Kháng thuốc kháng sinh trở nên nghiêm trọng hơn do đại dịch COVID
|
Nhiều năm qua, ngành Y tế Nga luôn nỗ lực ngăn chặn vấn nạn bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI), vì từ lâu người ta đã biết rằng thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại virus. Hoạt động tuyên truyền, giải thích trong cộng đồng y học khá thành công. Tuy nhiên, vào đầu năm 2020 - khoảng thời gian đầu của đại dịch, nhiều người khi ấy đã bị tâm lý ngạc nhiên cùng lo sợ ảnh hưởng, bởi lẽ chưa một ai có kiến thức về chủng virus mới này. Chính vì vậy, cùng với tác động của việc bác sĩ không kê đơn, khả năng tiêu thụ thuốc kháng sinh tại Liên bang Nga ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt.
Một điều không thể phủ nhận rằng, trong thời kì đầu của COVID-19, Y học còn thiếu kiến thức về virus corona. Vì vậy, ngay trong ấn bản đầu tiên của hướng dẫn tạm thời đã có chỉ định về việc cần phải kê đơn thuốc kháng sinh. Nhưng trong lần xuất bản thứ hai, khuyến nghị này đã biến mất. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của bản thân, nhiều bệnh nhân biết rằng khi kê đơn điều trị nhiễm virus corona, bác sĩ thường kê các loại thuốc kháng sinh vào đơn. Và định kiến này vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn cho tới hiện tại.
"Khi một bác sĩ kê đơn thuốc điều trị COVID-19, họ thường kê đơn có thuốc kháng sinh, và định kiến này vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn cho tới hiện tại." - chia sẻ của ông Sergei Zyryanov, Giáo sư, Trưởng khoa Dược tổng quát và lâm sàng thuộc Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga. |
Vào tháng 3 năm 2021, các nhà khoa học Trung Quốc đã xuất bản một bài báo bổ ích và đầy thú vị. Họ chứng minh rằng, nếu thuốc kháng sinh được kê đơn trong thời kỳ đầu của COVID-19, tức khi người bệnh chưa có biến chứng, sẽ làm tăng nguy cơ bệnh có chuyển biến xấu, cũng như phát triển các biến chứng nặng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Vấn đề kê đơn kháng sinh tràn lan đã tồn tại khá lâu. Với nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, một số bác sĩ đã kê đơn như sau: "Tôi kê thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn". Nhưng thuốc kháng sinh không có tác dụng phòng ngừa, và điều này được coi là hiển nhiên. Ngay từ tên của loại thuốc này, có thể thấy, bản chất của kháng sinh là nhằm vào loại vật thể sống nào đó - một vi sinh vật. Muốn thuốc kháng sinh phát huy tác dụng, thì trước đó trong cơ thể phải tồn tại sẵn một loại vi khuẩn. Nếu không, kháng sinh sẽ không hoạt động hiệu quả. Điều đó có nghĩa, những lợi ích khi sử dụng thuốc sẽ rất ít, ngược lại, cơ thể sẽ phải chịu nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, có một câu nói giống như lời bảo đảm luôn được thế hệ các bác sĩ sử dụng. Đó là khuyến nghị: "Bất cứ điều gì xảy ra". Tất nhiên, bác sĩ hoàn toàn có thể được thông cảm, bởi họ sợ mắc phải thiếu sót trong chẩn đoán của mình, đặc biệt trong những trường hợp vi khuẩn ẩn dưới vỏ bọc của việc nhiễm virus gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do vậy, công tác thực hiện chẩn đoán phân biệt thường xuyên gặp phải khó khăn. Nếu bệnh nhân chỉ là một đứa trẻ với biểu hiện thân nhiệt tăng và không xuất hiện các triệu chứng khác như ho có đờm đi kèm sổ mũi hoặc đau tức ngực, v.v, thì khả năng nhiễm virus gần như bằng không. Hoặc khi bệnh nhân không thể kể chi tiết về những biểu hiện sức khỏe của mình, thì với trường hợp này, rõ ràng bác sĩ cần cẩn trọng hơn. Nhưng việc kê đơn thuốc có kháng sinh mà không lý do chính đáng không những không cải thiện mà thậm chí còn khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc phân phối thuốc kháng sinh không kê đơn tại các hiệu thuốc, cũng như bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng cách là những vấn đề nhức nhối đã tồn tại từ lâu. Kết quả là, ngành Y tế phải chấp nhận sự thật: Các vi sinh vật đã phát triển khả năng kháng các nhóm kháng sinh chính và trong những trường hợp nghiêm trọng, hậu quả là không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Dẫu vậy, nước Nga đã chuẩn bị sẵn các phương án nhằm giảm thiểu vấn đề liên quan đến kê thuốc kháng sinh. Cụ thể, tại thủ đô Moscow, tình hình đang được cải thiện dần: Các hiệu thuốc không bán thuốc kháng sinh mà không có đơn.
Bên cạnh các giải pháp kiểm soát tình trạng kê thuốc kháng sinh tràn lan, thiếu trách nhiệm, một điều quan trọng không kém chính là nâng cao ý thức của bệnh nhân. Người bệnh được khuyến cáo nên dừng sử dụng các loại thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. Đây là một trong những bước quan trọng để làm giảm nguy cơ phát triển khả năng kháng kháng sinh của mầm bệnh. Bất kỳ bệnh nhân nào cũng cần có hiểu biết trong sử dụng thuốc, tránh tình trạng uống thuốc không kiểm soát có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Tin liên quan

Lá dân dã Việt Nam: "Vàng Xanh" bất ngờ "Sốt Xình Xịch" trên thị trường quốc tế
09:11 | 11/06/2025 Kinh tế

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
20:00 | 08/06/2025 Hoạt động hội

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam: 55 năm viết tiếp hành trình “giữ hồn” y học dân tộc
20:00 | 19/05/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Phát hiện gene gây nguy cơ cao mắc rối loạn lưỡng cực và bệnh thận
11:25 | 17/06/2025 Thế giới

Biến thể mới của COVID-19 không có nguy cơ gia tăng đối với sức khỏe cộng đồng
21:48 | 26/05/2025 Tin tức

Phương pháp kết hợp thuốc uống giúp giảm gần 50% cholesterol xấu trong thử nghiệm lâm sàng
09:31 | 23/05/2025 Thế giới

Thỏa thuận lịch sử về đại dịch được WHO ủng hộ giữa bối cảnh lo ngại tài chính
14:14 | 20/05/2025 Thế giới

WHO bác thông tin về virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
22:30 | 05/04/2025 Thế giới

Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
13:56 | 04/04/2025 Thế giới
Các tin khác

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
09:35 | 01/04/2025 Thế giới

L'Oreal thu hồi sản phẩm trị mụn do chứa chất gây ung thư
22:09 | 12/03/2025 Thế giới

WHO kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên đồ uống có cồn
20:31 | 15/02/2025 Thế giới

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản
20:21 | 05/02/2025 Sức khỏe

Căn bệnh khiến nữ diễn viên Từ Hy Viên tử vong nguy hiểm thế nào?
10:49 | 04/02/2025 Thế giới

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2
22:08 | 23/12/2024 Thế giới

WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1
10:26 | 29/11/2024 Thế giới

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
11:30 | 20/11/2024 Thế giới

Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi
10:35 | 12/11/2024 Thế giới

WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi
22:30 | 07/11/2024 Thế giới

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội