Đột phá trong điều trị ung thư
Nhiều bệnh nhân ung thư nguy kịch vì tự ý dùng thuốc trôi nổi trên mạng |
Nhiều phương pháp mới điều trị ung thư đạt kết quả cao. |
Báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Theranostics mới đây cho biết, nhóm các nhà khoa học Israel lần đầu tiên trên thế giới mã hóa một loại độc tố do vi khuẩn tạo ra, thành các phân tử RNA thông tin (mRNA) và đưa các phân tử này đến các tế bào ung thư. Các tế bào ung thư sau đó sẽ sản sinh ra cùng loại độc tố (giống độc tố của vi khuẩn), rồi bị nhiễm độc và chết đi trong chính môi trường ấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thành công của phương pháp này lên tới 60%.
Đáng chú ý, phương pháp mới này cũng có thể được sử dụng với nhiều loại vi khuẩn kỵ khí tiết ra chất độc, đặc biệt là những loại sống trong lòng đất và có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại ung thư. Các tế bào ung thư sẽ không thể phát triển khả năng kháng phương pháp này như khi hóa trị, bởi trong quá trình ứng dụng, giới chuyên gia có thể sử dụng những loại độc tố tự nhiên khác nhau.
Phương pháp mới được các nhà khoa học phát triển dựa trên ý tưởng đưa các phân tử mRNA đã được mã hóa với độc tố của khuẩn trực tiếp tới các tế bào ung thư. Điều này khác với các phương pháp điều trị hóa trị đang được áp dụng hiện nay - không thể xác định cụ thể các tế bào cần tiếp cận, theo đó cũng sẽ hủy hoại cả các tế bào khỏe mạnh.
Trước đó, cuối tháng 2 năm nay, các nhà khoa học tại Đại học East Anglia (UEA) đã công bố kết quả nghiên cứu một thế hệ các phương pháp điều trị ung thư mới kích hoạt bằng ánh sáng, tia UV. Phương pháp này hoạt động bằng cách bật đèn LED được gắn gần khối u, sau đó ánh sáng sẽ kích hoạt các loại thuốc sinh học trị liệu. Pháp điều này giúp nhắm trúng mục tiêu cao hơn và hiệu quả hơn so với các liệu pháp miễn dịch hiện đại.
Một bình luận trên tạp chí Nature Chemical Biology cho rằng, trong tương lai, các phương pháp điều trị bằng liệu pháp miễn dịch có thể được thiết kế lại để tấn công các khối u một cách chính xác hơn bao giờ hết. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong vòng 5 năm tới, liệu pháp này sẽ được sử dụng để điều trị bệnh nhân ung thư.
Theo tiến sĩ Amit Sachdeva (Trường Hóa học của UEA), các phương pháp điều trị ung thư hiện tại như hóa trị liệu có thể tiêu diệt được tế bào ung thư, nhưng chúng cũng có thể làm hỏng các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể bạn như tế bào máu và da. Điều này có nghĩa là chúng có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm rụng tóc, cảm thấy mệt mỏi và ốm yếu, đồng thời khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn. Trong khi đó phương pháp kích hoạt bằng ánh sáng không có những tác dụng phụ này.
Một thông tin khác cũng vô cùng quan trọng, đó là thế giới sắp có vaccine điều trị ung thư: Một loại vaccine mRNA khiến hệ thống miễn dịch tấn công bệnh ung thư. Vaccine này sẽ được áp dụng rộng rãi vào năm 2030.
Nghiên cứu của 2 hãng dược phẩm Moderna và Merck về thử nghiệm vaccine mRNA kết hợp với liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư đã cho thấy kết quả khả quan. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 157 người thuộc lứa tuổi trung niên, gồm cả đàn ông và phụ nữ, bị ung thư giai đoạn 3 và 4, đã phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các bệnh nhân này thuộc nhóm có nguy cơ cao bị tái phát khối u ác tính. Kết quả cho thấy 78,6% bệnh nhân không bị tái phát ung thư sau 18 tháng.
Tiến sĩ Kyle Holen - Phó Chủ tịch cấp cao của Moderna cho biết, kết quả này cho thấy tiềm năng của vaccine mRNA khi điều trị những người bị u ác tính và mở ra khả năng kéo dài sự sống cho bệnh nhân.
“Vaccine ung thư mRNA khác vaccine thông thường. Sau khi tiêm vào cơ thể, vaccine mRNA sẽ huấn luyện các tế bào tạo ra một phần protein ung thư (kháng nguyên) giống với kháng nguyên đã được xét nghiệm trước đó của bệnh nhân. Sau đó, hệ miễn dịch sẽ phát triển kháng thể chống lại chúng” - TS Kyle Holen cho biết.
Giới khoa học y học cho rằng, hiện tại dù ung thư vẫn là bệnh nan y nhưng các phương pháp điều trị đã có những bước tiến dài. Và rằng năm 2030 cũng không phải là quá xa khi “căn bệnh tử thần” được khống chế.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư hiện đang được áp dụng gồm: Phẫu thuật (có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư bằng cách cắt toàn bộ hoặc 1 phần khối u); Hóa trị (sử dụng các loại thuốc chuyên biệt do bác sĩ kê đơn để loại bỏ nhanh chóng các tế bào ung thư); Xạ trị (loại bỏ tế bào ung thư bằng cách sử dụng chùm tia bức xạ mạnh, có thể gồm xạ trị bên ngoài và cận xạ trị); Liệu pháp miễn dịch (tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung cho cơ thể nhiều kháng thể, từ đó loại bỏ khối u); Cấy ghép tế bào gốc (là biện pháp chữa trị riêng biệt cho bệnh ung thư tủy xương và cho phép bác sĩ thay thế sử dụng liều hóa trị cao)... |
Nguồn: Đột phá trong điều trị ung thư
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 15/1/2025: Bắc Bộ trời rét, có mưa nhỏ vài nơi
05:05 | 15/01/2025 Môi trường xanh
Phòng khám Đa khoa bệnh viện Tràng An - Chi nhánh Công ty TNHH phát triển công nghệ y học: Vì sức khỏe cộng đồng, vì an sinh xã hội
13:39 | 14/01/2025 Thông tin tuyên truyền quảng cáo
Liên thông dữ liệu khám chữa bệnh, hộ tịch để giải quyết chế độ ốm đau, thai sản
13:38 | 14/01/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục
Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2
22:08 | 23/12/2024 Thế giới
WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1
10:26 | 29/11/2024 Thế giới
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
11:30 | 20/11/2024 Thế giới
Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi
10:35 | 12/11/2024 Thế giới
WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi
22:30 | 07/11/2024 Thế giới
Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ
11:22 | 31/10/2024 Thế giới
Các tin khác
Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch
14:23 | 29/10/2024 Thế giới
Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú
16:50 | 25/10/2024 Thế giới
Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương
11:06 | 25/10/2024 Thế giới
Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi
20:50 | 13/10/2024 Thế giới
Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng
22:01 | 08/10/2024 Thế giới
Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử
21:47 | 07/10/2024 Thế giới
Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi
13:00 | 05/10/2024 Thế giới
Rwanda: Bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 88%
14:58 | 03/10/2024 Thế giới
Hàn Quốc: 16 người nhập viện do rò rỉ hóa chất độc hại
22:11 | 27/09/2024 Thế giới
Hoa Kỳ chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist
10:38 | 24/09/2024 Thế giới
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận
2 ngày trước Hoạt động hội
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
30-12-2024 19:25 Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
27-12-2024 14:49 Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội