Cây cỏ ngọt: Dược liệu thay thế đường lý tưởng cho người tiểu đường
Cây cỏ ngọt và những công dụng nổi bật
Cây cỏ ngọt chứa các hợp chất steviol glycosides, có khả năng tạo ngọt gấp 200-300 lần so với đường thông thường nhưng không làm tăng đường huyết. Cỏ ngọt đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận là an toàn và được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm thay cho đường hóa học. Những công dụng chính của cỏ ngọt bao gồm:
Hỗ trợ người bệnh tiểu đường: Một trong những tác dụng của cỏ ngọt có thể kể đến chính là hỗ trợ người bệnh đái tháo đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây cỏ ngọt có thể kích thích và sản xuất insulin với một lượng lớn. Điều này góp phần kéo dài quá trình biến đổi glycogen thành glucose hơn, giúp điều tiết quá trình chuyển hoá ở người mắc bệnh tiểu đường.
Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì cỏ ngọt là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Bạn có thể sử dụng cỏ ngọt hay các chế phẩm từ cỏ ngọt như đường cỏ ngọt hay dịch chiết cỏ ngọt... như một loại đường ăn kiêng. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp việc ăn kiêng cùng luyện tập thể dục thể thao để nhanh chóng đạt được vóc dáng như mình mong muốn.
Giảm ung thư tuyến tụy: Những người bị béo phì và tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn. Hiện tại, chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng của cây cỏ ngọt trong việc ngăn chặn bệnh ung thư tuyến tụy. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng cỏ ngọt như đường ăn kiêng để hạn chế nguy cơ bị béo phì hay mắc bệnh đái tháo đường như đã nêu trên và từ đó có thể góp phần hạn chế tối đa nguy cơ bị ung thư tuyến tụy.
Giảm huyết áp: Cỏ ngọt đã được chứng minh có công dụng giảm huyết áp, theo đó khi uống cỏ ngọt mạch máu của bạn sẽ giãn nở ra giúp giảm huyết áp tổng thể. Cỏ ngọt không có khả năng hạ huyết ngay lập tức nhưng vẫn có thể sử dụng cỏ ngọt như một loại trà thảo mộc. Tuy nhiên bạn nên trao đổi trước với bác sĩ để hạn chế những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Giảm lượng đường tiêu thụ trong khẩu phần ăn của trẻ: Một số nghiên cứu đã cho thấy cỏ ngọt hay các sản phẩm từ cỏ ngọt hết sức an toàn cho trẻ em. Theo đó, lượng đường có trong cây cỏ ngọt không gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của trẻ. Với vị ngọt gấp 200-300 lần đường chắc chắn sẽ khiến các bé thích thú. Đặc biệt, vị ngọt này không gây hại đến răng miệng giúp bảo vệ răng của trẻ tốt hơn.
Giúp cải thiện chăm sóc da: Bên cạnh những ưu điểm kể trên, cỏ ngọt còn có tác dụng bảo vệ làn da của bạn khoẻ mạnh hơn. Chiết xuất từ Stevia chứa hợp chất chốngoxy hóa cao giúp kháng khuẩn nên thường được ứng dụng trong việc chăm sóc da [8]. Bên cạnh đó cỏ ngọt còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế nguy cơ hình thành bã nhờn và phát triển mụn trứng cá. Ngoài ra đắp mặt nạ cỏ ngọt thường xuyên cũng giúp da mềm mại và căng bóng.
Ngăn ngừa loãng xương: Một số nghiên cứu đã cho thấy ảnh hưởng của cỏ ngọt trong việc chuyển hoá canxi và mật độ xương. Người bị loãng xương thường hay bị đau nhức đầu xương bởi mật độ xương suy giảm. Sử dụng cỏ ngọt thường xuyên góp phần giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm đau tốt hơn. Hiểu đơn giản hơn việ
Ngăn ngừa chảy máu chân răng: Một trong những công dụng khác của cỏ ngọt là ngăn ngừa chảy máu chân răng. Đây là một trong những bài thuốc dân gian thường được sử dụng trong Đông y [10]., Cỏ ngọt có tính kháng khuẩn mạnh bạn có thể xay nát rồi hòa với nước dùng làm nước súc miệng giúp răng lợi chắc khỏe, ngăn ngừa chảy máu chân răng. Bên cạnh đó cỏ ngọt còn có công dụng chống lại bệnh rối loạn dạ dày, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Phòng ngừa ung thư vú: Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 các nhà khoa học đã minh chứng rõ rệt về lợi ích của cỏ ngọt với sức khỏe con người đặc biệt là khả năng chống ung thư vú. Theo đó tác động sinh học của Stevia với các loại khối u là khác nhau tuy nhiên nếu bạn sử dụng cỏ ngọt với phương pháp ăn uống lành mạnh sẽ đem lại hiệu quả đầy bất ngờ. Ngày nay bạn dễ tìm ra các từ khóa liên quan đến cỏ ngọt như chống oxy hóa, chống các khối u hay chống ung thư vú,…
![]() |
Cây cỏ ngọt: Dược liệu thay thế đường lý tưởng cho người tiểu đường |
Cách sử dụng cây cỏ ngọt hiệu quả
Để tận dụng tối đa dược tính của cây cỏ ngọt, bạn có thể sử dụng theo các cách sau:
Cách pha trà cỏ ngọt:
-
Chuẩn bị 5-10 lá cỏ ngọt tươi hoặc 1-2g cỏ ngọt khô và 500ml nước sôi.
- Rửa sạch lá cỏ ngọt, cắt nhỏ và cho vào ấm.
- Đổ nước sôi vào, đậy kín nắp và hãm trong 10-15 phút.
- Lọc lấy nước trà, có thể uống nóng hoặc để nguội.
Cách sử dụng bột cỏ ngọt
- Dùng 1-2g bột cỏ ngọt để thay thế đường trong các món ăn, đồ uống.
- Khuấy đều bột cỏ ngọt vào cà phê, trà, hoặc sinh tố để tạo vị ngọt tự nhiên.
![]() |
Cách sử dụng cây cỏ ngọt hiệu quả |
Tác dụng phụ của cỏ ngọt
Mặc dù thường được công nhận là an toàn, cỏ ngọt có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người. Ví dụ, một bài đánh giá đã lưu ý rằng chất làm ngọt không calo như cỏ ngọt có thể làm giảm số lượng lợi khuẩn đường ruột, vốn có vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa bệnh tật, tiêu hóa và miễn dịch.
Một nghiên cứu khác trên 893 người cho thấy rằng các biến thể của vi khuẩn đường ruột có thể tác động tiêu cực đến trọng lượng cơ thể, triglyceride và cholesterol HDL (tốt) - những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng cỏ ngọt và các chất làm ngọt không calo khác có thể khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn trong ngày.
Ví dụ, một nghiên cứu trên 30 người đàn ông xác định rằng uống đồ uống có đường cỏ ngọt khiến những người tham gia ăn nhiều hơn vào cuối ngày so với uống đồ uống có đường. Hơn nữa, một đánh giá về bảy nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ thường xuyên các chất làm ngọt không calo như cỏ ngọt có thể góp phần làm tăng trọng lượng cơ thể và vòng eo theo thời gian.
Ngoài ra, một số sản phẩm có cỏ ngọt có thể chứa cồn đường như sorbitol và xylitol, là những chất tạo ngọt đôi khi có liên quan đến các vấn đề tiêu hóa ở những người nhạy cảm. Cỏ ngọt cũng có thể làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu, có khả năng ảnh hưởng đến các loại thuốc được sử dụng để điều trị những tình trạng này. Để có kết quả tốt nhất, hãy điều chỉnh lượng tiêu thụ của bạn và cân nhắc giảm lượng tiêu thụ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào.
![]() |
Tác dụng phụ của cỏ ngọt |
Lưu ý khi sử dụng
- Nên sử dụng cỏ ngọt với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng.
- Người có tiền sử dị ứng hoặc đang dùng thuốc đặc trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lời khuyên từ chuyên gia
Theo các chuyên gia y tế, cây cỏ ngọt là một thảo dược hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, nhưng không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị chính. Việc sử dụng cỏ ngọt cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hạn chế đồ ngọt và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Cây cỏ ngọt không chỉ là một thảo dược quý trong y học cổ truyền mà còn là một giải pháp thay thế đường lý tưởng trong y học hiện đại. Với cách sử dụng đơn giản, bạn có thể dễ dàng tận dụng những lợi ích sức khỏe mà loại cây này mang lại. Hãy sử dụng cỏ ngọt một cách khoa học để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cùng chuyên mục

Hướng dẫn cách bấm huyệt lưng chuẩn y khoa: Giải pháp hiệu quả cho đau lưng
07:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng của hạt ý dĩ trong nền y học cổ đại
06:44 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Cây trạch tả: Vị thuốc thông lợi tiểu tiện
06:44 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Dược liệu Thông Thảo: Vị thuốc thanh mát, lợi tiểu, thông sữa từ thiên nhiên
22:21 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Vị thuốc từ cây hương phụ - dược liệu trị bách bệnh cho phụ nữ
22:20 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Những bài thuốc quý từ Kê Huyết Đằng
21:47 | 25/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Cây đương quy có tác dụng gì?
21:29 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Có thể bấm huyệt chữa rối loạn nhịp tim hay không?
21:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt hướng dương: Kho dinh dưỡng vàng cho sức khỏe toàn diện
17:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Phụ tử – Vị thuốc hồi dương cứu nghịch quý giá trong Đông y
16:28 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Đại hồi: Công dụng và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
16:06 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Lợi ích của quả khế đối với sức khỏe
15:59 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

10 lợi ích sức khỏe của thảo quả
15:18 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt bí: Thần dược từ thiên nhiên với công dụng vàng và cách chế biến đa dạng
15:00 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Bạch biển đậu – Vị thuốc quý trong kho tàng y học cổ truyền
14:36 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

9 bài thuốc chữa bệnh từ vỏ bưởi
14:34 | 25/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
3 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
7 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều