Dịch bệnh AIDS có thể không còn là mối đe dọa cộng đồng trong năm 2030

UNAIDS khẳng định mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 là khả thi, nếu các quốc gia trên thế giới thể hiện quyết tâm chính trị cũng như tài chính dành cho hoạt động phòng chống căn bệnh này.

Dich benh AIDS co the khong con la moi de doa cong dong trong nam 2030 hinh anh 1

Hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, Chống bệnh AIDS ở Kolkata (Ấn Độ), ngày 30/12/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Dịch bệnh Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải (AIDS) ở người do virus HIV gây ra có thể sẽ chấm dứt hoàn toàn vào năm 2030, khi nhân loại đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp phòng và chữa bệnh.

Ngày 13/7, Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã ra báo cáo khẳng định mục tiêu chấm dứt dịch AIDS (Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải) vào năm 2030 là khả thi nếu các quốc gia trên thế giới thể hiện quyết tâm chính trị cũng như tài chính dành cho hoạt động phòng chống căn bệnh này.

Vào năm 2015, Liên hợp quốc đã lần đầu tiên đặt ra mục tiêu có thể chấm dứt giai đoạn coi AIDS là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

“Chúng ta vẫn có một giải pháp nếu tất cả tiếp tục đi theo sự lãnh đạo của các quốc gia đã đưa ra cam kết chính trị mạnh mẽ về việc đặt con người lên hàng đầu và đầu tư vào các chương trình điều trị, phòng ngừa HIV,” UNAIDS nêu trong báo cáo.

Theo UNAIDS, “những tiến bộ lớn nhất trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS xuất hiện ở các quốc gia và khu vực có nhiều khoản đầu tư tài chính nhất.” Chẳng hạn như khu vực miền Đông và miền Nam châu Phi, nơi số ca nhiễm HIV mới đã sụt giảm tới 57% kể từ năm 2010.

Rwanda, Tanzania và Zimbabwe là các quốc gia đã đạt được mục tiêu 95-95-95 đề ra.

Mục tiêu này là 95% số người sống chung với HIV biết về tình trạng của mình, 95% những người biết mình nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 95% người được điều trị có kết quả ức chế virus khả quan.

Ít nhất 16 quốc gia khác đang tiến rất gần tới mục tiêu này, trong đó có tám nước thuộc khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi, nơi tập trung 65% ca nhiễm HIV của thế giới.

Tuy nhiên UNAIDS cho biết thêm rằng đã có sự gia tăng mạnh các ca nhiễm mới ở khu vực Đông Âu và Trung Á, cũng như ở Trung Đông và Bắc Phi. Tổ chức đánh giá "xu hướng này xảy ra chủ yếu là do thiếu các dịch vụ phòng ngừa HIV dành cho những nhóm dân cư yếm thế và chịu thiệt thòi.”

UNAIDS cho rằng việc ứng phó hiệu quả với dịch HIV/AIDS đòi hỏi một điều kiện là các quốc gia phải chống tình trạng phân biệt đối xử và thúc đẩy các hoạt động vì cộng đồng. Hiện những người nhiễm HIV/AIDS ở nhiều nước vẫn phải đối mặt với tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực.

Theo báo cáo của UNAIDS, năm 2022, thế giới có 39 triệu người sống chung với HIV, trong đó 29,8 triệu người được cung cấp các liệu pháp điều trị kháng virus. Trong số những người chưa được tiếp cận điều trị, có 660.000 trẻ em.

Số thuốc điều trị kháng virus cũng tăng gấp bốn lần từ mức 7,7 triệu của năm 2010. Khoảng 82% phụ nữ có thai và cho con bú sống chung với HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus trong năm 2022, tăng mạnh so với mức 46% của năm 2010, giúp số ca mắc mới ở trẻ em giảm 58%.

Năm 2022, có thêm 1,3 triệu người nhiễm HIV mới, giảm 59% so với mức đỉnh điểm năm 1995. Tuy nhiên vẫn có 630.000 trường hợp tử vong vì các bệnh liên quan AIDS.

Virus HIV được cho là đã truyền từ các loài linh trưởng khác sang con người ở khu vực Tây-Trung Phi vào đầu đến giữa thế kỷ 20.

Dich benh AIDS co the khong con la moi de doa cong dong trong nam 2030 hinh anh 2

Biện pháp phòng tránh HIV/AIDS được cung cấp miễn phí tại một bệnh viện của Nam Phi. (Ảnh Hoàng Minh/TTXVN)

Nhưng phải tới tận năm 1981, AIDS mới được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) coi là một căn bệnh. Bước sang thập niên 1990, HIV/AIDS đã trở thành một dịch bệnh toàn cầu.

Năm 2004, dịch HIV/AIDS được cho là đạt đỉnh khi làm khoảng 3 triệu người chết và hơn 37 triệu người nhiễm bệnh. Trong năm đó, số phụ nữ nhiễm HIV cũng tăng lên mức 47%.

Virus HIV chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh và từ mẹ sang con (trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho con bú).

Hiện HIV/AIDS vẫn là căn bệnh chưa có thuốc chữa khỏi.

Người mang H chỉ có thể dùng thuốc kháng virus để ngăn bệnh phát triển sang giai đoạn AIDS. Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu vaccine HIV và một số trong đó đã có kết quả được đánh giá là khả quan./.

Nguồn: Dịch bệnh AIDS có thể không còn là mối đe dọa cộng đồng trong năm 2030

Phú Thụy
www.vietnamplus.vn

Tin liên quan

[Chùm ảnh] Hà Nội tan hoang sau bão Yagi

[Chùm ảnh] Hà Nội tan hoang sau bão Yagi

Đêm 7/9, bão Yagi với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12 đã quét qua Thủ đô Hà Nội và gây ra nhiều thiệt hại. Trên nhiều tuyến phố, cây cối đổ ngổn ngang, nhiều biển hiệu, mái tôn bay khắp nơi...
Hà Nội: Nhiều thiệt hại sau bão Yagi

Hà Nội: Nhiều thiệt hại sau bão Yagi

Sáng 8/9, Hà Nội đang khẩn trương, tập trung mọi lực lượng, phương tiện để khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.
Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to

Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhiều nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Cùng chuyên mục

Anh dự kiến cấm sử dụng xylazine

Anh dự kiến cấm sử dụng xylazine

Xylazine (tranq) là thuốc an thần thú y nồng độ cao, được người nghiện ma túy sử dụng kết hợp với thuốc phiện như heroin và fentanyl để kéo dài thời gian phê thuốc.
Nhật Bản: Tỷ lệ hút thuốc lá giảm mạnh

Nhật Bản: Tỷ lệ hút thuốc lá giảm mạnh

Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy, số lượng người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên của nước này đã giảm mạnh so với thời điểm cách đây 21 năm.
WHO thông tin thêm về cách lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

WHO thông tin thêm về cách lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

Trong thông báo đăng tải trên trang chủ, WHO cho biết bệnh đậu mùa khỉ lây lan giữa người với người, chủ yếu thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người bị nhiễm virus.
Đức tặng 100.000 liều vaccine đậu mùa khỉ cho các nước châu Phi

Đức tặng 100.000 liều vaccine đậu mùa khỉ cho các nước châu Phi

Chính phủ Đức sẽ tặng 100.000 liều vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ (mpox) từ kho dự trữ quân sự để hỗ trợ các nước châu Phi khống chế sự bùng phát dịch bệnh này.
WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

WHO khởi động kế hoạch chiến lược toàn cầu kiềm chế bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 26/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động một chiến dịch toàn cầu mang tên "Kế hoạch chuẩn bị và ứng phó chiến lược" nhằm ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ (mpox) lây từ người sang người.
Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế đầu tư vào không khí sạch để cứu sống được nhiều người và chống biến đổi khí hậu.

Các tin khác

Chuyên gia Thái Lan khuyến nghị cảnh giác với biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Chuyên gia Thái Lan khuyến nghị cảnh giác với biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, nhà virus học hàng đầu của Thái Lan, Tiến sĩ Yong Poovorawan, ngày 19/8 nhấn mạnh, nhu cầu cấp thiết ở nước này về việc phải giám sát chặt chẽ biến thể "Clade 1b" của virus đậu mùa khỉ, hiện đang lan rộng khắp các khu vực ở Trung và Đông Phi.
Các nước châu Á tăng cường kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ

Các nước châu Á tăng cường kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ

Các nước châu Á tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ (mpox) sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe đối với căn bệnh này.
Vì sao số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng vọt?

Vì sao số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng vọt?

Mỹ hiện đang chứng kiến một làn sóng COVID-19 trong mùa hè năm nay với hoạt động của virus SARS-CoV-2 trong nước thải đang ở mức cao nhất kể từ tháng 7/2022.
Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ năm nay ở châu Phi có gì khác?

Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ năm nay ở châu Phi có gì khác?

Trong đợt bùng phát đậu mùa khỉ vào năm 2022, nam giới đồng tính chiếm phần lớn các ca mắc. Tuy nhiên, trong đợt bùng phát năm nay, trẻ em dưới 15 tuổi hiện chiếm hơn 70% số ca mắc và 85% số ca tử vong do đậu mùa khỉ ở Congo.
Phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ngoài châu Phi

Phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ngoài châu Phi

Ngày 15/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận một trường hợp nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ ở Thụy Điển có liên quan đến đợt bùng phát dịch bệnh này ở châu Phi.
Philippines: Bệnh xoắn khuẩn vàng da lây lan nhanh do lũ lụt

Philippines: Bệnh xoắn khuẩn vàng da lây lan nhanh do lũ lụt

Mưa lũ, ngập lụt đang khiến bệnh Leptospirosis (bệnh xoắn khuẩn vàng da) lây truyền nhanh tại Philippines. Cơ quan y tế nước này đã đưa ra các cảnh báo với cộng đồng.
ASEAN: Ra mắt Chương trình phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí

ASEAN: Ra mắt Chương trình phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí

Mới đây, tại Vientiane, Lào, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN (AHMM) lần thứ 16, Chương trình phòng chống các bệnh truyền nhiễm qua đường không khí (AIDP) chính thức được ra mắt.
Pháp ghi nhận số ca sốt xuất huyết nhập cảnh cao kỷ lục

Pháp ghi nhận số ca sốt xuất huyết nhập cảnh cao kỷ lục

Giới chức y tế Pháp cho biết, hơn 3.000 người mắc sốt xuất huyết đã nhập cảnh vào nước này kể từ đầu năm đến nay.
WHO gửi 1 triệu liều vaccine ngừa bại liệt đến Gaza

WHO gửi 1 triệu liều vaccine ngừa bại liệt đến Gaza

Ngày 7/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo gửi hơn 1 triệu liều vaccine ngừa bại liệt đến Dải Gaza sau khi phát hiện virus gây bệnh trong nước thải tại đây.
Ca cấy ghép "trái tim bằng titan" đầu tiên trên thế giới

Ca cấy ghép "trái tim bằng titan" đầu tiên trên thế giới

Một bệnh nhân tại Mỹ mắc bệnh suy tim giai đoạn cuối đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy tim nhân tạo làm bằng vật liệu titan.
Xem thêm
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La

Sáng 24/8, tại UBND xã Chiềng Bôm, Hội Nam y Việt Nam kết hợp với Công ty cổ phần Ao Vua đã tổ chức trao quà hỗ trợ cho bà con ảnh hưởng của đợt lũ lụt...
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La

Hội Nam y Việt Nam cho biết, đến nay hội viên của Hội đã quyên góp được 330 triệu đồng để chuẩn bị công tác thiện nguyện cho 1 xã miền núi bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở Sơn La.
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

SKV - Trong hai ngày 17 và 18/8, Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam đã phối hợp cùng UBND thị xã Duyên Hải và Chi hội Nhịp cầu yêu thương – Hội Y tế Công cộng TP.HCM tổ chức Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân tại thị xã Duyên Hải (tỉnh Trà Vinh).
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 28/7, Chi Hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2024.
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Phiên bản di động