt hơn”.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, sáng 3/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình và nghiên cứu tình trạng kháng thể bảo vệ trước virus trên phạm vi cả nước.

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, từ khi thực hiện nghị quyết của Chính phủ về thích ứng an toàn, đến nay tỷ lệ tử vong/số ca mắc đã giảm. Một khảo sát gần đây nêu tỷ lệ người dân Việt Nam hài lòng với các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ đạt 96%.

Tuy nhiên, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia nhận định chưa thể kiểm soát được Covid-19 trước năm 2023, đặc biệt là biến chủng mới Omicron và các biến chủng khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ chưa lường trước được.

Dự kiến chương trình phòng, chống dịch Covid-19 sẽ sớm được ban hành , đặt mục tiêu kiểm soát hiệu quả đại dịch; hạn chế lây lan trong cộng đồng; hạn chế đến mức thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong do Covid-19 và các nguyên nhân khác…

Một số mục tiêu cụ thể được đặt ra như đạt tỷ lệ bao phủ vaccine và chủ động cung ứng vaccine; giảm tối thiểu 30% tỷ lệ tử vong do Covid-19 trong tổng số bệnh nhân được phát hiện; quản lý và điều trị tại cơ sở y tế và tại cộng đồng…

Tất cả các biện pháp chống dịch, chiến lược tiêm vaccine phòng Covid-19 sẽ được thông tin kịp thời tới người dân để tạo đồng thuận khi thực hiện.

Theo số liệu từ Bộ Y tế, đợt dịch thứ tư bùng phát từ tháng 4/2021 đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 3,7 triệu ca nhiễm Covid-19; trong đó 2,5 triệu ca được công bố khỏi bệnh. Cả nước đã tiêm được tổng số 195 triệu liều vaccine. Ở nhóm dân số từ 18 tuổi, số mũi một được tiêm là 70 triệu liều; mũi hai là 67 triệu liều; mũi bổ sung 13 triệu liều; mũi ba 1,4 triệu liều. Ở nhóm trẻ từ 12 – 17 tuổi, đã tiêm được gần 17 triệu liều, trong đó 8,6 triệu liều mũi một; mũi hai 8 triệu liều.

Phạm Sinh

Cùng chuyên mục

Lào Cai – Yên Bái hợp nhất: Khơi nguồn tiềm năng du lịch Tây Bắc

Lào Cai – Yên Bái hợp nhất: Khơi nguồn tiềm năng du lịch Tây Bắc

Phép cộng địa lí, văn hóa và hạ tầng giữa Lào Cai và Yên Bái đang mở ra một chương mới cho du lịch Tây Bắc, nơi “hành lang cao nguyên” được định hình thành chuỗi điểm đến đa sắc – hiện đại – bền vững trong giai đoạn 2025–2030.
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động