Hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường của RU-26 SAMAN
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Tác giả chính: Bác sĩ Hoàng Sầm
Cộng sự: Phó giáo sư. Tiến sĩ Hoàng Hà, Thạc sĩ. Dược sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Dược sĩ Mai Thị Thảo, Dược sĩ Phan Mạnh Hùng.
Đơn vị: Viện Y học bản địa Việt Nam, tổ 1, phường Tích Lương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Email: vienyhocbandiavietnam.vp@gmail.com,
SĐT: 0913256913
III. TÓM TẮT/ ABSTRACT
Đặt vấn đề: Tăng cường giáng hóa rượu là vấn đề về sức khỏe cần quan tâm, đặc biệt khi tham gia giao thông. Mục tiêu: Xác định hiệu quả của RU-26 SAMAN giáng hóa rượu tăng cường khi uống rượu. Phương pháp: can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng theo thiết đồ cắt ngang; nghiên cứu tại Viện Y học bản địa Việt Nam; từ tháng 2/2024 đến tháng 6/2024. Đối tượng nghiên cứu sản phẩm RU-26 SAMAN. Đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu gồm 79 người, uống rượu Vodka Hà Nội nồng độ 33%. Chia ngẫu nhiên thành nhóm uống giả dược và nhóm uống RU-26 SAMAN. Thu thập kết quả nồng độ cồn trong máu (BAC), các triệu chứng không mong muốn của uống rượu. Kết quả và bàn luận: Sản phẩm RU-26 SAMAN cho kết quả giáng hóa rượu tốt nhất (chỉ số hiệu quả = 33.48%/ 150 phút); nhóm giả dược chỉ đạt 10.98%/ 150 phút. Sau 150 phút, hiệu quả can thiệp tăng cường giáng hóa rượu của RU-26 SAMAN hơn nhóm giả dược là 22,50%. Hiệu quả can thiệp tăng cường của RU-26 SAMAN theo giới tính (22.31% ở nam và 22.72% ở nữ); theo nhóm tuổi (22.83% nhóm từ 18 – 45 tuổi và 22.72% ở nhóm trên 45 tuổi); theo thể trọng (20.36% ở nhóm bình thường và 24.26% ở nhóm thừa cân) và lượng tiêu thụ rượu (22.64% ở nhóm dưới 200ml và 18.73% ở nhóm trên 200ml). So với nhóm giả dược, RU-26 SAMAN giảm tác dụng không mong muốn của rượu như đau đầu, buồn nôn, loạng choạng, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Sản phẩm RU-26 SAMAN cho hiệu quả giáng hóa rượu tốt gấp 3 lần nhóm dùng giả dược. Hiệu quả tăng cường giáng hóa rượu của RU-26 SAMAN không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như giới tính, tuổi, thể trọng và lượng tiêu thụ rượu.
IV. TỪ KHÓA/ KEYWORDS:
RU-26 SAMAN, Viện Y học bản địa Việt Nam, Rượu, chuyển hóa, thảo dược.
RU-26 SAMAN, Vietnam Indigenous Medicine Institute, alcohol, metabolism, herbs
V. NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
Rượu là đồ uống được sử dụng phổ biến trong đời sống con người. Việt Nam đứng thứ 2 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và đứng thứ 29 trên toàn thế giới, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới sử dụng đồ uống có cồn cao nhất thế giới.(2)
Rượu là đồ uống cung cấp năng lượng, dễ hấp thu, thăng hoa và dung môi cho cả thuốc chữa bệnh lẫn hương liệu mang nhiều cảm xúc tích cực cho con người. Rượu là chất gây trầm cảm, ở liều thấp gây hưng phấn, giảm lo lắng, ở liều cao hơn, gây ra say rượu, choáng váng, bất tỉnh hoặc tử vong (13). Người uống rượu bị ảnh hưởng đến điều khiển phương tiện giao thông, thậm chí là vi phạm luật pháp.
Rượu đi qua màng sinh học bằng cách khuếch tán thụ động, theo gradient nồng độ; biết các con đường cơ thể chuyển hóa và thải bỏ rượu; biết một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa rượu (9). Nhiều nghiên cứu cho rằng gan có chức năng chủ yếu trong quá trình chuyển hóa rượu, tuy vậy, còn ít nghiên cứu hoạt chất tăng cường chuyển hóa rượu cho cơ thể (9). Hướng nghiên cứu này cần thiết và hữu ích cho người tham gia giao thông khi sử dụng rượu.
RU-26 SAMAN là sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng giải độc gan, giáng hóa rượu nhanh chóng, tiêu biến các tác dụng không mong muốn của rượu cho cơ thể. Nhằm đánh giá tác dụng tăng cường chuyển hóa rượu của RU-26 SAMAN, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm các mục tiêu sau:
- Xác định kết quả giáng hoá rượu của sản phẩm RU-26 SAMAN
- Đánh giá hiệu quả giáng hoá rượu tăng cường của RU-26 SAMAN theo thời gian, tuổi, giới, thể trạng, lượng rượu tiêu thụ
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Sản phẩm RU-26 SAMAN: Viên nén RU-26 SAMAN 800mg của Viện Y học bản địa Việt Nam. Thành phần bao gồm: Khúng khéng, Kế sữa, Nhân sâm, Trái nhàu, Rau đắng biển, Bạch trà.
- Viên giả dược Placebo RU-26 SAMAN của Viện Y học bản địa Việt Nam.
- Rượu thử nghiệm: Rượu Vodka, Halico Việt Nam, nồng độ 33%.
2.2. Đối tượng tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu trên 79 người tình nguyện (NTN), có sức khỏe bình thường.
- Tiêu chuẩn chọn: NTN tuổi > 18. Hiện đang không dùng bất cứ chế phẩm, thực phẩm nào có chứa rượu hay tác động ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về gan. Phụ nữ có thai và cho con bú. Không lấy đủ 3 mẫu máu. Bỏ tham gia vào nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả. Thiết kế nghiên cứu so sánh giữa hai nhóm. Nhóm chứng uống giả dược, có 38 người. Nhóm can thiệp uống RU-26 SAMAN, có 41 người. Mã hóa tên thuốc theo ID (Số thứ tự tại danh sách NTN).
- Mẫu nghiên cứu chọn được 79 NTN, chia ngẫu nghiên thành 02 nhóm.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về đặc điểm đối tượng tham gia thử nghiệm. Chỉ tiêu về dấu hiệu lâm sàng không mong muốn khi uống rượu. Chỉ tiêu về nồng độ cồn trong máu. Chỉ tiêu về các chỉ số can thiệp và hiệu quả can thiệp.
2.5. Tiêu chuẩn và quy trình thực nghiệm
- Tiêu chuẩn: tuổi được phân thành 2 nhóm từ 18-44 tuổi và ≥45 tuổi; BMI được phân thành 2 nhóm người bình thường và người thừa cân; lượng rượu tiêu thụ (rượu đã uống) được phân thành 2 nhóm < 200 ml và ≥ 200 ml.
- Quy trình: NTN uống thuốc và giả dược trước khi uống rượu 30 phút. NTN uống tối thiểu ≥ 100 ml rượu (5 chén loại 20ml), tối đa 500 ml. NTN phải lấy đủ 3 mẫu máu, lấy máu tĩnh mạch cẳng tay sau khi uống rượu 30, 90 và 150 phút.
- Xác định nồng độ cồn trong máu theo quy trình của MEDLATEC Việt Nam.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Thông tin và dữ liệu xét nghiệm được thu thập vào phiếu soạn sẵn, sau đó nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20.0. Kết quả can thiệp dựa vào chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). Thống kê sự khác biệt giữa các tỷ lệ %, các số trung bình sử dụng các test ꭓ2 , test T.
3. Kết quả
Đặc điểm chung của đối tượng tham gia thử nghiệm
Bảng 1: Đặc điểm về đối tượng tham gia thử nghiệm
Nhóm Đặc điểm | Giả dược (A) | RU-26 SAMAN (C) | Tổng | ꭓ2;p | |||
n | % | n | % | n | % | ||
Nhóm tuổi (Trung bình 39.28 ±9.38) | |||||||
Từ 18-45 | 32 | 40.5 | 32 | 40.5 | 64 | 81 | 0.487;>0.05 |
>45 | 6 | 7.6 | 9 | 11.4 | 15 | 19 | |
Giới tính | |||||||
Nam | 30 | 38.0 | 35 | 44.3 | 65 | 82.3 | 0.557;>0.05 |
Nữ | 8 | 10.1 | 6 | 7.6 | 14 | 17.7 | |
BMI theo thang đo IDI&WPRO | |||||||
<22.9 | 24 | 30.4 | 17 | 21.5 | 41 | 51.9 | 3.718;>0.05 |
>22.9 | 14 | 17.7 | 24 | 30.4 | 38 | 48.1 | |
Lượng rượu uống tại thời điểm thử nghiệm | |||||||
100-200ml | 4 | 5.1 | 11 | 13.9 | 15 | 19 | 3.408;>0.05 |
>200ml | 34 | 43 | 30 | 38 | 64 | 81 |
Nhận xét:
Đối tượng tham gia thử nghiệm được chia thành 2 nhóm tuổi: trong đó, nhóm tuổi từ 18-44 chiếm đa số, 64 trường hợp (81%), còn lại là nhóm tuổi trên 45 có 26 trường hợp (19%). Các nhóm tuổi được phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu, nhưng số lượng tương đồng, khác biệt không đáng kể (p>0,05).
Tỷ lệ nam giới tham gia thử nghiệm chiếm đa số, 65 đối tượng (chiếm 82.3%.) hơn 4 lần so với với 14 đối tượng ở nữ (chiếm 17.7%). Tuy nhiên, tỷ lệ giới tính phân bổ giữa 2 nhóm thì tương đương nhau, khác biệt không đáng kể (p>0,05).
Dựa trên thang đo của IDI&WPRO, chia thành 2 nhóm: nhóm thể trọng bình thường (BMI <22.9) chiếm 141trường hợp (51.9%) và nhóm thể trọng thừa cân (BMI >22.9) chiếm (48.1%). Các nhóm theo thể trọng phân bổ vào 2 nhóm thử nghiệm số lượng tương đương nhau, khác biệt không đáng kể (p>0,05).
Lượng rượu uống trong thử nghiệm khác nhau, chia thành 2 nhóm: 100 - 200ml và trên 200ml. Trường hợp uống rượu từ 200ml trở lên gặp chủ yếu, chiếm 64 người (81%). Chỉ có 15 người (19%) tiêu thụ từ 100 - 200ml. Sự khác biệt về số lượng người tham gia thử nghiệm theo số lượng rượu tiêu thụ tại các nhóm thử nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.1. Kết quả giáng hoá rượu của sản phẩm RU-26 SAMAN
Bảng 2: Tác dụng không mong muốn do rượu giữa các nhóm
Nhóm Biểu hiện | Giả dược | RU-26 SAMAN | Tổng | ꭓ2;p | |||
n | % | n | % | n | % | ||
Đau đầu | 10 | 12.7 | 5 | 6.3 | 15 | 19 | 2.556; >0.05 |
Nôn nao | 9 | 11.4 | 6 | 7.6 | 15 | 19 | 1.050; >0.05 |
Loạng choạng, chuếnh choáng | 9 | 11.4 | 4 | 5.1 | 13 | 16.5 | 2.783;>0.05 |
Thiếu tỉnh táo | 15 | 19 | 6 | 7.6 | 21 | 26.6 | 6.235;<0.05 |
Nhận xét: Trong thử nghiệm, tác dụng không mong muốn do rượu có xuất hiện ít, cụ thể là đau đầu (15 trường hợp chiếm 19% trong 79 trường hợp), nôn nao (15 trường hợp chiếm 19%), loạng choạng, chuếnh choáng (13 trường hợp chiếm 16.5%), thiếu tỉnh táo (21 trường hợp chiếm 26.6%). So sánh giữa nhóm sử dụng RU-26 SAMAN và nhóm giả dược, các biểu hiện đau đầu, nôn, loạng choạng tuy có khác biệt, nhưng không có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Trong khi đó, biểu hiện thiếu tỉnh táo ở nhóm can thiệp dùng RU-26 SAMAN ít hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược, có ý nghĩa thống kê, p<0,05.
Bảng 3: Kết quả giáng hóa rượu giữa nhóm RU-26 SAMAN và nhóm giả dược
Thời gian Nhóm | Sau 30 phút (X ± SD) g/dl | Sau 90 phút (X ± SD) g/dl | Sau 150 phút (X ± SD) g/dl |
Giả dược (n=38) | 130,58 ± 52,50 | 127,22 ± 54,66 | 116,24 ± 55,50 |
RU-26 SAMAN (n=41) | 94,75 ± 36,24 | 81,59 ±37,27 | 63,02 ±34,96 |
F; p | 12,62; <0,01 | 19,03; <0,01 | 26,40; <0,01 |
Nhận xét: Dựa trên bảng kết quả BAC tại các thời điểm và biểu đồ giáng hóa cho thấy nồng độ cồn trong máu ở cả 2 nhóm cũng đều có xu hướng giảm. Kết quả giáng hóa rượu của RU-26 SAMAN có hiệu số rất đáng kể so với nhóm Giả dược. Nhóm dùng RU-26 SAMAN, BAC trung bình giảm từ 94,75 ± 36,24 tại thời điểm xét nghiệm lần 1 xuống mức 63,02 ±34,96 tại thời điểm xét nghiệm lần cuối. Tất cả các thời điểm xét nghiệm máu, BAC trung bình của nhóm RU-26 SAMAN đều thấp hơn giả dược rõ ràng, có ý nghĩa thống kê cao, với độ tin cậy 99% (p<0,01).
Nhận xét: Hiệu quả giáng hóa rượu của RU-26 SAMAN theo thời gian khác biệt nhiều so với nhóm Giả dược. So với nhóm Giả dược, chỉ số hiệu quả giáng hóa rượu của RU-26 SAMAN sau 90 phút gấp 6 lần (13.89% và 2.57%) và gấp 3 lần (33,48% và 10.58%) sau 150 phút.
3.2. Đánh giá hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường của RU-26 SAMAN theo thời gian, tuổi, giới, thể trạng, lượng rượu tiêu thụ
3.2.1. Theo thời gian
Bảng 4: So sánh hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường theo thời gian
Thời gian Nhóm | Sau 90 phút | Sau 150 phút | ||
Chỉ số hiệu quả (%) | Hiệu quả can thiệp (%) | Chỉ số hiệu quả (%) | Hiệu quả can thiệp (%) | |
Giả dược (n= 38) | 2,57% | - | 10,98% | |
RU-26 SAMAN (n=41) | 13,89% | 11,32% | 33,48% | 22,50% |
Nhận xét: Dựa trên số liệu bảng biểu, theo thời gian RU-26 SAMAN đều can thiệp tăng cường giáng hóa rượu. RU-26 SAMAN tăng cường mạnh hơn hiệu quả can thiệp đạt 11.32% tại thời điểm sau 90 phút và 22.50% sau 150 phút.
3.2.2. Theo giới tính
Bảng 5: So sánh hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường theo giới tính
Kết quả Nhóm | Sau 150 phút | ||
Chỉ số hiệu quả (%) | Hiệu quả can thiệp (%) | ||
Nam (n=65) | Giả dược (n=30) | 9.98 | |
RU-26 SAMAN (n=35) | 32.29 | 22.31 | |
Nữ (n=14) | Giả dược (n=8) | 17.51 | |
RU-26 SAMAN (n=6) | 40.23 | 22.72 |
Nhận xét: Dựa trên số liệu biểu đồ, cho thấy BAC trung bình ở các mốc thời điểm giữa 2 giới tính đều có xu hướng giảm theo thời gian. Số liệu bảng biểu cho thấy RU-26 SAMAN hiệu quả can thiệp tương đồng ở cả 2 giới (22.31% ở nam và 22.72% ở nữ)
3.2.3. Theo độ tuổi
Bảng 6: Hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường theo nhóm tuổi
Kết quả Nhóm | Sau 150 phút | ||
Chỉ số hiệu quả (%) | Hiệu quả can thiệp (%) | ||
Tuổi từ 18-44 (n=64) | Giả dược (n=32) | 10.61 | |
RU-26 SAMAN (n=32) | 33.44 | 22.83 | |
Tuổi ≥45 (n=15) | Giả dược (n=6) | 13.17 | |
RU-26 SAMAN (n=9) | 33.68 | 20.50 |
Nhận xét: BAC trung bình xu hướng giảm theo thời gian giữa 2 nhóm tuổi dựa trên biểu đồ giáng hóa BAC. RU-26 SAMAN cho hiệu quả tăng cường giáng hóa tương đương nhau ở cả 2 nhóm (22.83% ở nhóm tuổi từ 18 đến dưới 45 và 22.72% ở nhóm tuổi trên 45)
3.2.4. Theo thể trọng
Bảng 7: Hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường theo nhóm tuổi
Kết quả Nhóm | Sau 150 phút | ||
Chỉ số hiệu quả (%) | Hiệu quả can thiệp (%) | ||
BMI<22.9 (n=41) | Giả dược (n=24) | 10.97 | |
RU-26 SAMAN (n=17) | 31.33 | 20.36 | |
BMI>22.9 (n=38) | Giả dược (n=14) | 11.02 | |
RU-26 SAMAN (n=24) | 35.28 | 24.26 |
Nhận xét: So sánh biểu đồ và bảng trên cho thấy BAC trung bình xu hướng giảm theo thời gian giữa 2 nhóm thể trạng. RU-26 SAMAN hiệu quả tăng cường giáng hóa rượu, chỉ số hiệu quả can thiệp cũng tương đồng ở cả 2 nhóm (20.36% ở nhóm người bình thường và 24.26% ở nhóm người thừa cân)
3.2.5. Theo lượng rượu uống
Bảng 8: So sánh hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường theo lượng rượu
Kết quả Nhóm | Sau 150 phút | ||
Chỉ số hiệu quả (%) | Hiệu quả can thiệp (%) | ||
Uống rượu 100-200ml (n=15) | Giả dược (n=4) | 33.87 | |
RU-26 SAMAN (n=11) | 56.51 | 22.64 | |
Uống rượu >200ml (n=64) | Giả dược (n=34) | 9.34 | |
RU-26 SAMAN (n=30) | 28.08 | 18.73 |
Nhận xét: So sánh biểu đồ và bảng trên cho thấy BAC trung bình xu hướng giảm theo thời gian giữa 2 nhóm tiêu thụ rượu. RU-26 SAMAN cho hiệu quả tăng cường giáng hóa rượu tốt và tương đồng nhau ở cả 2 nhóm (22.64% ở nhóm tiêu thụ rượu dưới 200ml và 18.73% ở nhóm tiêu thụ rượu trên 200ml)
4. Bàn luận
Sản phẩm RU-26 SAMAN là sản phẩm do Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu, liều dùng chỉ 4 đến 6 viên trước hoặc trong hoặc ngay sau khi uống rượu với 1 lần uống duy nhất. Giá 300.000VNĐ cho lọ 60 viên, tương đương 20 - 30.000VNĐ/liều. Một số sản phẩm viên giải độc khác trên thị trường như After Party New Nordic 360.000VNĐ cho hộp 1 vỉ 15 viên, uống 4 viên, uống 2 viên trước khi uống rượu và uống 2 viên trước khi đi ngủ với nhiều nước tương đương 96.000VNĐ/liều; Boni Alcol Botania 405.000 VNĐ lọ 60 viên, uống 4 viên/ ngày tương đương 27.000 VNĐ/liều; Viên nghệ giải rượu Pillbox Kanpal Ukon 595.000VNĐ cho hộp 3 vỉ x 5 viên, liều dùng 1 viên trước khi uống, 1 viên sau uống và 1 viên trước khi ngủ tương đương 119.000VNĐ/liều… So sánh RU-26 SAMAN với các sản phẩm khác thì RU-26 SAMAN đã có sự vượt trội về giá cả trên liều, rẻ hơn 2-3 lần so với các sản phẩm nhập ngoại khác, cũng như cách dùng tiện lợi hơn. Nhằm củng cố, minh chứng về tác dụng tăng cường giáng hóa rượu trên lâm sàng của sản phẩm RU-26 SAMAN, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu xây dựng theo hướng mở từ đầu, theo sát thực tế. Việc tuyển chọn mẫu cũng theo hướng mở, phân bổ mẫu vào nhóm chứng và nhóm can thiệp theo cách ngẫu nhiên nhưng số lượng đều đạt hơn 30 mẫu, đảm bảo được cỡ mẫu bé >30 là đủ mức thống kê, có sự tương đồng đáng kể giữa các nhóm. Tuy vậy, do tiêu chuẩn chọn mẫu mở, phân bổ mẫu theo tiêu chí khác như là tuổi, giới, BMI và số lượng rượu tiêu thụ tương đồng thấp nhưng sát với thực tế đời sống khi người uống rượu đa phần là nam, trong độ tuổi từ 18-44, không phân biệt thể trọng béo gầy và lượng tiêu thụ rượu không giới hạn.
Về tác dụng giảm tác dụng không mong muốn do rượu: các sản phẩm giải rượu như Viên giải rượu ME 21 Á Châu; viên uống BoniAncol Botania, Viên uống After Party New Nordic … đều chỉ nêu ra tác dụng chứ chưa có nghiên cứu chứng minh khoa học nào về tác dụng này. Thống kê kết quả việc giảm biểu hiện của tác dụng không mong muốn do rượu như đau đầu, buồn nôn, loạng choạng hay thiếu tỉnh táo.cho thấy ở nhóm dùng RU-26 SAMAN tuy ít hơn nhóm dùng giả dược nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trong khi, trường hợp thiếu tỉnh táo biểu hiện ở nhóm sử dụng RU-26 SAMAN ít hơn rõ rệt so với các nhóm chứng (p<0.05). Điều này có thể lý giải bởi trong thành phần RU-26 SAMAN chứa thành phần cao Bạch trà giúp tăng cường chức năng não bộ, hay như cao Rau đắng biển ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ và hệ thần kinh trung ương, cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng, tăng cường trí nhớ (7).
Về hiệu quả giáng hóa rượu: Khoảng 90% cồn được cơ thể giáng hóa bằng quá trình oxy hóa rượu xảy ra ở gan và 10% cồn thải ra qua hơi thở, mồ hôi và nước tiểu (9). Lượng tiêu thụ rượu khoảng 120 ml, chỉ số BAC trung bình đối với mức uống này cao nhất là khoảng xấp xỉ 0.08% tương đương 80mg/dL. Đối với mức độ BAC này cơ thể sẽ tự giáng hóa rượu hết sau 3-4 giờ.
Tại Anh, lượng rượu nhiều nhất là 180ml, trong khi ở nghiên cứu này, NTN đa số uống rượu trên 200ml (64/79 trường hợp chiếm 81%). Do đó, BAC trung bình sẽ xấp xỉ 0.12% tương đương 120mg/dL, cơ thể tự giáng hóa hết phải sau 5-6 giờ. Nhóm giả dược tại nghiên cứu này, cũng cho kết quả tương đương nghiên cứu của Anh quốc khi uống rượu số lượng ở mức cao (>180 ml).
RU-26 SAMAN là sản phẩm tác động tích cực chuyển hóa rượu tại gan. Nhóm uống RU-26 SAMAN cho kết quả giáng hóa rượu tốt gấp 3 lần so với Giả dược. Do đó, thời gian giáng hóa hết sẽ giảm từ 5-6 giờ xuống 2-3 giờ hoặc ít hơn. Hiệu quả giáng hóa rượu mạnh hơn do trong thành phần RU-26 SAMAN gồm cao Khúng khéng, cao Kế sữa, cao Nhân sâm, cao Trái nhàu, cao Rau đắng biển, cao Bạch trà giáng hóa rượu dựa trên nhiều cơ chế. Các cơ chế cụ thể gồm: Rau đắng biển tăng apigenin, tăng tiêu thụ apigenin kích hoạt tính men Nicotinamide Adenine Dinucleotide (NAD+) dẫn đến nồng độ NAD+ nội bào cao hơn kích thích ADH và ALDH sinh ra và xúc tác chuyển hóa NAD thành NADH. Nhân sâm tăng cường hoạt động của ty thể: Ty thể vừa là nơi chuyển hoá Acetaldehyde - Acid acetic để chuyên hoá thành Acetyl -CoA đưa vào chu trình Krebs công đoạn cuối cùng của chuyển hoá rượu thành năng lượng, Nước và CO2. Chiết xuất cây Khúng khéng cung cấp các tác dụng bảo vệ gan có thể phục vụ như một thành phần chức năng trong các liệu pháp thay thế chống nôn nao (3) (5). Một hỗn hợp thảo dược có chứa chiết xuất nhân sâm (40mg/75 ml ginsenoside Re có nhiều trong nhân sâm), cho thấy tăng cường chuyển hóa rượu tốt hơn thông qua kích hoạt ADH / ALDH (8). Kinh nghiệm của Cụ Tuệ Tĩnh sư tổ nghề thuốc Nam Việt Nam cho thấy Bạch trà (shan tuyết), lá mít, bột trái Nhàu, bột Kế sữa, tinh dầu cây màng tang … đều có tác dụng giảm say rượu.
BAC giảm theo thời gian, thời gian càng dài, BAC giảm càng nhanh (4). Tuy nhiên, dưới tác dụng của RU -26 SAMAN thì hiệu quả giáng hóa cồn càng tăng cường rõ rệt. Chỉ số hiệu quả can thiệp của RU-26 SAMAN thì hiệu quả gấp 1.5-2 lần do đó, BAC giảm nhanh gấp 1,5-2 lần, thời gian để giáng hóa rượu cũng giảm theo. Như vậy, hiệu quả can thiệp tỷ lệ nghịch với thời gian giáng hóa rượu. Hiệu quả can thiệp càng cao thì thời gian giáng hóa rượu càng nhanh, BAC cũng giảm nhanh, các tác dụng không mong muốn do rượu cũng giảm và ít ảnh hưởng đến cơ thể hơn.
Giữa nam và nữ có sự khác biệt về khả năng hấp thụ rượu do cấu trúc cơ thể khác nhau. Ở nữ giới, tỷ lệ cơ thể ít mô mỡ, khả năng hấp thu rượu nhanh, hấp thu vào dạ dày nhanh, BAC tăng nhanh và sớm đạt đỉnh (11). Tuy nhiên, sự tiết enzyme ADH kém hơn ở nam nên việc đào thải rượu ở dạ dày kém hơn ở nam (12). RU-26 SAMAN tác động kích thích sinh NAD+ ở cả 2 giới. Do đó, tăng tiết ADH ở dạ dày để chuyển hóa Ethanol thành Acetaldehyde (đồng thời NAD thành NADH). Acetaldehyde tác dụng của enzym ALDH được kích thích do việc tăng sinh NAD+ chuyển hóa thành Acetat đồng thời cùng NADH. Do đó, hiệu quả tăng cường giáng hóa rượu của RU-26 SAMAN có thể không bị ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính.
Mặc dù theo độ tuổi, chức năng gan có sự biến đổi. Tuổi càng cao chức năng gan càng suy giảm, kéo theo việc giảm hiệu quả giáng hoá rượu. Bên cạnh đó, ở nhóm người lớn tuổi, khả năng trao đổi chất suy giảm, tăng tích mỡ do đó việc hấp thu rượu chậm hơn so với nhóm tuổi trẻ . Nguyên nhân này có thể giải thích cho việc nồng độ BAC trung bình của nhóm trẻ tại thời điểm xét nghiệm lần đầu cao hơn so với nhóm tuổi già nhưng cũng giảm nhanh dần theo thời gian. Mặc dù vậy, dưới tác dụng tăng cường của RU-26 SAMAN hiệu quả giáng hoá rượu ở nhóm tuổi từ 18 đến dưới 45 và ≥ 45 tuổi đều mạnh, xấp xỉ nhau ở cả 2 nhóm (22.83% ở nhóm tuổi từ 18 đến dưới 45 và 22.72% ở nhóm tuổi trên 45). Như vậy, hiệu quả tăng cường giáng hóa rượu của RU-26 SAMAN có thể ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác.
Mark Keller cho rằng một người có kích thước nhỏ hơn sẽ có BAC cao hơn so với người có kích thước lớn hơn khi hai người cùng tiêu thụ một lượng rượu bia như nhau. Những người thừa cân (BMI >22.9) đa phần có tỷ lệ mô mỡ cao hơn, do đó giảm hấp thu rượu dẫn đến BAC sẽ thấp hơn so với nhóm cân nặng bình thường. Tuy vậy, điều này chỉ giải thích cho việc chênh lệch chỉ số BAC ban đầu giữa 2 nhóm. Trong khi, khả năng giáng hoá rượu phụ thuộc vào chức năng của các bộ phận như gan và dạ dày. Nguyên nhân có thể do RU-26 SAMAN tác động vào quá trình giáng hoá rượu với nhiều cơ chế khác nhau
Về lượng rượu tại nghiên cứu là cao, tiếp cận với văn hóa uống rượu tại Việt Nam với mức tiêu thụ 1 người 1 lần uống trung bình khoảng từ 200 – 400 ml. BAC sẽ cao hơn nếu uống rượu dưới dạng một liều duy nhất thay vì uống nhiều liều nhỏ. Hiệu quả giáng hoá rượu tăng cường của RU-26 SAMAN ở cả 2 nhóm đều cho hiệu quả tốt, tương đương nhau do RU-26 SAMAN tác dụng dưới nhiều cơ chế
5. Kết luận
Sản phẩm RU-26 SAMAN cho kết quả giáng hóa rượu gấp 3 lần so với giả dược. Các tác dụng không mong muốn của rượu như đau đầu, buồn nôn và loạng choạng gặp ít hơn ở các nhóm dùng RU-26 SAMAN, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê; RU-26 SAMAN giảm tác dụng thiếu tỉnh táo do rượu tốt hơn các nhóm chứng đáng kể (p<0,05).
Hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường của RU-26 SAMAN tỉ lệ thuận với thời gian. Các yếu tố khác như giới tính, tuổi, thể trọng và lượng tiêu thụ rượu không ảnh hưởng đến hiệu quả giáng hoá rượu tăng cường của RU-26 SAMAN.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ y tế (2018), Thiệt hại do uống rượu bia, Hà Nội
2. Lê Đình Luyến và cộng sự (2020), “Sử dụng rượu bia ở nam giới tại huyện Bình Lục và Kim Bảng, Hà Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 497, (Số 2), trang 225-229.
3. Bùi Thị Quỳnh Nhung, Hoàng Thị Cúc, Nguyễn, Thị Thu Huyền, Lương Ngọc Cương (2020) Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cây khúng khéng (Hovenia Dulcis Thunb.) trên mô hình gây tổn thương gan bằng paracetamol ở chuột nhắt. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 486 tháng 1. Số.1 và 2 - trang.181-185
Tiếng Anh
4. Bramness JG, Skulberg KR, Skulberg A, Moe JS, Mørland J (2023). The Self-Rated Effects of Alcohol Are Related to Presystemic Metabolism of Alcohol. Alcohol Alcohol.;58(2):203-208
5. Niiya M, Shimato Y, Ohno T, Makino T. (2024) Effects of Hovenia dulcis fruit and peduncle extract on alcohol metabolism. J Ethnopharmacol.;321:117541.
6. Jung SH, Lee YH, Lee EK, Park SD, Shim JJ, Lee JL, Yoo HH.(2023) Effects of Plant-Based Extract Mixture on Alcohol Metabolism and Hangover Improvement in Humans: A Randomized, Double-Blind, Paralleled, Placebo-Controlled Clinical Trial. J Clin Med.;12(16):5244
7. Dubey T, Chinnathambi S. Brahmi (2019) (Bacopa monnieri): An ayurvedic herb against the Alzheimer's disease. Arch Biochem Biophys ;676:108153
8. Ku, Sae-Kwang & Choung, Jai & Kim, Jong & Chun, Yoon & Choi, Jae-Suk & Kim, Joo. (2019). Enhancement of Alcohol Metabolism by Ginseng Berry Extract and its Mixed Herbal Beverages: In vitro and in vivo Experiments. Toxicology and Environmental Health Sciences. 11. 144-154.
9. Zakhari S. (2006) Overview: how is alcohol metabolized by the body? Alcohol Res Health.;29(4):245-254
10. Zakhari S. (2013) Alcohol metabolism and epigenetics changes. Alcohol Res.;35(1):6-16
11. Hagedorn JC, Encarnacion B, Brat GA, Morton JM (2007). Does gastric bypass alter alcohol metabolism? Surg Obes Relat Dis. 3(5):543-8
12. Baraona E, Abittan CS, Dohmen K, Moretti M, Pozzato G, Chayes ZW, Schaefer C, Lieber CS. (2001) Gender differences in pharmacokinetics of alcohol. Alcohol Clin Exp Res;25(4):502-7
13. Mukamal, K.J., Rimm, E.B. (2008) Alcohol consumption: Risks and benefits. Curr Atheroscler Rep 10, 536–543
Tin liên quan
Lâm Đồng: Bị phạt 35 triệu đồng do vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển ô tô
21:04 | 27/07/2024 An toàn giao thông
RU-26 SAMAN - Đột phá mới trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe
09:00 | 21/06/2024 Thông tin đa chiều
Hội chứng hiếm gặp: Không uống rượu bia nhưng vẫn “dính” nồng độ cồn
07:00 | 13/05/2024 Thông tin đa chiều
Cùng chuyên mục
Đề xuất ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường
06:45 | 14/10/2024 Thông tin đa chiều
Ngành Tim mạch can thiệp của Việt Nam hội nhập với thế giới
15:19 | 13/10/2024 Thông tin đa chiều
Đảm bảo đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho sự phát triển của con người
08:45 | 12/10/2024 Thông tin đa chiều
Cùng đoàn quân chiến thắng về giải phóng Thủ đô
18:17 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Ứng dụng thiết thực dược lâm sàng vào hoạt động khám, chữa bệnh
20:40 | 10/10/2024 Thông tin đa chiều
Nâng cao chất lượng công tác giám định bảo hiểm y tế
09:17 | 08/10/2024 Thông tin đa chiều
Các tin khác
Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần
19:20 | 05/10/2024 Thông tin đa chiều
Tăng cường năng lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá
15:30 | 03/10/2024 Thông tin đa chiều
Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế
06:45 | 02/10/2024 Thông tin đa chiều
Chăm sóc sức khỏe tâm thần - Chìa khóa sống khỏe cho người cao tuổi
09:48 | 01/10/2024 Thông tin đa chiều
Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em": 100% đại biểu đồng ý cấm thuốc lá điện tử, nung nóng
13:52 | 30/09/2024 Thông tin đa chiều
Giải mã gen giúp phát hiện sớm bệnh ung thư, đột quỵ
06:45 | 27/09/2024 Thông tin đa chiều
Giảm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
06:45 | 26/09/2024 Thông tin đa chiều
10% trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân là thách thức với các nhà khoa học
17:05 | 22/09/2024 Thông tin đa chiều
Tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong công tác bảo tồn, phát triển Di sản Văn hóa Đông Nam Á
15:49 | 21/09/2024 Dấu ấn Việt Nam
Thí điểm kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày
14:30 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội