Đắk Lắk: Đưa Voi về với rừng

SKV - Nhắc đến du lịch Buôn Đôn, không ít người sẽ nghĩ ngay đến việc được ngồi đong đưa trên lưng voi, trải nghiệm cảm giác vượt sông, vượt rừng của loài động vật to lớn này. Tuy nhiên, hoạt động này đã vắt kiệt sức của những con voi cũng như mất đi môi trường tự nhiên để chúng phát triển. Tháng 11/2022 vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký Quyết định số 2486/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2018, Vườn quốc gia Yok Đôn đã đưa vào mô hình du lịch voi thân thiện vào hoạt động. Ở đây, những chú voi sẽ được phép di chuyển tự do trong khu vực Vườn quốc gia hằng ngày, không bị xích chân kể cả khi không có du khách. Khi được thả tự do trong rừng, sức khỏe của chúng được cải thiện, có thời gian để voi đực và voi cái giao lưu với nhau, từ đó voi có khả năng sinh sản trở lại, đảm bảo cho việc bảo tồn đàn voi nhà lâu dài cho tỉnh Đắk Lắk. Điều này vừa mang lại giá trị du lịch, đồng thời nâng cao nhận thức bảo tồn voi và các loài động vật hoang dã khác tại Đắk Lắk. Ông Trần Đức Phương, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết: “Vườn quốc gia Yok Đôn là một đơn vị thực hiện công tác bảo tồn động vật, trong đó có loài voi, vì vậy chúng tôi đưa những cá thể voi vào hoạt động du lịch, vừa mang lại thu nhập vừa thực hiện được công tác bảo tồn và phúc lợi cho loài voi…voi có thể tự tìm thuốc để tự chữa bệnh cho chính chúng.”

Đắk Lắk:  Đưa Voi về với rừng
Du khách đứng từ xa quan sát các hoạt động của voi tại Vườn quốc gia Yok Đôn

Mô hình du lịch này được Vườn quốc gia Yok Đôn phối hợp với Tổ chức Động vật châu Á - Animals Asia Foundation thực hiện. Voi được thả về với rừng, cho ăn uống, đi lại, sinh hoạt trong không gian rừng hoang dã. Du khách có nhu cầu sẽ được đưa vào tận nơi để ngắm voi, tìm hiểu kiến thức về voi và hệ động thực vật của Vườn quốc gia Yok Đôn. Được biết, ban đầu, loại hình du lịch này chỉ có du khách nước ngoài lựa chọn, tuy nhiên sau một thời gian đã có nhiều du khách trong nước cũng đã tìm đến đây để trải nghiệm, tận hưởng những điều lý thú khi được ngắm voi và phân tích hành động của voi giữa rừng già. Ông Y Siêm H’đớk, Hướng dẫn viên du lịch – Vườn quốc gia Yok Đôn cho biết: “Du khách rất vui và thích thú với những điều mới mẻ, thú vị khi thấy những chú voi được sống tự do giữa núi rừng. mô hình du lịch voi thân thiện sẽ đưa du khách vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của voi. Du khách được ngắm nhìn voi từ xa, theo dõi chúng ăn uống, tắm, ngủ, dạo chơi trong rừng... mà không tác động trực tiếp tới cuộc sống của chúng.”

Đắk Lắk:  Đưa Voi về với rừng
Voi được thả tự do tại Vườn quốc gia Yok Đôn

Theo Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk, đến nay chỉ còn 36 cá thể voi, trong đó có 21 cá thể voi ở huyện Buôn Đôn, 14 cá thể ở huyện Lắk và huyện Krông Ana chỉ còn 1 cá thể. Có nhiều nguyên nhân khiến đàn voi nhà ở Đắk Lắk sụt giảm, như nạn tấn công voi để trộm ngà và lông đuôi, môi trường sống của voi bị thu hẹp, bán voi đưa đi các tỉnh khác. Và đáng kể đến là trong hơn 30 năm qua, chưa có cá thể voi cái nào sinh sản thành công, trong khi tuổi của các cá thể voi ngày càng cao.

Dự án hỗ trợ kỹ thuật việc thực hiện chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang mô hình du lịch thân thiện với voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Tổ chức Động vật châu Á - Animals Asia Foundation tài trợ, thực hiện từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2026. Địa điểm thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn gồm: Vườn quốc gia Yok Đôn; Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng; các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện; trên địa bàn huyện Lắk gồm: Ban Quản lý rừng lịch sử-văn hóa-môi trường Hồ Lắk. Tổng giá trị khoản viện trợ là 55 tỷ 452 triệu đồng, trong đó vốn viện trợ không hoàn lại là 50 tỷ 888 triệu đồng, vốn đối ứng từ nguồn ngân sách sự nghiệp được bố trí cho Trung tâm Bảo tồn voi, cứu trợ động vật và quản lý bảo vệ rừng hằng năm là 4 tỷ 564 triệu đồng.

Đắk Lắk:  Đưa Voi về với rừng

Mục tiêu của dự án nhằm triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi, chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi voi và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà và duy trì, bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Dự án hướng đến kết quả chủ yếu là Mô hình du lịch thân thiện với voi được thực hiện trên địa bàn huyện Buôn Đôn và huyện Lắk, thay thế hoàn toàn cho hình thức du lịch cưỡi voi; đàn voi nhà được bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ; chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi; các trung tâm du lịch được hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi sang mô hình du lịch thân thiện với voi; thành lập hợp tác xã du lịch nhằm quản lý, vận hành mô hình du lịch thân thiện với voi tại huyện Lắk; hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn loài voi được phổ biến lan tỏa hiệu quả cao tới các tầng lớp xã hội, cộng đồng…

Các doanh nghiệp du lịch ở Đắk Lắk cũng đã chung tay bảo tồn đàn voi nhà, và việc quyết định dừng hoạt động cưỡi voi tại các điểm du lịch, thay vào đó là tổ chức các loại hình du lịch thân thiện với voi đã tạo hiệu ứng tích cực trong dư luận, cũng như du khách trong nước và ngoài nước./.

Phan Tùng

Tin liên quan

Đắk Lắk: phát động mùa hè vì trẻ em năm 2025

Đắk Lắk: phát động mùa hè vì trẻ em năm 2025

SKV- Sáng 3/6, tại Trường Tiểu học La Văn Cầu (xã Ea Sar, huyện Ea Kar), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động mùa hè vì trẻ em năm 2025.
Đắk Lắk: Ghi nhận 8 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nấm

Đắk Lắk: Ghi nhận 8 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc nấm

SKV- Ngày 2/6 vừa qua, tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã xảy 1 vụ ngộ độc do ăn nấm không rõ loại khiến 7 người nhập viện điều trị.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do ăn nấm không rõ loại

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do ăn nấm không rõ loại

SKV- Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang bước vào mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài nấm tự nhiên sinh sôi, phát triển mạnh trong rừng, nương rẫy và ven đường. Đây cũng là lúc người dân, đặc biệt là bà con vùng sâu vùng xa, thường hái nấm về làm thực phẩm. Tuy nhiên, việc thu hái và sử dụng các loại nấm không rõ nguồn gốc, không phân biệt được nấm độc và nấm ăn được tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Cùng chuyên mục

"1001 chuyện nghề" - Nơi lưu giữ ký ức nghề báo, tiếp lửa cho những cây bút hôm nay

"1001 chuyện nghề" - Nơi lưu giữ ký ức nghề báo, tiếp lửa cho những cây bút hôm nay

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/ 2025), cuốn sách “100 chuyện nghề” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức biên soạn, xuất bản mang đến những lát cắt chân thực, xúc động về nghề báo - một nghề cao quý. Luôn song hành cùng lịch sử của dân tộc, từ chiến trường đến đời sống thường nhật, người làm báo không chỉ là người đưa tin, mà còn là nhân chứng, người giữ ngọn lửa nhiệt huyết và truyền tải lý tưởng cách mạng bằng chính cây bút và sự tận tâm của mình.
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động