Mới nhất Đọc nhiều
Nghiên cứu y học

Dấu ấn sinh học giúp xác định sớm nguy cơ ung thư tuyến tụy

Một nhóm nghiên cứu tại Duke Health đã xác định được tập hợp các dấu ấn sinh học có thể giúp phát hiện ung thư tuyến tụy, từ đó tìm ra đáp án cho câu hỏi: “Liệu u nang trên tuyến tụy có khả năng phát triển thành ung thư hay vẫn lành tính?”
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/

Xuất hiện trực tuyến trên tạp chí “Science Advances”, phát hiện về ung thứ tuyến tụy đã đánh dấu cột mốc quan trọng đầu tiên đối với phương pháp tiếp cận lâm sàng để phân loại các tổn thương trên tuyến tụy có nguy cơ trở thành ung thư cao nhất. Điều này tạo ra khả năng cho phép loại bỏ những tổn thương trước khi chúng bắt đầu lan rộng.

Nếu thành công, phương pháp dựa trên dấu ấn sinh học có thể giải quyết trở ngại lớn nhất trong việc giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tụy. Đây là căn bệnh có xu hướng gia tăng và được biết đến với tốc độ phát triển âm thầm nhưng nhanh chóng trước khi được phát hiện. Những trường hợp phát hiện thường là tình cờ trong quá trình thực hiện siêu âm vùng bụng.

"Ngay cả khi ung thư tuyến tụy được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, các tế bào vẫn sẽ lưu cữu lại trong cơ thể và yếu tố này sẽ giúp ung thư quay trở lại", bác sĩ Peter Allen, trưởng ngành Ung thư Phẫu thuật tại Khoa Phẫu thuật thuộc Đại học Y khoa Duke chia sẻ.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi chuyển trọng tâm nghiên cứu sang các u nang tiền ung thư này, được gọi là u nhầy nhú trong ống tụy, gọi tắt là IPMN," Allen nói. U nhầy nhú trong ống tụy là khối u hình thành do sự tăng tiết nhầy và tắc nghẽn ống tụy. "Hầu hết IPMN sẽ không bao giờ tiến triển thành ung thư tuyến tụy, nhưng bằng cách phân biệt loại nào sẽ tiến triển, chúng tôi đang tạo cơ hội ngăn chặn căn bệnh nan y phát triển."

Allen và các đồng nghiệp đã sử dụng một công cụ sinh học phân tử mang tên hồ sơ RNA để xác định vị trí cụ thể của nang với các khu vực phát triển tế bào bất thường ở mức độ cao và thấp.

Các phương pháp trước đây để mô tả IPMN ít chính xác hơn và không thể xác định các dấu hiệu đặc biệt chính xác về nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng RNA cho phép các nhà nghiên cứu chọn các nhóm riêng lẻ để phân tích. Điều này cũng giúp các nhà nghiên cứu của Duke Health xác định một loạt các đột biến gen vừa thúc đẩy, vừa có khả năng ngăn chặn sự phát triển ung thư tuyến tụy.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xác định các dấu hiệu để phân biệt giữa hai biến thể hàng đầu của IPMN. Ngoài ra các nhà khoa học còn tìm thấy các dấu hiệu riêng biệt để xác định biến thể phổ biến thứ ba thường dẫn đến bệnh ít xâm lấn hơn.

Allen cho biết: “Chúng tôi đã tìm thấy những dấu hiệu rất khác biệt đối với những bất thường ở cấp độ cao của tế bào, cũng như đối với những phân nhóm phát triển chậm”. "Công việc của chúng tôi hiện đang tập trung vào việc tìm kiếm các tế bào trong chất lỏng của nang. Nếu chúng tôi có thể xác định những dấu hiệu riêng biệt này, nó có thể cung cấp cơ sở cho sinh thiết protein. Từ đó tạo ra hướng dẫn liệu chúng ta có nên loại bỏ nang trước khi ung thư phát triển và lan rộng hay không”.

Allen cũng chia sẻ thêm, rằng các phương pháp chẩn đoán hiện tại - bao gồm phân tích lâm sàng, X quang, xét nghiệm, nội soi và tế bào học đều có độ chính xác tổng thể khoảng 60%.

"Ung thư tuyến tụy đang gia tăng và nếu theo như tốc độ phát triển hiện tại, căn bệnh sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ hai ở Hoa Kỳ trong vài năm tới," Allen đưa ra cảnh cáo. Ông cũng lưu ý rằng giới khoa học vẫn chưa phát hiện ra điều gì đang thúc đẩy tỷ lệ mắc bệnh ung thư gia tăng.

Bác sĩ Allen cũng cho hay, một số nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm đóng một vai trò nào đó. Hiện nhóm nghiên cứu do Allen đứng đầu đang kiểm tra xem liệu phương pháp chống viêm có thể làm giảm sự phát triển ung thư ở bệnh nhân có triệu chứng IPMN hay không.

Cẩm Ngọc/https://suckhoeviet.org.vn
Theo Medical Xpress https://medicalxpress.com/

Cùng chuyên mục

Mỹ: Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trong không gian

Mỹ: Thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trong không gian

Các thí nghiệm sẽ kiểm tra xem một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình tái tạo của bệnh bạch cầu, ung thư vú và tế bào ung thư đại trực tràng trong không gian hay không?
Cột mốc quan trọng của WHO

Cột mốc quan trọng của WHO

Tình trạng dịch bệnh ngày càng phức tạp và gia tăng trên khắp thế giới trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), song cũng đặt tổ chức y tế đa phương lớn nhất hành tinh trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, các nước thành viên chủ chốt vừa phê duyệt ngân sách gần 7 tỷ USD để tiếp sức cho nỗ lực bảo vệ sức khỏe người dân của WHO.
WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân

WHO cảnh báo không sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để giảm cân

Những sản phẩm ăn kiêng này không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài mà thay vào đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.
EU và Pfizer/BioNTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

EU và Pfizer/BioNTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện bệnh truyền nhiễm

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để phát hiện bệnh truyền nhiễm

Hôm thứ Bảy (20/5), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt một mạng lưới toàn cầu để giúp nhanh chóng phát hiện mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm, như COVID-19, và chia sẻ thông tin để ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Đại dịch của người nghèo

Đại dịch của người nghèo

Một tỷ người ở 43 quốc gia trên thế giới đã mắc bệnh tả, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, mặc dù các biện pháp ngăn ngừa dịch tả rất rõ ràng nhưng thế giới vẫn thiếu nguồn lực để đối phó với “đại dịch của người nghèo”.

Các tin khác

Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2023 vào 31/5 tới sẽ là cơ hội để kêu gọi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang cây trồng bền vững.
CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát trở lại

CDC Mỹ cảnh báo nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ bùng phát trở lại

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ có thể tái bùng phát vào cuối mùa Xuân và mùa Hè tới khi người dân tụ tập nhân dịp các lễ hội và các sự kiện khác.
WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

WHO: Đại dịch COVID-19 khiến nhân loại mất đi hàng trăm triệu năm tuổi thọ

Trong một báo cáo ngày 19/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong hai năm đầu bùng phát, đại dịch COVID-19 đã cướp đi gần 337 triệu năm tuổi thọ của con người trên toàn thế giới.
Ấn Độ trước lợi thế và thách thức từ dân số

Ấn Độ trước lợi thế và thách thức từ dân số

Ấn Độ được dự báo sắp vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào giữa năm 2023.
WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới

WHO khuyến nghị vắc xin COVID mới chỉ nên nhắm vào các biến thể mới

Một nhóm cố vấn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng các mũi tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 chỉ nên nhắm mục tiêu vào những biến thể mới XBB hiện đang chiếm ưu thế.
Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên

Vaccine Covid-19 công nghệ mRNA phát triển trong nước đầu tiên mới đây đã được chính thức đưa vào sử dụng ở Trung Quốc.
Rượu và mãn kinh là tổ hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ

Rượu và mãn kinh là tổ hợp gây nguy hiểm tới sức khỏe phụ nữ

Mãn kinh thường xuất hiện ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi. Nóng trong người, đổ mồ hôi về đêm, hay gặp phải các vấn đề liên quan tới giấc ngủ và tăng cân là những biểu hiện thường xuyên xuất hiện ở những phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh.
WHO chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ

WHO chấm dứt tình trạng khẩn cấp toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/5 tuyên bố, bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, sau hơn 1 năm duy trì cảnh báo cao đối với dịch bệnh này.
Khánh thành Bệnh viên Hữu nghị Lào-Việt tỉnh Xiangkhouang

Khánh thành Bệnh viên Hữu nghị Lào-Việt tỉnh Xiangkhouang

Sáng 17/5 diễn ra lễ khánh thành, đưa vào sử dụng dự án Bệnh viện Hữu nghị Lào-Việt Nam tỉnh Xiangkhouang, với tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng do Chính phủ Việt Nam dành tặng Chính phủ, nhân dân Lào.
Thảo dược Trung Quốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị đau tim

Thảo dược Trung Quốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị đau tim

Theo nghiên cứu mới nhất, hợp chất được tinh chế từ một loại thảo mộc truyền thống của Trung Quốc mang tên Astragalus có khả năng cải thiện kết quả điều trị ở bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, cụ thể là căn bệnh đau tim. Astragalus, tên tiếng Việt là hoàng kỳ, một loại thực vật thuộc họ đậu có cánh bướm, dạng thân thảo và có thể sống lâu năm.
Xem thêm
Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Học thuyết nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị bệnh từ gốc

Ngày 20/05/2023, nằm trong chuỗi hội thảo sức khoẻ của Hội Nam y Việt Nam, tại Trường Tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội), Thầy thuốc Nhân dân (TTND), GS.TS Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã có những chia sẻ bổ ích về “Học thuyết nguyên nhân gây bệnh” với sự tham gia của rất nhiều hội viên
Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028

Sáng ngày 20/5/2023, tại Hội trường Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Chi Hội văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028.
Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam thăm và làm việc tại Đà Nẵng

Chiều ngày 13 và sáng ngày 14/4/2023, TTND. GS. TS. Trương Việt Bình - Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, đã đến thăm và làm việc với Ban đại diện Hội tại thành phố Đà Nẵng và Chi hội Nam y Đà Nẵng, cùng đi có Lương y Đỗ Sơn Hà - Tổng thư ký, Lương y Nguyễn Văn Tài - Chánh Văn phòng Hội.
Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Phỏng vấn trước thềm Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Chi hội Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam

Lời tòa soạn: Với hơn 200 hội viên ở khắp mọi miền của tổ quốc, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động do Chi hội và Hội Nam y Việt Nam phát động. Sự nhiệt huyết của hội viên cộng với sự quan tâm, lãnh đạo sát sao từ lãnh đạo Chi hội đã đưa tập thể Chi hội
Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Vận dụng thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và chữa bệnh

Sáng ngày 22/4, Hội thảo sức khoẻ với chủ đề “Hiểu và vận dụng học thuyết ngũ hành để tăng cường sức khoẻ, dưỡng sinh, phòng bệnh, chống lão hoá và chữa bệnh” đã diễn ra tại Trường Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) với sự chủ trì của Thầy thuốc nhân dân, GS.TS.Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
Phiên bản di động