Đặt mục tiêu nghìn tỷ doanh thu, Tập đoàn Sơn Hà đang thực hiện ra sao?

Tập đoàn Sơn Hà của đại gia Lê Vĩnh Sơn đang duy trì tài chính ổn định khi tổng tài sản ngày càng tăng, dòng tiền kinh doanh duy trì mức dương và doanh thu tiếp nối đà tăng trưởng.

Tập đoàn Sơn Hà mở rộng loạt lĩnh vực kinh doanh

Công ty CP Quốc tế Sơn Hà (mã: SHI - gọi tắt: Tập đoàn Sơn Hà) do đại gia Lê Vĩnh Sơn giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị có tiền thân là Công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà, được thành lập năm 1998. Sau hơn 24 năm thành lập, đến nay thương hiệu Sơn Hà đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng từ thương hiệu bồn nước, điện máy trời và các thiết bị gia dụng khác.

Đặt mục tiêu nghìn tỷ doanh thu, Tập đoàn Sơn Hà đang thực hiện ra sao?
Ông Lê Vĩnh Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sơn Hà.

Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đối diện với hàng loạt khó khăn, thách thức và Tập đoàn Sơn Hà cũng không là ngoại lệ khi nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị tác động bởi những “cơn gió ngược” của thị trường. Nhờ những quyết sách đúng đắn, Tập đoàn Sơn Hà của đại gia Lê Vinh Sơn đã vượt qua năm 2023 đầy khó khăn để ổn định sản xuất kinh doanh.

Theo đó, năm 2023, doanh nghiệp đã tiến sâu vào thị trường xe máy điện, ra mắt 4 mẫu xe máy điện sản xuất tại Việt Nam, trong đó có hai mẫu xe chạy pin với vận tốc tối đa lên tới 80km/h, quãng đường di chuyển tối đa lên tới 200km/một lần sạc.

Được biết, Sơn Hà đã xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp xe điện EVGO tại khu công nghiệp Thuận Thành II, Bắc Ninh và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2020.

Đặt mục tiêu nghìn tỷ doanh thu, Tập đoàn Sơn Hà đang thực hiện ra sao?
Bên trong nhà máy sản xuất, lắp ráp xe máy điện của Sơn Hà tại Bắc Ninh. (Ảnh: Sơn Hà).

Cũng trong năm 2023, Sơn Hà khởi công khu công nghiệp Tam Dương tại Vĩnh Phúc với quy mô 162,3ha theo tiêu chí xanh - thông minh - hiện đại, chính thức ra nhập thị trường bất động sản khu công nghiệp. Với tổng vốn đầu tư 1.576 tỷ đồng, dự án dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động vào quý III/2024.

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông thường niên 2024, Chủ tịch Sơn Hà cho biết, khu công nghiệp Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã giải phóng được 120ha. Địa phương đã giao, cấp phép 81ha. Tập đoàn được phép xem xét triển khai cho thuê trong phạm vi 81ha này. Bước đầu có một số khách ký hợp đồng và dự kiến số đơn đặt hàng thuê “nhiều hơn khả năng cung cấp rất nhiều”.

Kết thúc năm 2023, Sơn Hà đạt hơn 9.605 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, đây là mức doanh thu cao nhất kể từ trước tới nay. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, doanh nghiệp lãi sau thuế 59 tỷ đồng.

Đóng góp chính là ngành hàng gia dụng với việc tăng trưởng 61% so với năm 2022. Mảng công nghiệp ghi dấu ấn lớn với việc sản lượng xuất khẩu ống công nghiệp và cuộn inox tăng mạnh. Được biết, Sơn Hà hiện sở hữu nhà máy sản xuất ống inox công nghiệp tại Đan Phượng (Hà Nội) và chuẩn bị đưa nhà máy tại Bình Dương đi vào hoạt động với công suất lên tới 80 nghìn tấn/năm.

Nhờ công tác quản trị nguồn vốn và dòng tiền được thực hiện tốt, nên dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm 2023 duy trì dương hơn 236 tỷ đồng trong khi năm 2022 âm hơn 192 tỷ đồng.

Phấn đấu doanh thu chạm gần mốc 10.000 tỷ đồng

Năm 2024, Tập đoàn Sơn Hà đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 9.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 62 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu này, ban lãnh đạo xác định sẽ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục công tác tái cấu trúc tập đoàn, đẩy mạnh chuyển đổi số, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào quá trình sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu, thực hiện tốt các dự án đang phát triển, giảm thiểu các rủi ro về tài chính…

Đặt mục tiêu nghìn tỷ doanh thu, Tập đoàn Sơn Hà đang thực hiện ra sao?

Bước đầu, trong quý I/2024, doanh thu thuần tại Sơn Hà đạt hơn 1.862 tỷ đồng, giảm nhẹ 16% so với cùng kỳ. Trong kì, chi phí tài chính được tiết giảm mạnh, chỉ còn gần 77 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, Tập đoàn Sơn Hà thu về hơn 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau quý I/2024 doanh nghiệp đã hoàn thành 19% kế hoạch doanh thu thuần và 16% mục tiêu lợi nhuận.

Về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh duy trì mức dương hơn 43 tỷ đồng nhờ giảm được các khoản phải thu 365 tỷ đồng và giảm hàng tồn kho 81 tỷ đồng.

Tính đến 31/3/2024, tổng tài sản của Tập đoàn Sơn Hà đạt 7.775 tỷ đồng, tăng gần 3% so với đầu năm. Cơ cấu tài sản tương đối lành mạnh với tổng tỷ trọng các khoản phải thu, hàng tồn kho và chi phí xây dựng cơ bản dở dang ở mức 74% tổng tài sản.

Trong đó, các khoản phải thu hơn 7.200 tỷ đồng; hàng tồn kho gần 1.137 tỷ đồng; chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 613 tỷ đồng, chủ yếu tại dự án KCN Tam Dương hơn 412 tỷ đồng và dự án nhà máy Bàu Bàng gần 122 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, nợ phải trả tính đến 31/3/2024 gần 5.765 tỷ đồng, tặng nhẹ 3% so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đạt 2,86 lần. Nợ vay tại Tập đoàn Sơn Hà chủ yếu là nợ vay ngắn hạn với hơn 3.800 tỷ đồng.

Với kết quả đạt được trong quý I/2024, cho thấy tài chính tại Sơn Hà khá ổn định, doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn khá linh hoạt và có hướng hiệu quả.

Chiến lược của tập đoàn trong 5 năm sắp tới với công nghiệp, gia dụng, dân dụng vẫn là những mảng cốt lõi. Mảng môi trường, xử lý rác thải đang được tập đoàn kiên định, kiên nhẫn đầu tư và phát triển “trên tinh thần cẩn trọng, nhìn thời cuộc”. Ưu tiên hiện nay là tập trung vào mũi nhọn, làm sao để giữ được ổn định cân bằng.

Hoàng Trang
https://suckhoeviet.org.vn/

Cùng chuyên mục

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Tủ tài liệu nhựa văn phòng ngày càng được ưa chuộng nhờ thiết kế gọn nhẹ, giá thành hợp lý và tính tiện dụng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOILl) được vinh danh trong top 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024.
Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Trong những năm gần đây, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) khắt khe hơn, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ việc giảm thiểu phát thải khí carbon trong sản xuất, đảm bảo quyền lợi lao động, đến việc minh bạch trong quản trị, ESG đã trở thành tiêu chí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các tin khác

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Trong kỷ nguyên mà ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã trở thành tiêu chuẩn vàng để đánh giá một doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị bỏ lại phía sau. Một trong những nguyên nhân lớn nhất là thiếu nhận thức đầy đủ về ESG – từ ý nghĩa, lợi ích cho đến cách triển khai. Thay vì nhìn nhận ESG như một cơ hội để nâng cao giá trị và phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp vẫn coi ESG là một gánh nặng chi phí, hoặc thậm chí là khái niệm quá xa vời với thực tế kinh doanh.
Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, việc tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đã trở thành “giấc mơ lớn” của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để sở hữu “chiếc vé” này, các doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn mới. Một trong những rào cản lớn nhất chính là ESG (Environmental, Social, Governance) – bộ tiêu chuẩn toàn diện về môi trường, xã hội và quản trị mà các tập đoàn quốc tế đang ngày càng khắt khe áp dụng.
Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Trên khắp thế giới, ESG đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu, thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tạo giá trị. Ở châu Âu, các quy định như "Green Deal" hay luật cắt giảm khí thải carbon đã khiến ESG trở thành điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tham gia thị trường. Tại Mỹ, các quỹ đầu tư lớn như BlackRock đã ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1000 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP. Hà Nội.
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là đơn vị sản xuất nhựa đầu tiên ở Việt Nam. Tiền thân công ty là một cơ sở sản xuất nhỏ sản xuất dép và đồ chơi nhựa. Đến năm 1989 – 1990, do yêu cầu đổi mới, công ty chuyển sang sản xuất ống nhựa, đánh dấu sự phát triển mới của Nhựa Tiền Phong.
5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

Trong thời đại mà các tiêu chuẩn phát triển bền vững đang dẫn dắt xu hướng toàn cầu, ESG (Environmental, Social, Governance) đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), việc áp dụng ESG có thể mang lại những lợi ích thiết thực và lâu dài, giúp họ vươn lên trong thị trường cạnh tranh. Bài viết này sẽ phân tích sâu 5 lợi ích lớn mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được khi áp dụng tiêu chuẩn ESG.
Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và các vấn đề xã hội như bất bình đẳng ngày càng được quan tâm, thế giới đã chứng kiến một sự chuyển dịch rõ ràng trong cách thức doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố bền vững thể hiện qua tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị), đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc.
Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Thế giới kinh doanh đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi mà thành ng không chỉ được đo lường bằng lợi nhuận mà còn bằng những giá trị bền vững doanh nghiệp tạo ra cho môi trường và xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh 2025, khi ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị) đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xây dựng báo cáo ESG như một ng cụ để thể hiện tầm nhìn bền vững.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại, tài sản trí tuệ không chỉ là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm các sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, và bí mật kinh doanh, tạo nên lợi thế độc quyền và bảo vệ doanh nghiệp trước sự xâm phạm từ bên ngoài.
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Sau 28 năm triển khai, có 332 doanh nghiệp đạt Giải Vàng, 139 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tính riêng trong 03 năm (2021-2023), có 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đồng thời đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động