Đột quỵ đang dần trẻ hóa, để lại nhiều di chứng nặng nề
Đột quỵ đang trẻ hóa và để lại hậu quả khó lường
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.
Tỷ lệ người trẻ mắc đột quỵ đang có xu hướng gia tăng. (Ảnh minh họa) |
PGS.TS Nguyễn Trọng Lưu, Phó chủ tịch Hội Phục hồi chức năng Việt Nam cho biết, điều đáng nói là đột quy ngày càng trẻ hoá, nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi tiền sử khoẻ mạnh cũng đã thành nạn nhân của đột quỵ.
Phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân, độ tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp di chứng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, thường gặp là:
Liệt vận động
Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,…thậm chí tử vong.
Suy giảm nhận thức
Đây là biến chứng nặng nề sau đột quỵ, người bệnh gặp tình trạng hay quên, suy giảm trí nhớ, không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, không hiểu được lời nói của người khác…
Rối loạn giao tiếp
Một trong những rối loạn giao tiếp phổ biến nhất là chứng mất ngôn ngữ do não bộ bị tổn thương, với các biểu hiện: Nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi, khó diễn đạt, thậm chí là không nói được.
Trầm cảm, rối loạn cảm xúc
Nhiều bệnh nhân tự ti về tình trạng bệnh của mình dẫn đến các thay đổi cảm xúc như: Lo âu, trầm cảm, dễ cáu gắt, dễ xúc động và thiếu kiểm soát cảm xúc... Người bệnh có thể cười và sau đó đột ngột khóc.
Rối loạn tiểu tiện
Người bệnh đột quỵ không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng kết hợp với chứng rối loạn nhận thức và cảm giác.
Hỗ trợ cải thiện di chứng đột quỵ hiệu quả và an toàn nhờ sản phẩm thảo dược
Vì đột quỵ là bệnh lý đa tàn tật, nên phương pháp phục hồi phải đa dạng. Để giúp người thân sớm cải thiện sức khỏe, giải tỏa gánh nặng cho gia đình, bên cạnh sử dụng thuốc, can thiệp phục hồi chức năng, việc sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thiên ma là xu hướng được nhiều người lựa chọn để phòng ngừa và cải thiện các di chứng của đột quỵ hiện nay. Đây cũng là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng.
Một sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược, có thành phần chính từ chiết xuất củ thiên ma hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các di chứng đột quỵ |
Một trong số đó là sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ số lượng lớn củ thiên ma nên chứa 2 thành phần đặc biệt gtrodin và ergothioneine lớn hơn rất nhiều so với thiên ma tươi, cùng công nghệ sản xuất khép kín và vô trùng của Chunmani đạt chuẩn quản lý an toàn vệ sinh của Bộ Y tế Hàn Quốc.
Theo các sách y học ghi lại, thiên ma có vị cay, tính bình, không độc hại, có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bại liệt tứ chi, trúng phong, liệt nửa người.
Bên cạnh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng từ chế độ ăn hàng ngày, việc sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược với các nguyên liệu an toàn, lành tính, không chứa các hoá chất tổng hợp có hại cho sức khoẻ vừa giúp tăng cơ hội cải thiện di chứng, vừa không gặp tác dụng phụ cho người bệnh.
Tin liên quan
Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bộ sách Tâm lý học toàn thư
12:01 | 05/06/2024 Giải trí
Mất ngủ nhiều ngày và hậu quả khó lường
18:11 | 18/05/2024 Khỏe - Đẹp
“Dược liệu trời ban” của xứ Kim chi
11:24 | 07/05/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
18:31 | 21/11/2024 Sức khỏe
Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó
18:30 | 21/11/2024 Sức khỏe
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi
19:26 | 20/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới
19:57 | 19/11/2024 Sức khỏe
Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe
20:06 | 18/11/2024 Sức khỏe
Các tin khác
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường
06:15 | 18/11/2024 Infographic
Top các loại rau là nguồn thuốc quý
18:00 | 16/11/2024 Khỏe - Đẹp
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong
11:14 | 15/11/2024 Sức khỏe
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
10:08 | 15/11/2024 Tin tức
6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày
11:40 | 14/11/2024 Sức khỏe
Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM có số ca mắc sởi tăng nhanh
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
5 bí ẩn mà đàn ông muốn giấu bạn suốt đời
08:00 | 14/11/2024 Sức khỏe
Hội chứng ống cổ tay và các cách điều trị đơn giản
06:30 | 14/11/2024 Khỏe - Đẹp
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
09:19 | 13/11/2024 Khỏe - Đẹp
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội