Đắk Lắk: tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.

SKV - Trước những diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, Sở Y tế Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong và ngoài công lập triển khai các biện pháp tích cực, chủ động phòng chống nhằm kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới, không để tử vong do dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho học sinh.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận trên 600 trường hợp mắc tay chân miệng, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch bệnh tay chân miệng cho cán bộ y tế thuộc Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở giáo dục chú trọng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học. Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tay chân miệng với nhiều hình thức đa dạng. Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại cộng đồng và cơ sở y tế, kiểm tra giám sát các đơn vị về nội dung triển khai phòng chống dịch và phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch tay chân miệng trong trường học.

Đắk Lắk:  tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.
Nhân viên Y tế trường học tham gia lớp tập huấn về công tác y tế trường học do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức.

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục tại địa phương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học; Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn về giám sát và xử lý dịch tay chân miệng tại trạm y tế; yêu cầu các trạm y tế hướng dẫn các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học và các cơ sở trông giữ trẻ… trên địa bàn xã, phường, thị trấn biết và thường xuyên thực hiện biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt là vệ sinh khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục.

Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã cùng các trạm y tế tích cực, chủ động giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế được phân công giám sát, tổ chức khoanh vùng, cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời, không để dịch lan rộng. Đồng thời, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ để phòng chống bệnh tay chân miệng.

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh cần đảm bảo đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, tập huấn cho cán bộ y tế về phác đồ cấp cứu và điều trị tay chân miệng; tổ chức tốt việc thu dung, sàng lọc, cấp cứu và điều trị bệnh nhân, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện, cố gắng không để xảy ra tử vong do dịch bệnh tay chân miệng.

Đắk Lắk:  tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.
Rửa tay thường xuyên là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh tay - chân - miệng.

Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã cùng các trạm y tế tích cực, chủ động giám sát phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế được phân công giám sát; tổ chức khoanh vùng, cách ly và xử lý ổ dịch kịp thời, không để dịch lan rộng. Đồng thời, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ để phòng chống bệnh tay chân miệng.

Trước đó, vào trung tuần tháng 8/2024, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các lớp tập huấn y tế trường học cho đội ngũ cán bộ y tế thuộc Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, cán bộ là chuyên viên công tác tại Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT; nhân viên y tế trong các trường ở các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh. Tham dự và chỉ đạo tại các lớp tập huấn y tế trường học, Thạc sĩ, bác sĩ CK II Hoàng Hải Phúc, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk khẳng định: bộ phận y tế chuyên trách trong các trường học là đội ngũ cán bộ không chỉ là người phản ứng nhanh trong các trường hợp sơ cứu ban đầu khi học sinh gặp tai nạn thương tích hay đau ốm thông thường mà còn quán xuyến cả vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Khi có dịch bệnh, họ phải kịp thời nắm bắt chỉ đạo chuyên môn cấp trên để triển khai đến giáo viên, học sinh, thậm chí cả các bậc phụ huynh. Do vậy, trong thời điểm, các loại bệnh truyền nhiễm đang có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, đội ngũ nhân viên y tế trường học cần có sự phối hợp chặt chẽ và làm theo hướng dẫn của Ngành Y tế để nhanh chóng xử lý các tình huống khi dịch bệnh xảy ra ngay tại cơ sở; nhất là thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và quản lý sức khỏe học sinh, góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, thực hiện tốt chương trình Y tế trường học.. Theo bác sĩ Trần Kim Long, Phó phụ trách Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, hiện nay đang là thời gian bắt đầu năm học mới, có nhiều nguy cơ lây lan bệnh tay chân miệng nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng. Do tính chất lây truyền, đặc biệt trong thời điểm trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh tay chân miệng. Trong đó, bệnh gặp chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Bác sĩ Trần Kim Long cũng đưa ra một số dấu hiệu cảnh báo về bệnh tay chân miệng trở nặng, để người dân cần chú ý:

- Trẻ sốt trên 38,50c kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ chú ý quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ (Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp).

- Một số dấu hiệu khác: khó thở, nôn nhiều, nôn khan, khó nuốt, yếu chân tay, đi loạng choạng…

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xác định mức độ bệnh, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, học sinh, ngay từ đầu năm học mới, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Đắk Lắk:  tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng trong trường học.
Cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, "ăn chín, uống sôi" để tạo sức đề kháng tốt nhất cho trẻ.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác./.

Văn Quý (T/h)

Tin liên quan

Đắk Lắk ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh nặng, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng.

Đắk Lắk ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh nặng, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng.

SKV- Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục ghi nhận các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó, có rất nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị trong tình trạng nặng như sốc, tụt tiểu cầu, thoát huyết tương… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đắk Lắk tập huấn công tác xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh

Đắk Lắk tập huấn công tác xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lớp tập huấn về xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh cho các bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng đang công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại nhiều đơn vị y tế trên địa bàn.
Đắk Lắk: Khai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Techfest Đắk Lắk 2024 với chủ đề "Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc"

Đắk Lắk: Khai mạc ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Techfest Đắk Lắk 2024 với chủ đề "Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc"

SKV - Sáng 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề "Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc". Techfest Đắk Lắk 2024 diễn ra trong 2 ngày (23 - 24/9) thông qua chuỗi các sự kiện với nhiều hoạt động.

Cùng chuyên mục

Mỗi người là bác sĩ tinh thần cho chính mình

Mỗi người là bác sĩ tinh thần cho chính mình

Chủ đề của Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới năm nay là "Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc" đã phản ánh đúng những gì mà tập thể lãnh đạo, cán bộ người lao động Bệnh viện Tâm thần Yên Bái đang hướng đến.
Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Chủ đề Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2024 là: “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”.
Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai: “Hồi sinh” kỳ diệu trường hợp nguy cơ tử vong cao

Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai: “Hồi sinh” kỳ diệu trường hợp nguy cơ tử vong cao

(SKV) - Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai được biết đến là một “địa chỉ đỏ” uy tín đáng tin cậy của Nhân dân. Nhiều ca bệnh nhập viện với tình trạng nặng, phức tạp, được các y bác sỹ nơi đây tận tâm, tận tình chăm sóc, xử lý kịp thời.
[Infographic] 9 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ

[Infographic] 9 thói quen giúp kéo dài tuổi thọ

Duy trì những thói quen này sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh, giảm bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Thị xã Buôn Hồ ghi nhận ổ dịch thuỷ đậu tại trường Mẫu giáo trên địa bàn.

Thị xã Buôn Hồ ghi nhận ổ dịch thuỷ đậu tại trường Mẫu giáo trên địa bàn.

SKV- Ngày 9/10, theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một ổ dịch thủy đậu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
Thực hiện thành công 2 ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi

Thực hiện thành công 2 ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhân tan máu bẩm sinh đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Các tin khác

Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột: Triển khai đồng loạt tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ.

Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột: Triển khai đồng loạt tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ.

SKV- Nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh Sởi - Rubella trong cộng đồng, từ ngày 1 đến ngày 4/10 vừa qua, Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột triển khai đồng loạt tiêm tiêm vắc xin Sởi- Rubella tại 21 xã, phường cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi chưa tiêm đủ 2 liều vắc xin Sởi, Sởi-Rubella và nhân viên y tế, cộng tác viên y tế có nguy cơ cao tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh nhân Sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin. Qua đợt triển khai tiêm vắc xin ngành y tế nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân.
Thực hiện thành công ca ghép đồng thời tim - gan lần đầu tiên tại Việt Nam

Thực hiện thành công ca ghép đồng thời tim - gan lần đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca ghép đồng thời tim - gan cho cùng một bệnh nhân. Đây là ca ghép đồng thời tim-gan lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam.
TP HCM: Tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em vẫn trong tầm kiểm soát

TP HCM: Tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em vẫn trong tầm kiểm soát

Theo thông tin từ Sở Y tế TP HCM, tình hình gia tăng số ca bệnh hô hấp ở trẻ em trong thời điểm hiện nay không phải là một “bệnh hô hấp mới”. Nguyên nhân chính là các siêu vi thông thường như Rhinovirus, virus hợp bào hô ghấp (RSV), Adeno, cúm mùa… thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa.
Kon Tum: Nâng cao hiệu quả kết nối các cơ sở cung ứng thuốc

Kon Tum: Nâng cao hiệu quả kết nối các cơ sở cung ứng thuốc

SKV - Bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa ký Công văn số 3565/UBND-KGVX gửi Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về kết nối cơ sở cung ứng thuốc.
Gia đình tự ý cho uống 11 loại thuốc để chữa ho, trẻ bị sốc phản vệ

Gia đình tự ý cho uống 11 loại thuốc để chữa ho, trẻ bị sốc phản vệ

Trẻ được chẩn đoán phản vệ độ 2 nghi do dị ứng thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh, long đờm, chống viêm, chống dị ứng và một số thuốc viên không có tem mác.
Những thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch thời điểm giao mùa

Những thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch thời điểm giao mùa

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường làm tiêu hao năng lượng nhanh và giảm khả năng thích nghi của con người với môi trường sống. Để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, hãy lưu ý bổ sung các loại vitamin và thực phẩm bổ dưỡng và tham khảo một số loại đồ uống sau đây.
[Infographic] 6 lợi ích của việc uống trà mỗi ngày

[Infographic] 6 lợi ích của việc uống trà mỗi ngày

Uống trà điều độ và đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Dưới đây là những tác dụng của việc uống trà đối với sức khỏe.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2024.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2024.

SKV - Chiều ngày 03/10/2024 vừa qua, Đảng ủy Sở Y tế (Cụm trưởng cụm số II) đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2024, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024 của các tổ chức cơ sở Đảng cụm số II.
Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần

Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần

Mới đây, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng (Trường đại học Y Hà Nội) phối hợp Sáng kiến Z&Alpha tổ chức hội thảo với chủ đề: "Mạng xã hội và tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên tại Việt Nam".
Những lưu ý khi ăn quả hồng

Những lưu ý khi ăn quả hồng

Hồng là một loại quả đặc trưng của mùa thu. Quả hồng chín thơm ngon giàu vitamin, có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi ăn loại quả này để tránh những tác hại với cơ thể.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Trong thời gian qua, miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cơn bão YAGI lịch sử để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái. Cơn bão số 3 không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, mà còn đánh thức lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái của mỗi người trong chúng ta. Hàng triệu trái tim từ mọi miền đất nước đã cùng chung nhịp đập hướng về miền Bắc, cảm thông và sẻ chia với những khó khăn, đau thương mà người dân nơi đây đã và đang phải trải qua.
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

SKV - Nhân dịp Tết Trung thu, Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Tân Trụ (tỉnh Long An) tặng 1000 phần quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

SKV - Sáng 10/9, tại TP Biên Hoà (Đồng Nai), Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động