Hy thiêm - dược liệu quen thuộc, nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ

Hy thiêm còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng, hy tiên, hy kiểm thảo, cứt lợn hoa vàng,… Đây là loại dược liệu quen thuộc, được sử dụng làm thuốc phổ biến nhờ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Hy thiêm là một loại thảo dược mọc hoang, có sức sống mạnh mẽ, được tìm thấy ở nhiều nơi trên nước ta. Ngoài tên gọi này, người ta còn gọi nó là cây hy kiểm thảo, lưỡi đồng, cây cỏ đĩ, nụ áo rìa, dương thỉ thái,… và nhiều cái tên khác tùy thuộc mỗi địa phương.

Thông tin về hy thiêm
Hy thiêm mọc hoang ở nhiều nơi được dùng làm thuốc chữa bệnh

Cây hy thiêm thuộc họ Cúc (Asteraceae), có tên khoa học là Siegesbeckia Orientalis Lin Asterraceae.

Đặc điểm thực vật

Cây hy thiêm là cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 30cm – 40cm, một số cây phát triển mạnh lên đến 1m. Thân cây có màu xanh lục, phân thành nhiều nhánh nhỏ, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp lông tuyến mịn. Cây có mùi hôi khó chịu như phân lợn, vì thế người ta còn gọi loại cây này là cứt lợn hoa vàng.

Lá cây hy thiêm mọc đối xứng, dài từ 4cm – 10cm, rộng khoảng 3cm – 6cm. Lá có hình như quả trám, một số có hình tam giác hoặc hình mũi mác. Cuống lá ngắn, phần đầu nhọn, ngoài mép có răng cưa nhưng không đều. Trên mặt lá có 3 gân chính lớn nổi rõ, mặt dưới có một lớp lông mịn.

Hy thiêm có hoa màu vàng, mọc thành từng cụm. Trên cuống hoa cũng có lông, khi chạm vào sẽ dính vào người. Vì đặc điểm này mà nhiều người còn gọi dược liệu là cây cỏ đĩ. Hoa thường nở vào tháng 4, 5 đến tháng 8,9. Từ tháng 6 – tháng 10 là thời gian cây đậu quả, quả có màu đen, hình trứng, thuôn, dài tầm 3mm, rộng khoảng 1mm.

Phân bố

Dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi, nhất là tại các khu đất ẩm, ven đường, bờ ruộng, bờ sông,… Chúng thường mọc theo đám, phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân và mùa hè. Bạn có thể tìm thấy hy thiêm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Trong đó, dược liệu được tìm thấy nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chẳng hạn như Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Yên Bái,… Vì nhiều lợi ích mà hy thiêm mang lại nên hiện nay tại một số vườn thảo dược trong nước đã triển khai nuôi trồng và khai thác làm thuốc.

Thông tin về hy thiêm
Có thể sử dụng toàn thân cây làm thuốc chữa bệnh

Bộ phận dùng

Toàn bộ thân cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Thu hoạch, sơ chế, bảo quản

Tùy khí hậu từng nơi mà thời gian thu hoạch hy thiêm sẽ thay đổi linh hoạt. Theo đó, thời điểm tốt nhất thường vào tháng 4 – tháng 6, trước khi chúng bị tàn lụi khi mùa đông đến. Cây lúc này sẽ ra ít hoa hoặc chưa ra hoa. Thu hái phần lá, thân, không dùng phần gốc và rễ cây.

Sau khi thu hái, dược liệu được rửa sạch, loại bỏ các phần bị úa, sâu bệnh. Để dược liệu ráo nước rồi cắt thành các đoạn từ 3cm – 5cm. Để bảo quản dùng lâu hơn, bạn có thể phơi nắng 4 – 5 ngày hoặc sấy khô với nhiệt độ từ 50 độ C đến 60 độ C.

Thành phẩm thu được có màu nâu tro hoặc màu đen, thân cây hình ống tròn và lá nhăn khô như trà. Bảo quản dược liệu trong lọ hoặc túi kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, côn trùng làm hư hại dược liệu.

Thành phần hóa học

Hy thiêm có chứa các thành phần hóa học chính như daturosid, orientin, darutigenol, alkaloid, melampolid, darutin,…

Tính vị

Tính hàn, vị đắng, cay và có chứa lượng độc tính nhỏ.

Quy kinh

Quy vào hai kinh Can và Thận.

Tác dụng của hy thiêm

Từ xưa người ta đã sử dụng cây hy thiêm làm thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, y học ngày nay cũng tìm ra được nhiều lợi ích mà dược liệu này mang lại. Cụ thể như sau:

Tác dụng của hy thiêm
Tác dụng của cây hy thiêm trong điều trị bệnh dưới gốc nhìn Đông và Tây y
  • Theo Y học cổ truyền: Hy thiêm có tính hơi hàn, vị đắng, cay đặc trưng, có tác dụng trong trừ phong thấp, mạnh gân cốt, giảm đau, an thần,… Tuy nhiên do dược liệu có chứa lượng độc tố nhỏ nên cần thận trọng, không lạm dụng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi.
  • Theo Y học hiện đại: Dược liệu chứa nhiều thành phần hóa học, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó có thể kể đến các chất như axit salicylic, darutin, daturosid, orientin,…

Từ các lợi ích trong Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại, hy thiêm được sử dụng làm dược liệu trong Đông y và là thành phần trong một số thuốc Tây y. Công dụng nổi bật nhất là giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống, đau mỏi vai gáy, bảo vệ dịch khớp, giảm phù nề chân, chữa mụn nhọt, nóng trong, giảm khàn ho, mất giọng,…

Cách sử dụng hy thiêm làm thuốc chữa bệnh

Như đã đề cập, hy thiêm là dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi, được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh. Tham khảo ngay một số bài thuốc thường được áp dụng dưới đây:

Bài thuốc trị sưng đau, đinh nhọt

  • Chuẩn bị: Hy thiêm khô.
  • Thực hiện: Dược liệu tán thành bột, mỗi lần dùng một lương nhỏ uống cùng với rượu ấm. Bài thuốc kích thích ra nhiều mồ hôi, giảm sưng đau, đinh nhọt khá hiệu quả.

Bài thuốc chữa cảm mạo, phong hàn gây tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Hy thiêm khô.
  • Thực hiện: Tán thành bột, trộn cùng với hồ giấm để vo thành viên hoàn, kích thước bằng hạt bắp. Mỗi lần uống 30 viên với nước đun sôi để nguội.

Bài thuốc chữa phong thấp

  • Chuẩn bị: 100g hy thiêm, 50g thiên niên kiện, 1 lít rượu, đường.
  • Thực hiện: Nguyên liệu cho vào nồi nấu thành cao, mỗi lần dùng uống một ly nhỏ trước bữa chính, dùng kiên trì ngày 2 lần.

Bài thuốc trị ngứa lở loét, ung nhọt sưng độc

  • Chuẩn bị: Hy thiêm, nhũ hương lượng vừa đủ, kết hợp với nửa lượng bạch phàn phi.
  • Thực hiện: Dược liệu tán bột, dùng mỗi lần 2 chỉ, uống cùng với rượu nóng để giảm lở loét, sưng ngứa, làm độc.

Bài thuốc chữa hễ ăn vào là nôn mửa

  • Chuẩn bị: Hy thiêm khô.
  • Thực hiện: Tán bột, sau đó trộn thêm một ít mật ong, vo thành viên hoàn bằng hạt bắp, uống cùng với nước ấm.

Bài thuốc phong tê thấp, đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: 3 chỉ mỗi vị gồm hy thiêm, bạch mao đằng 5 chỉ ngưu tất.
  • Thực hiện: Sắc thuốc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc chữa phong thấp, miệng méo mắt xiên

  • Chuẩn bị: 4 lượng hy thiêm.
  • Thực hiện: Tán bột, chưng dược liệu qua 9 lần, sau đó trộn với mật ong vo thành viên hoàn. Dùng mỗi lần 2 chỉ thuốc uống với rượu nóng, sử dụng kiên trì ngày 3 lần để sớm đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng hy thiêm làm thuốc chữa bệnh
Dùng dược liệu riêng lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác theo hướng dẫn

Bài thuốc giúp mạnh gân cốt, đen tóc, đen râu, chữa méo miệng, sùi bọt mép

  • Chuẩn bị: Hy thiêm.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu rồi hong khô 9 lần, sao đó sao thơm rồi tán bột. Trộn bột cùng với một ít mật ong vừa đủ để kết dính vo thành viên hoàn to bằng hạt bắp. Uống mỗi lần 40 viên cùng với nước cơm hoặc rượu ấm.

Bài thuốc chữa phong hàn, cảm mạo

  • Chuẩn bị: 3 chỉ mỗi vị gồm tử tô và hy thiêm, 5 chỉ lục nguyệt sương, 2 chỉ thông bạch.
  • Thực hiện: Thang thuốc sắc uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: 5 chỉ mỗi loại cỏ đĩ, hoa hòe.
  • Thực hiện: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp

  • Chuẩn bị: 4 lượng hy thiêm.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước cốt, sau đó thêm đường đen vào chế thành cao. Sử dụng mỗi lần 1 chén nhỏ, kiên trì mỗi ngày dùng 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc trị rắn cắn, đinh nhọt sưng tất, xuất huyết

  • Chuẩn bị: Hy thiêm.
  • Thực hiện: Dược liệu giã nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương.

Bài thuốc chữa tê mỏi và đau nhức xương khớp, tay chân

  • Chuẩn bị: 10 lượng bột hy thêm kết hợp với 9 lượng cao mềm, 2 lượng xuyên khung, 3 lượng bột thiên niên kiện.
  • Thực hiện: Trộn các nguyên liệu lại với nhau, thêm mật ong rồi vo thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 4 – 5 viên.

Bài thuốc chữa đau nhức xương cốt, phong thấp

  • Chuẩn bị: 3 chỉ mỗi vị gồm hy thiêm, bạch mao đằng, kết hợp với 5 chỉ ngưu tất.
  • Thực hiện: Dược liệu sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa cảm mạo

  • Chuẩn bị: 12g mỗi vị gồm hy thiêm, tía tô, 8g hành.
  • Thực hiện: Nguyên liệu sắc với 550ml nước đến khi cạn còn khoảng 250ml, chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc liên tục trong 5 ngày để dứt cơn cảm mạo.

Bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối

  • Chuẩn bị: 50g hy thiêm, 20g mỗi vị thổ phục linh, ngưu tất, 10g lá lốt.
  • Thực hiện: Dược liệu sao vàng rồi tán bột, mỗi lần dùng 10g hỗn hợp uống với nước ấm. Dùng kiên trì ngày 3 lần.

Bài thuốc chữa ung nhọt phát bối

  • Chuẩn bị: Hy thiêm, ngũ diệp thảo, dã hồng hoa, đại toán mỗi vị lượng bằng nhau.
  • Thực hiện: Dược liệu giã nát rồi vắt lấy nước cốt để dùng.

Bài thuốc chữa bán thân bất toại

  • Chuẩn bị: Cành lá hu thiêm non.
  • Thực hiện: Sao vàng rồi tán bột, sau đó trộn bột với mật ong nguyên chất lượng vừa đủ, vo thành viên. Dùng mỗi ngày 3 – 6 viên, uống sau khi ăn.

Bài thuốc ổn định huyết áp, trị huyết áp cao

  • Chuẩn bị: 8g hy thiêm, 6g mỗi vị gồm thảo quyết minh, ngưu tất, hoàng cầm và trạch tả, kết hợp 4g long đởm thảo.
  • Thực hiện: Dược liệu sắc với 700ml nước, sau đó chia nước thuốc thành 2 lần uống hết trong ngày. Dùng liên tục mỗi ngày 1 thang trong 10 ngày.

Bài thuốc chữa mất giọng do nhiễm gió

  • Chuẩn bị: Hy thiêm.
  • Thực hiện: Dược liệu phơi khô rồi sao vàng, tán bột. Trộn với mật ong, vo viên, mỗi lần dùng 3g – 6g uống với nước đun sôi để nguội, kiên trì dùng mỗi ngày, uống sau khi ăn.

Bài thuốc chữa mụn đầu đinh sưng đau, phát bổi ở lưng

  • Chuẩn bị: 4g mỗi vị hy thiêm, tiểu kế, đại toán, ngũ long trảo.
  • Thực hiện: Dược liệu giã nát, thêm 1 chén rượu nóng vào vắt lấy nước, uống trực tiếp.

Một số lưu ý khi dùng hy thiêm

Hy thiêm là dược liệu quen thuộc, được sử dụng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên dược liệu có chứa một lượng độc tố nhỏ, khi dùng cần thận trọng. Tốt nhất trước khi sử dụng bạn đọc nên lưu ý các vấn đề như sau:

Một số lưu ý khi dùng hy thiêm
Sử dụng đúng liều lượng, không lạm dụng và tự ý kết hợp thuốc bừa bãi
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Đặc biệt là trường hợp phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
  • Không tự ý kết hợp bừa bãi các dược liệu, loại thuốc với nhau để tránh gây tương tác thuốc nguy hại. Không lạm dụng, chỉ sử dụng dược liệu với liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu lực của vị thuốc sẽ nhanh hay chậm không giống nhau. Điều này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian nhất định, không nên quá nóng vội.
  • Không nên dùng hy thiêm cùng với các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung sắt.
  • Cần phân biệt và lựa chọn đúng loại dược liệu để sử dụng, tránh trường hợp sử dụng sai thuốc khiến tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.

Hy thiêm là tên gọi của vị dược liệu được sử dụng rộng rãi từ xưa cho đến nay. Với nhiều lợi ích đối với sức khỏe, dược liệu có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và là thành phần của thuốc tân dược. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe, nếu bạn có nhu cầu sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng.

Nguồn: Hy thiêm có tác dụng gì? Dùng thế nào tốt nhất cho sức khỏe

Theo vienyduocdantoc
vienyduocdantoc.org.vn

Tin liên quan

Hội Nhà báo Việt Nam và hành trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa

Hội Nhà báo Việt Nam và hành trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa

Ngày 20/4/2025, Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hành trình "Về nguồn" đầy ý nghĩa tại tỉnh Thái Nguyên. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác.
Việt phục hành – Hành trình lan toả hồn Việt, gieo mầm lòng yêu nước

Việt phục hành – Hành trình lan toả hồn Việt, gieo mầm lòng yêu nước

Diễn ra vào ngày 19/4 – đúng dịp Ngày Hội Văn hóa các Dân tộc Việt Nam, lễ hội Việt Phục Hành không chỉ là một sự kiện nghệ thuật mà còn là hoạt động giàu ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Show diễn "Việt phục hành" - Hành trình tự hào đậm đà bản sắc dân tộc

Show diễn "Việt phục hành" - Hành trình tự hào đậm đà bản sắc dân tộc

Chiều ngày 19/4 tại Ocean Park 3, chương trình “Việt Phục Hành” đã diễn ra sôi nổi và xúc động, đánh dấu một sự kiện văn hóa – nghệ thuật đặc sắc, hướng đến kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cùng chuyên mục

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm

Cỏ roi ngựa: Thảo dược quý trong điều trị viêm họng và cảm cúm

Cỏ roi ngựa (tên khoa học: Equisetum arvense), còn được gọi là cây đuôi ngựa hay thạch vĩ, là một loại thảo dược quý đã được sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền. Với thành phần giàu khoáng chất và hoạt chất sinh học, cỏ roi ngựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng và cảm cúm.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa

Các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa còn có tên gọi khác là mã tiền thảo, nhả tháng én (Tày), Rgồ mí (Cơ Ho), Verveine (Pháp)… có vị đắng, tính mát. Trong dân gian, cỏ roi ngựa thường được sử dụng để giải độc, hoạt huyết, tán ứ, thông kinh, tiêu trùng... Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cỏ roi ngựa.
Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt

Bạch thược: Thảo dược vàng cho phụ nữ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt

Bạch thược (Paeonia lactiflora) là một trong những dược liệu quý của y học cổ truyền, được mệnh danh là "thần dược của phụ nữ". Với lịch sử sử dụng hơn 2,000 năm trong Đông y, bạch thược nổi tiếng với khả năng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và chăm sóc sức khỏe sinh lý nữ. Ngày nay, khoa học hiện đại đã chứng minh nhiều tác dụng dược lý đặc biệt của loại thảo dược này.
Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc

Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc

Quả cóc là loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất… có vị hơi chua, ngọt, có tác dụng giải nhiệt, kích thích vị giác. Đây là loại quả giàu chất xơ và protein có giá trị về mặt dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Sau đây là công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả cóc mời bà con tham khảo.
Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn

Cây mùi: Thảo dược đa năng cho hệ tiêu hóa và kháng khuẩn

Cây mùi (Coriandrum sativum), còn gọi là ngò rí, không chỉ là gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Với hàm lượng tinh dầu, vitamin và khoáng chất dồi dào, loại cây này đã được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm và chống lại vi khuẩn gây bệnh. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cách tận dụng cây mùi để cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.
Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon

Cây bồ đề: Giải pháp thiên nhiên cho giấc ngủ ngon

Cây bồ đề (Ficus religiosa), còn gọi là cây đề, là loài thực vật linh thiêng trong văn hóa Á Đông. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, bồ đề còn được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao về khả năng hỗ trợ điều trị mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất trong lá và vỏ cây bồ đề có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp ngủ sâu và ngon giấc tự nhiên.

Các tin khác

Cà tím: Thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cà tím: Thực phẩm vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cà tím (Solanum melongena) là một loại rau quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn ngon, cà tím còn được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng cà tím chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tích cực trong việc điều hòa glucose máu, giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe mạnh hơn.
Cây gấc: Thần dược vàng cho làn da rạng rỡ và sức khỏe toàn diện

Cây gấc: Thần dược vàng cho làn da rạng rỡ và sức khỏe toàn diện

Cây gấc (Momordica cochinchinensis) là loại thực vật quen thuộc trong vườn nhà người Việt, được mệnh danh là "loại quả đến từ thiên đường" nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội. Không chỉ là nguyên liệu ẩm thực, gấc còn được y học cổ truyền và hiện đại đánh giá cao về khả năng chăm sóc sắc đẹp và tăng cường sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy hàm lượng beta-carotene trong gấc cao gấp 70 lần cà rốt, cùng nhiều hoạt chất quý hiếm khác.
Mật ong: Bí quyết vàng cho sức khỏe hô hấp và làn da rạng rỡ

Mật ong: Bí quyết vàng cho sức khỏe hô hấp và làn da rạng rỡ

Mật ong từ lâu đã được xem như "thần dược" tự nhiên nhờ thành phần giàu dinh dưỡng và đặc tính kháng khuẩn. Với hơn 200 hoạt chất quý, bao gồm glucose, fructose, enzyme, vitamin nhóm B, C, cùng khoáng chất như sắt, canxi, kali, mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền lẫn hiện đại.
Lá đinh lăng: Bí quyết sử dụng để tăng cường sức khỏe toàn diện

Lá đinh lăng: Bí quyết sử dụng để tăng cường sức khỏe toàn diện

Lá đinh lăng (Polyscias fruticosa) từ lâu đã được ví như "nhân sâm của người nghèo" nhờ những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực, lá đinh lăng còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền với khả năng tăng cường sức đề kháng, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách sử dụng lá đinh lăng để nâng cao sức khỏe một cách tự nhiên và hiệu quả.
Hạt tiêu: “Trợ thủ đắc lực” cho hệ tiêu hóa và giảm đau tự nhiên

Hạt tiêu: “Trợ thủ đắc lực” cho hệ tiêu hóa và giảm đau tự nhiên

Hạt tiêu (Piper nigrum) – gia vị quen thuộc trong căn bếp – đang được giới y học đánh giá cao nhờ khả năng kích thích enzyme tiêu hóa và giảm đau gốc thực vật. Nghiên cứu từ Đại học Dược Hà Nội (2024) chỉ ra: Piperine trong hạt tiêu tăng 40% hấp thu curcumin (hoạt chất chống viêm) – mở ra hướng ứng dụng tiềm năng trong điều trị đau mạn tính. Khám phá bí quyết sử dụng “vàng đen” này qua hướng dẫn chuyên sâu dưới đây.
Sả: “Vệ sĩ” kháng khuẩn và “máy lọc” không khí từ thiên nhiên

Sả: “Vệ sĩ” kháng khuẩn và “máy lọc” không khí từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ô nhiễm không khí và dịch bệnh gia tăng, việc tìm kiếm giải pháp làm sạch môi trường sống an toàn trở thành nhu cầu cấp thiết. Sả (cây xả) – loại gia vị quen thuộc trong bếp người Việt – đang được giới khoa học đánh giá cao nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn và khử mùi hiệu quả gấp 3 lần so với hóa chất tổng hợp. Bài viết này sẽ giải mã cơ chế “một mũi tên trúng hai đích” của sả, kèm hướng dẫn ứng dụng chi tiết.
Bồ công anh: Thảo dược vàng trị mụn nhọt an toàn

Bồ công anh: Thảo dược vàng trị mụn nhọt an toàn

Mụn nhọt là tình trạng da liễu phổ biến, gây đau nhức và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Trong khi nhiều người lo ngại tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hay kem bôi hóa chất, bồ công anh nổi lên như giải pháp tự nhiên nhờ khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ. Bài viết phân tích chi tiết cách sử dụng loại thảo dược này để điều trị mụn nhọt hiệu quả, an toàn.
Cúc tần: “Thần dược” xoa dịu thần kinh từ thiên nhiên

Cúc tần: “Thần dược” xoa dịu thần kinh từ thiên nhiên

Trong xã hội hiện đại đầy áp lực, rối loạn lo âu và mất ngủ trở thành “căn bệnh thời đại” với 35% người trưởng thành Việt Nam gặp triệu chứng (theo Bộ Y tế, 2024). Giữa băn khoăn về tác dụng phụ của thuốc Tây, cúc tần (Pluchea indica) nổi bật nhờ khả năng an thần tự nhiên và giảm căng thẳng thần kinh đã được y học cổ truyền và hiện đại công nhận. Bài viết tiết lộ bí quyết sử dụng loại cây này để lấy lại cân bằng tinh thần.
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây ngô đồng

Trong Đông y, rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát, lá có tính bình, vị ngọt nên người ta thường tận dụng phần lá, thân và nhựa cây để chế biến thành nhiều loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên quả và hạt cây ngô đồng tuyệt đối không được sử dụng vì trong chúng có chứa độc. Sau đây là một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây ngô đồng mời các bạn tham khảo.
Cam thảo: Giải pháp tự nhiên hiệu quả cho viêm họng

Cam thảo: Giải pháp tự nhiên hiệu quả cho viêm họng

Viêm họng là bệnh lý phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trong khi nhiều người tìm đến thuốc Tây để giảm triệu chứng nhanh, các phương pháp tự nhiên như cam thảo đang được quan tâm nhờ tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Bài viết này sẽ khám phá chi tiết cách cam thảo hỗ trợ điều trị viêm họng, từ cơ chế tác động đến hướng dẫn sử dụng khoa học.
Xem thêm
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Phiên bản di động