Khuyến cáo phòng, chống các dịch bệnh thường gặp khi mưa lũ, ngập lụt
Theo Bộ Y tế, trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước ngập nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, tạo điều kiện để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh phát triển. Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết…
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ và ngập lụt, theo nguyên tắc phòng dịch bệnh từ sớm, từ xa. Bên cạnh đó, chủ động tìm hiểu thông tin, thực hiện khuyến cáo về những biện pháp giữ an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm... của các cơ quan y tế và chính quyền.
Chú ý phòng dịch bệnh, trong đó có bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ, ngập lụt. (Ảnh minh họa) - https://suckhoeviet.org.vn/ |
Để phòng các dịch bệnh dễ gặp trong môi trường bão, lũ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:
Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
Tiêu diệt loăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng nêu nguyên tắc phòng, chống các dịch bệnh thường gặp.
Thứ nhất, phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa
Các bệnh thường gặp: tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A. Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm
Biện pháp phòng bệnh:
Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc "ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết.
Uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vaccine.
Thứ hai, phòng, chống bệnh đường hô hấp
Các bệnh thường gặp: cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp
Biện pháp phòng bệnh: giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già. Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. Đảm bảo đủ dinh dưỡng. Chẩn đoán, điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.
Thứ ba, phòng, chống bệnh về mắt
Các bệnh thường gặp: đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.
Biên pháp phòng bệnh: không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn. Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn. Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch. Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ.
Lưu ý, tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn. Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.
Thứ tư, phòng, chống bệnh ngoài da
Các bệnh thường gặp: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt.
Biên pháp phòng bệnh:
Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn. Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát. Không mặc áo quần ẩm ướt.
Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hóa do nuốt phải nước bẩn.
Bên cạnh đó, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.
Thứ năm, phòng, chống bệnh do muỗi truyền
Bệnh thường gặp: sốt xuất huyết
Biện pháp phòng bệnh:
Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.
Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.
Phun hóa chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Tin liên quan
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
21:12 | 10/11/2024 Sức khỏe
Hà Nội thực hiện công tác y tế trường học
15:59 | 03/11/2024 Tin tức
Ghi nhận trường hợp thứ 3 tử vong vì bệnh sốt xuất huyết.
09:34 | 19/10/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê
15:55 | 23/11/2024 Infographic
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
12:06 | 22/11/2024 Khỏe - Đẹp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
18:31 | 21/11/2024 Sức khỏe
Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó
18:30 | 21/11/2024 Sức khỏe
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi
19:26 | 20/11/2024 Sức khỏe
Các tin khác
TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới
19:57 | 19/11/2024 Sức khỏe
Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe
20:06 | 18/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường
06:15 | 18/11/2024 Infographic
Top các loại rau là nguồn thuốc quý
18:00 | 16/11/2024 Khỏe - Đẹp
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong
11:14 | 15/11/2024 Sức khỏe
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
10:08 | 15/11/2024 Tin tức
6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày
11:40 | 14/11/2024 Sức khỏe
Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM có số ca mắc sởi tăng nhanh
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
5 bí ẩn mà đàn ông muốn giấu bạn suốt đời
08:00 | 14/11/2024 Sức khỏe
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội