Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô

SKV - Nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng, đình làng Phú Xá thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội, là một trong những ngôi đình cổ kính, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của vùng đất kinh kỳ. Hàng năm, lễ hội đình làng Phú Xá diễn ra vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương về dự hội, tưởng nhớ công đức của các vị Thành hoàng làng và ôn lại truyền thống hào hùng của quê hương.
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Thuyền đưa đoàn rước nước ra giữa dòng sông Hồng chuẩn bị múc nước bằng một gáo đồng vào chum Ngô.

Lịch sử hình thành và ý nghĩa của đình làng Phú Xá

Đình Phú Xá được khởi công xây dựng vào mùa thu năm 1749 dưới thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng, và hoàn thành vào mùa hạ năm 1750. Người có công lớn trong việc xây dựng đình là cụ Nguyễn Kiều (1695-1752), tên hiệu là Hạo Hiên, sinh trưởng tại làng Phú Xá thuộc tổng Phú Gia, Phủ Hoài Đức, nay là làng Phú Xá, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Cụ Nghè Nguyễn Kiều là chồng của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, một vị quan thanh liêm, học rộng tài cao, từng đỗ Tiến sĩ năm 1715 và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình Lê - Trịnh. Cụ Nguyễn Kiều đã chuyển một cung điện từ Thăng Long về làng Phú Xá để dựng đình, đặt tên là “Tụy Lạc Đình” (nơi hội tụ vui vẻ và an lạc).

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hùng - Trưởng Ban Khánh tiết Đình làng Phú Xá: “Đình Phú Xá thờ hai vị Thành hoàng làng là Hin Huệ Linh Ứng Đại vương và Báo Hủy Linh Ứng Đại vương. Theo bản thần tích, thần sắc của đình, dân làng tôn vinh hai vị nhân thần với sự tích hóa thân cứu dân trên dòng thác lũ hung dữ mùa mưa bão của ghềnh Xù năm xưa, nhằm giáo dục về tâm đức và lòng hướng thiện cho các thế hệ con cháu mai sau. Theo truyền thuyết, hai vị này là những người học rộng tài cao, đã hóa thân thành thần linh để bảo vệ dân làng khỏi thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra, đình còn thờ Phó Tể tướng Nguyễn Kiều, người có công xây dựng đình và góp phần phát triển làng xã”.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Cụ Nguyễn Văn Hùng - Trưởng Ban Khánh tiết Đình làng Phú Xá, chủ tế cùng ban tế lễ nghi lễ.

Còn theo chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Thiết - người dân ở TDP số 11, thời kỳ chống Pháp, đình bị phá hoại. Sau 260 năm vào năm Kỷ Sửu 2009, dân làng Phú Xá tổ chức lễ khởi công xây dựng lại đình trên nền đất cổ năm xưa và đến năm Canh Dần - 2010, nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhân dân Phú Xá long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ ngôi đình cổ - đình làng Phú Xá.

Kiến trúc độc đáo của đình Phú Xá

Đình Phú Xá được phục dựng trên nền đình cũ với diện tích khoảng 500m2, đình được làm theo hướng tây gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung, được thiết kế theo kiểu truyền thống với mái ngói ta, đầu đao cong vút, các họa tiết chạm khắc tinh xảo.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô

Đình có 3 gian 2 chái, cửa mở bốn bên. Chính giữa hậu cung là 2 bộ ngai thờ Nhị Vị Đại vương và ngai thờ Hà Bá, bên phải là khám thờ Tiến sĩ Nguyễn Kiều, bên trái là tượng Thánh Tăng. Bên trong đình còn lưu giữ nhiều di vật quý giá như hai bộ kiệu đại (kiệu Anh và kiệu Em) từ thời Hậu Lê, 2 ngựa gỗ, 1 đôi hạc, 2 bộ chấp kích, 2 ông phỗng đá… và một chum Ngô đựng nước cúng cổ kính, cùng 11 đạo sắc phong (bản gốc) từ thời Lê - Nguyễn.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Đại diện Ban tổ chức lễ hội.

Theo cô Lê Thị Nhung - Tổ trưởng TDP số 11 cho biết, một điểm đặc biệt khi khai ấp, lập làng Phú Xá, cụ Nguyễn Kiều có trồng cây gạo kỷ niệm ở phía Bắc đình làng cạnh bờ sông Hồng và giáp ranh với làng Phú Gia. Những năm 1930, cây gạo này có thân to cao, tán rộng xum xuê. Đến mùa hoa nở, cả thân cây trông như một cái nấm tròn, đỏ rực rỡ. Sau này, chính cây gạo này và bến đò Phú Xá là nơi ghi dấu lịch sử cách mạng, trở thành đầu mối giao thông liên lạc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1941-1945. Hiện nay, trên tấm bia đá bên cây gạo của làng có khắc chữ: “Cây gạo làng Phú Xá, phường Phú Thượng quận Tây Hồ - Hà Nội, đầu mối giao thông liên lạc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1941-1945 đã được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng năm 1960. Mùa Hè 1969, cây bị giông sét đánh hỏng, nhân dân Phú Xá đã trồng lại cây gạo mới để ghi nhớ một dấu ấn lịch sử của quê hương”.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Các đại biểu tham dự lễ hội. www.suckhoeviet.org.vn

Nét đẹp văn hóa truyền thống

Lễ hội đình làng Phú Xá năm 2025 diễn ra trong ba ngày từ 7/3-9/3 (tức mồng 9 đến 11 tháng 2 âm lịch) với nhiều nghi thức trang trọng và các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc. Trước đó, lễ “mọc cột đình” được tổ chức với các nghi thức bao sái, mộc dục, chuẩn bị kiệu rước. Đến ngày mồng 9 tháng 2, dân làng tổ chức lễ rước nước, có rước long đình, chum Ngô, 2 bộ chấp kích, kiệu Anh, kiệu Em cùng cờ thần.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Ngày mồng 9 dân làng tổ chức lễ rước nước, có rước long đình, chum Ngô, 2 bộ chấp kích, kiệu Anh, kiệu Em cùng cờ thần.

Đoàn rước đi từ đình ra sông Hồng, Thuyền đưa đoàn rước nước ra giữa dòng sông Hồng, dân làng cử ra một cụ đại diện cho lễ hội để múc nước bằng một gáo đồng vào chum Ngô. Nước được dùng để cúng phải là nước múc ở giữa dòng sông Hồng. Khi rước nước về đến đình, đội tế cúng dân làng tiến hành làm lễ mộc dục. Sau khi tế lễ xong, số nước còn lại trong chum Ngô được lưu giữ để làm nước thờ cúng trong cả năm.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Đủ nước, chóe nước được đặt lên bành, dùng dây chằng buộc chum nước rất cẩn thận để tránh bị đổ trong khi khiêng kiệu, được thuyền vượt sóng vào bờ.

Ngày 10 tháng 2 âm lịch là ngày chính hội, với các nghi lễ tế Thành hoàng làng, dâng cỗ chay như bánh trôi, bánh chay và cỗ mặn như xôi, gà, lợn quay. Trai làng rước kiệu quanh làng, tạo nên không khí linh thiêng và trang nghiêm. Các trò chơi dân gian cũng được tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô

Ngày 11 tháng 2, lễ hội kết thúc với nghi thức tạ ơn và cầu mong một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa. Lễ hội đình làng Phú Xá không chỉ là dịp để người dân tưởng nhớ công đức của các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội để gắn kết cộng đồng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Người dân làng dâng cỗ chay như bánh trôi, bánh chay và cỗ mặn như xôi, gà, lợn quay.

Chia sẻ của những người tâm huyết

Ông Nguyễn Quốc Thiện, Phó Trưởng ban di tích đền, Trưởng Ban lễ hội đình Phú Xá, chia sẻ: "Lễ hội đình làng Phú Xá không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để chúng tôi ôn lại truyền thống hào hùng của cha ông. Đình Phú Xá là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh, lịch sử và văn hóa của làng. Mỗi năm, khi tổ chức lễ hội, tôi cảm nhận được sự đoàn kết, gắn bó của bà con trong làng. Đặc biệt, việc rước nước từ sông Hồng về đình là một nghi thức thiêng liêng, thể hiện lòng thành kính của dân làng đối với các vị Thành hoàng. Tôi mong rằng, thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị này để lễ hội mãi trường tồn".

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô

Cô Công Thanh Thúy, Trưởng Ban công tác mặt trận tổ quốc tổ dân phố (TDP) số 11, bày tỏ: "Lễ hội đình làng Phú Xá là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân chúng tôi. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công ơn của các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội để mọi người trong làng gặp gỡ, chia sẻ và gắn kết với nhau. Tôi rất tự hào khi được tham gia vào công tác tổ chức lễ hội, góp phần bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống. Đặc biệt, việc Bác Hồ từng dừng chân tại đình Phú Xá trước khi đọc Tuyên ngôn Độc lập càng làm tăng thêm giá trị lịch sử của ngôi đình. Tôi hy vọng rằng, lễ hội sẽ ngày càng được tổ chức quy mô hơn, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ".

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô

Ông Nguyễn Văn Thắng – Bí thư TDP số 11 cho biết, đình Phú Xá không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ngày 23/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc qua sông Hồng về Hà Nội vào bến đò Xù (Phú Xá) và đã dừng chân nghỉ tại đình Phú Xá trước khi vào nội thành, rồi về ở 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm) - Tại đây, Bác viết bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bà Lê Thị Phương Loan, Phó Tổ trưởng TDP số 11, cũng bày tỏ tình yêu và trách nhiệm của mình đối với đình làng Phú Xá: "Lễ hội đình làng Phú Xá không chỉ là dịp để chúng tôi tưởng nhớ công ơn của các vị Thành hoàng mà còn là cơ hội để mọi người trong làng cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, những câu chuyện lịch sử hào hùng của quê hương. Tôi rất xúc động khi thấy sự tham gia nhiệt tình của bà con, từ già đến trẻ, trong các hoạt động của lễ hội. Điều đó cho thấy tình yêu và niềm tự hào của người dân Phú Xá đối với di sản văn hóa của mình. Tôi tin rằng, với sự chung tay của cả cộng đồng, lễ hội đình làng Phú Xá sẽ ngày càng được tổ chức trang trọng hơn, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, để những giá trị tốt đẹp mãi được lưu truyền".

Bà Nguyễn Thị Duyệt, một người dân sống lâu năm tại TDP số 11, phường Phú Thượng, cũng không giấu được niềm tự hào khi chia sẻ về lễ hội đình làng Phú Xá: "Lễ hội đình làng Phú Xá là một phần máu thịt trong đời sống tinh thần của người dân chúng tôi. Đình làng không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. Mỗi năm, khi lễ hội diễn ra, tôi cảm nhận được sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại, giữa quá khứ và hiện tại. Chúng tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của đình làng. Tôi mong rằng, thế hệ trẻ sẽ tiếp nối tinh thần ấy, để lễ hội mãi là cầu nối giữa các thế hệ, giữ gìn những nét đẹp truyền thống của quê hương".

Vợ chồng ông Mai Văn Nhẫn, những người con của làng Phú Xá, không giấu được niềm xúc động khi nhắc về lễ hội đình làng, chia sẻ: "Lễ hội không chỉ là dịp để cả gia đình sum vầy, cùng tham gia vào các hoạt động truyền thống mà còn là cơ hội để chúng tôi tưởng nhớ công ơn của các vị Thành hoàng. Từ lễ rước nước đến những màn tế lễ trang nghiêm, mỗi nghi thức đều thấm đẫm nét đẹp văn hóa quê hương. Chúng tôi tự hào khi được sống trong một cộng đồng giàu truyền thống và tình người như thế. Nhìn thấy bà con, từ già đến trẻ, nhiệt tình tham gia lễ hội, lòng chúng tôi trào dâng niềm xúc động. Đó là minh chứng cho tình yêu và niềm tự hào của người dân Phú Xá với di sản văn hóa của mình. Chúng tôi tin rằng, với sự chung tay của cả cộng đồng, lễ hội sẽ mãi trường tồn, để thế hệ trẻ tiếp nối và gìn giữ những giá trị tốt đẹp này".

Lễ hội đình làng Phú Xá là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của Thủ đô Hà Nội, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian và giá trị lịch sử. Dù trải qua bao thăng trầm, ngôi đình vẫn đứng vững như một chứng nhân lịch sử, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đình Phú Xá đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. Hy vọng trong tương lai, đình Phú Xá sẽ được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, xứng đáng với những giá trị văn hóa và lịch sử mà nó đang lưu giữ.

Một hình ảnh lễ hội đình làng Phú Xá:

Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Lễ hội đình làng Phú Xá: Nét đẹp văn hóa truyền thống giữa lòng Thủ đô
Đức Tú
www.suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Niềng răng hỏng và những hệ lụy: Góc nhìn từ chuyên gia

Niềng răng hỏng và những hệ lụy: Góc nhìn từ chuyên gia

SKV - Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. Tuy nhiên, nếu quy trình thực hiện sai cách, hậu quả để lại không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Dự báo thời tiết ngày 18/3/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trời rét

Dự báo thời tiết ngày 18/3/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 18/3/2025.
Dự báo thời tiết ngày 17/3/2025: Hà Nội nhiều mây, không mưa, trời rét

Dự báo thời tiết ngày 17/3/2025: Hà Nội nhiều mây, không mưa, trời rét

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 17/3/2025.

Cùng chuyên mục

Đồng hành cùng các Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải mới 2025

Đồng hành cùng các Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam chuẩn bị cho mùa giải mới 2025

Buổi tập huấn đầu tiên của Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Nam Việt Nam trong năm 2025 tập trung vào việc rèn luyện thể lực, chiến thuật và tinh thần đồng đội nhằm giúp các cầu thủ đạt phong độ tốt nhất trước thềm giải đấu quan trọng.
Tưng bừng đặc sắc ngày Hội voi Buôn Đôn 2025

Tưng bừng đặc sắc ngày Hội voi Buôn Đôn 2025

SKV- Trong khuôn khổ lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, sáng 12/3, tại xã Krông Na, UBND huyện Buôn Đôn đã tổ chức hội voi Buôn Đôn năm 2025. Lễ khai mạc hội voi Buôn Đôn năm 2025 chính thức diễn ra tại trung tâm tổ chức lễ hội, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Hội voi do UBND huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tổ chức thực hiện.

Các tin khác

Lễ hội Đình Nhật Tân: Di sản văn hóa quốc gia sống mãi với thời gian

Lễ hội Đình Nhật Tân: Di sản văn hóa quốc gia sống mãi với thời gian

SKV - Ngày 9/3/2025 (mùng 10/2 Âm lịch), phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Đình Nhật Tân, một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của Thủ đô. Đây là dịp để người dân địa phương và du khách thập phương cùng tưởng nhớ công lao của Đức Thánh Uy Đô Đại Vương Trần Linh Lang, vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc Nguyên Mông, bảo vệ đất nước.
“Bắc Bling” – Khi âm nhạc dân tộc trở thành liều thuốc tinh thần

“Bắc Bling” – Khi âm nhạc dân tộc trở thành liều thuốc tinh thần

MV Bắc Bling (Bắc Ninh) của Hòa Minzy không chỉ là một sản phẩm âm nhạc giải trí mà còn trở thành món ăn tinh thần đặc biệt, giúp nuôi dưỡng sức khỏe tâm hồn và khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại trong MV đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ, không chỉ chạm đến trái tim khán giả mà còn góp phần lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng.
Ý nghĩa các loài hoa khi làm quà tặng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Ý nghĩa các loài hoa khi làm quà tặng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Hoa không chỉ đơn thuần là món quà tặng đẹp mắt và tươi mới; qua những sắc màu và hình dáng của từng loài hoa, người tặng có thể gửi gắm những tâm tư sâu sắc, tình cảm chân thành và những thông điệp ý nghĩa đến với người nhận. Chính vì vậy, việc lựa chọn hoa để tặng trong các dịp đặc biệt như ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 sắp tới là một hành động hết sức có ý nghĩa.
NSƯT Quý Bình qua đời ở tuổi 42: Tiếc thương một tài năng lớn

NSƯT Quý Bình qua đời ở tuổi 42: Tiếc thương một tài năng lớn

SKV - Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Quý Bình, tên thật là Lê Ngọc Bình, đã qua đời ở tuổi 42 sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư não. Sự ra đi của anh để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng gia đình, bạn bè và khán giả yêu mến.
Hà Nội: Nét đẹp văn hóa trong lễ hội rước “ông lợn” tại La Phù, Hoài Đức

Hà Nội: Nét đẹp văn hóa trong lễ hội rước “ông lợn” tại La Phù, Hoài Đức

Tối ngày 10/02/2025, tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đổ về để tham dự lễ hội rước “ông lợn” truyền thống. Đây là một trong những lễ hội độc đáo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, mang đậm giá trị văn hóa và bản sắc của người dân nơi đây.
Đắk Lắk: Ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Đắk Lắk: Ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

SKV- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 9/3/2025 đến ngày 13/3/2025. Đây là sự kiện trọng đại, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025).
Phiên Chợ Viềng: Nét Độc Đáo Trong Văn Hóa Mua May Bán Rủi

Phiên Chợ Viềng: Nét Độc Đáo Trong Văn Hóa Mua May Bán Rủi

Mỗi độ Tết đến xuân về, khi gió xuân còn vương mùi đất trời se lạnh, người dân thành Nam lại nô nức chờ đón phiên chợ Viềng – phiên chợ độc nhất vô nhị diễn ra vào mồng Bảy tháng Giêng âm lịch. Đây không chỉ là nơi giao lưu buôn bán mà còn là dịp để mọi người tìm kiếm may mắn, bỏ lại những điều không vui, đúng như câu tục ngữ “mua may bán rủi” truyền đời.
Lễ mừng Thọ đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa truyền thống tại Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội

Lễ mừng Thọ đầu Xuân: Nét đẹp văn hóa truyền thống tại Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội

( SKV) - Hòa trong không khí Tết đến Xuân về, sáng ngày 01/02/2025 thôn Trung, Dục Nội, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tổ chức Lễ mừng thọ đầu Xuân 2025 với sự tham dự đông đảo của các cụ cao tuổi, gia đình, con cháu và đại diện chính quyền địa phương. Buổi lễ không chỉ là dịp để tôn vinh những đóng góp của người cao tuổi mà còn là minh chứng sống động cho truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam nói chung và của nhân dân xã Việt Hùng nói riêng.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán là ngày lễ có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, đây là ngày để mọi con người đều đoàn tụ với gia đình, trở về quê hương và nhớ về tổ tiên.
Khai mạc Chợ hoa An Sương (TP HCM): Rực rỡ chào đón Xuân 2025

Khai mạc Chợ hoa An Sương (TP HCM): Rực rỡ chào đón Xuân 2025

Hòa trong không khí rộn ràng của những ngày cận Tết Ất Tỵ, tối ngày 23/01/2025, Chợ hoa An Sương, quận 12, TP.HCM đã chính thức khai mạc, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, mua sắm. Đây là sự kiện thường niên đầy ý nghĩa, không chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân mà còn là nơi giao lưu văn hóa và kết nối cộng đồng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới

Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới

Ngày 16/3, tại Mekong Long Thành Resort & Reststop (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), Chi hội Nam y tỉnh Đồng Nai đã tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2029.
Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Hội Nam Y Việt Nam: Dự lễ khai hội Đền Xưa và dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh

Sáng 14/3/2025, UBND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) đã trang trọng tổ chức Khai hội truyền thống Đền Xưa năm 2025, dâng hương tưởng niệm Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí

Chi hội Nam Y An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp phối hợp khám bệnh và cấp phát thuốc YHCT miễn phí

SKV - Sáng ngày 26/02, tại Đồng Tháp, Hội Chữ thập đỏ thị trấn Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) phối hợp cùng Chi hội Nam y An Giang, Chi hội Nam y Đồng Tháp và Chi hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc Y học cổ truyền miễn phí cho người dân trên địa bàn.
Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ

Hà Nội: Chi hội Dưỡng Sinh Viện tổ chức du xuân, gặp mặt đầu năm Ất Tỵ

Ngày 14/02/2025 (tức 17 tháng Giêng Ất Tỵ), Chi hội Dưỡng Sinh Viện phối hợp cùng TT-Green đã tổ chức chuyến du xuân đầu năm tại Thác Bờ - Hòa Bình.
Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Chi hội Nam y Hùng Vương: Tiếp tục phát triển nguồn dược liệu cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vừa qua, tại Công ty Cổ phần Ao Vua (huyện Ba Vì, Hà Nội), Chi hội Nam y Hùng Vương đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Phiên bản di động