Lật mặt nhóm tội phạm giả danh thanh tra y tế để lừa đảo

Các điều tra viên, trinh sát Đội Cảnh sát hình sự CAQ Bắc Từ Liêm đã làm rõ nhóm đối tượng giả danh thanh tra y tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan công an kiểm đếm tang vật vụ án
Cơ quan công an kiểm đếm tang vật vụ án

Người phụ nữ nhẹ dạ

Tháng 8-2023, CAQ Bắc Từ Liêm liên tiếp nhận được đơn trình báo của các bị hại về việc bị tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo. Đáng chú ý, trong số đó có đơn của bà Nguyễn (trú tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) trình báo mình bị một nhóm đối tượng giả danh là thanh tra ngành y, Giám đốc ngân hàng dụ chuyển tiền để nhận thuốc, thẻ khám chữa bệnh miễn phí của các bệnh viện lớn. Số tiền bà Nguyễn chuyển cho nhóm đối tượng lên tới gần 1,2 tỷ đồng.

Bà Nguyễn vốn mắc nhiều bệnh nên việc phải mua thuốc điều trị và thực phẩm chức năng là rất thường xuyên. Cuối tháng 7-2023, có người gọi điện thoại cho bà tự xưng là Phan Thanh Hải - Thanh tra của Hiệp hội Đông y và giới thiệu về việc “những người uống thuốc Đông y lâu năm không khỏi sẽ được Nhà nước chi trả 80% chi phí và được tặng 1 thẻ khám chữa bệnh miễn phí của các bệnh viện Trung ương; chi phí tham gia chương trình là 30 triệu đồng, phí làm hồ sơ là 2,5 triệu đồng”.

Bà Nguyễn nhanh chóng đồng ý và sau đó nhận được gói hàng gồm 4 hộp thuốc, 1 thẻ bảo hành sản phẩm đóng dấu mang tên “Giám đốc Bùi Xuân Thuận, pháp lý Ngô Đức Nghĩa” với giá trị là 2,5 triệu đồng, tương đương với tiền lệ phí làm hồ sơ. Bà Nguyễn đã trả 2,5 triệu đồng theo yêu cầu của vị “thanh tra y tế”. Sau đó, bà liên tiếp nhận được các cuộc gọi mời đóng 30 triệu để tham gia chương trình. Thậm chí có cả người tự xưng là Giám đốc Ngân hàng MBBank trực tiếp gọi điện, giải thích về chương trình. Liên tiếp trong các ngày 25 và 27-7 bà đã chuyển 240 triệu đồng cho nhóm lừa đảo.

Các đối tượng và tang vật vụ án
Các đối tượng và tang vật vụ án

Chưa dừng ở đây, các đối tượng còn thông báo cho bà Nguyễn là toàn bộ hồ sơ… gặp mưa nên đã bị ướt, phải làm lại từ đầu. Ban đầu bà Nguyễn không đồng ý, nhưng những lời lẽ của những kẻ lừa đảo như mật ngọt rót vào tai người phụ nữ này khiến bà tiếp tục mất thêm 300 triệu đồng chuyển khoản.

Ngày 12-8, bà Nguyễn một lần nữa ra ngân hàng chuyển thêm 250 triệu đồng theo yêu cầu của nhóm đối tượng để đủ điều kiện tham gia chương trình. Ngày 21-8, đối tượng tiếp tục yêu cầu bà chuyển thêm 300 triệu đồng để tham gia chương trình, nhưng do không đủ tiền, bà chỉ chuyển 228 triệu đồng. Sau đó, bà Nguyễn không liên lạc được với Phan Thanh Hải. Tối 22-8, một đối tượng khác lại gọi cho bà Nguyễn tự giới thiệu là thủ trưởng của Phan Thanh Hải và thông báo rằng Hải đã chết do… tai nạn(?!)

Ngày 24-8, bà Nguyễn nhận được cuộc gọi của một người tự giới thiệu tên là Bùi Xuân Thuận - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội. Người này hứa sẽ tiếp tục làm hồ sơ thay Hải và yêu cầu bà Nguyễn nộp nốt 70 triệu đồng là số tiền Hải đã đi vay hộ bà trước đó. Vẫn không nghĩ mình bị lừa, bà Nguyễn nhờ người chuyển khoản 70 triệu đồng vào tài khoản theo yêu cầu của vị tự xưng giám đốc bệnh viện. Ngày 30-8, người này tiếp tục yêu cầu bà Nguyễn chuyển thêm 100 triệu đồng để làm nốt hồ sơ nên bà Nguyễn đã làm theo. Sau khi bà chuyển tiền, anh ta tiếp tục “đào mỏ” thêm 300 triệu đồng. Lúc này bà Nguyễn mới “choàng tỉnh” biết mình bị lừa và đến cơ quan công an tố giác. Nhưng tổng số tiền bà bị mất đến thời điểm này là 1.190.000.000 đồng.

“Thẻ bảo hành” với đầy đủ chữ ký, con dấu
“Thẻ bảo hành” với đầy đủ chữ ký, con dấu

Mò kim đáy bể

Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc, CAQ Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo Đội CSHS tập trung lực lượng điều tra làm rõ. Theo Trung tá Nguyễn Việt Anh - Phó Đội trưởng Đội CSHS CAQ Bắc Từ Liêm, khó khăn lớn nhất là “dựng” nhân thân đối tượng nghi vấn trong các vụ án lừa đảo công nghệ cao. “Các đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau và đều là các số không xác định được chủ sở hữu. Do đó, việc “dựng” được đối tượng là khó khăn đầu tiên” - Đại úy Đỗ Hoàng Sơn, điều tra viên thụ lý vụ án cho hay. Trong các vụ án, đối tượng lừa đảo công nghệ cao thường sử dụng các tài khoản ngân hàng được thuê, mua, vốn rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Do đó, các trinh sát không hy vọng nhiều ở việc lần theo hướng đi của dòng tiền. Đúng như dự đoán, bà Nguyễn đã chuyển tiền cho 2 tài khoản khác nhau. Chủ của 2 tài khoản đều ở các tỉnh xa và đã từ lâu họ không còn ở địa phương.

Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát nhận định nhóm đối tượng lừa đảo sinh sống tại Hà Nội. Điều này thúc giục họ phải nhanh chóng bắt được thủ phạm để ngăn chặn chúng tiếp tục gây án. “Ngôi nhà nghi vấn nằm trong một ngách nhỏ trên địa bàn phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên dân cư xung quanh khá thưa thớt và nó quá biệt lập nên gần như những người ở gần đó không biết bên trong có những ai, làm nghề gì” - Đại úy Đỗ Hoàng Sơn kể lại. Tổ chức lực lượng áp sát, các trinh sát Đội CSHS CAQ Bắc Từ Liêm đã bắt trọn ổ nhóm với hơn 10 người trong sự ngỡ ngàng của các đối tượng.

Cầm đầu nhóm đối tượng là Nguyễn Văn Tâm (SN 1999, trú tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Khoảng đầu năm 2023, sau khi trải qua nhiều công việc khác nhau, Tâm nảy sinh ý định thuê nhân viên gọi điện thoại giả danh bác sĩ, thanh tra y tế… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người già thường xuyên ốm đau, bệnh tật, nhẹ dạ cả tin, bằng hình thức mua bán thuốc Đông y và tham gia các chương trình thăm khám sức khỏe không có thật.

Một loại sản phẩm các đối tượng mua để gói hàng gửi cho khách
Một loại sản phẩm các đối tượng mua để gói hàng gửi cho khách

Chiếc bẫy hoàn hảo

Để chuẩn bị cho việc lừa đảo, đầu tháng 10-2023, Tâm thuê căn nhà tại phường Tây Mỗ để làm nơi ăn ở cho nhóm nhân viên cũng như địa điểm thực hiện việc gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, Tâm mua các loại thực phẩm chức năng có hỗ trợ về xương khớp và mất ngủ có giá 30.000 đồng/hộp; mua các loại điện thoại giá rẻ và nhiều sim rác để làm công cụ liên lạc; mua lại tài khoản ngân hàng; mua thông tin các số điện thoại của các bệnh nhân xương khớp, mất ngủ với giá 1.000 đồng/số điện thoại. Tâm thuê nhóm nhân viên gồm: Nguyễn Văn Quang (SN 2004, trú tại xã Yên Cường), Trịnh Việt Hoàng (SN 2001, trú tại xã Yên Thắng) đều thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Ngô Đức Nghĩa (SN 2001), Ngô Việt Hoàng (SN 2002), Bùi Mạnh Hùng (SN 2002), Nguyễn Xuân Bách (SN 2000), Bùi Văn Thuận (SN 1999), Ngô Anh Đức (SN 2005) cùng trú tại xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Nguyễn Như Tâm (SN 1999 trú tại TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Sau khi có thông tin của người bệnh, Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Văn Quang chia cho mỗi nhân viên từ 50 -100 số điện thoại để họ trực tiếp gọi điện theo kịch bản của Tâm. “Quá trình kiểm tra hệ thống máy tính thu giữ tại căn nhà của các đối tượng, chúng tôi phát hiện danh sách bị hại được lập hàng ngày. Những người bị lừa, lừa được số tiền bao nhiêu đều ghi chép lại. Khi hết tháng, kẻ cầm đầu sẽ căn cứ vào số tiền mỗi nhân viên lừa được để chia hoa hồng tương ứng” - Trung tá Nguyễn Việt Anh cho hay.

Cơ quan điều tra xác định, ngoài bà Nguyễn bị chiếm đoạt số tiền gần 1,2 tỷ đồng, các đối tượng còn lừa đảo 7 bị hại khác trên khắp cả nước với số tiền chiếm đoạt được khoảng 200 triệu đồng. Hiện Cơ quan CSĐT CAQ Bắc Từ Liêm đã khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can đều với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ việc là bài học cho những người nhẹ dạ, tin vào lời đường mật của kẻ lừa đảo để rồi tiền mất, tật mang.

Điều này thúc giục họ phải nhanh chóng bắt được thủ phạm để ngăn chặn chúng tiếp tục gây án. “Ngôi nhà nghi vấn nằm trong một ngách nhỏ trên địa bàn phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Tuy nhiên dân cư xung quanh khá thưa thớt và nó quá biệt lập nên gần như những người ở gần đó không biết bên trong có những ai, làm nghề gì” - Đại úy Đỗ Hoàng Sơn kể lại. Tổ chức lực lượng áp sát, các trinh sát Đội CSHS CAQ Bắc Từ Liêm đã bắt trọn ổ nhóm với hơn 10 người trong sự ngỡ ngàng của các đối tượng.

Nguồn: Lật mặt nhóm tội phạm giả danh thanh tra y tế để lừa đảo

Văn Trường
www.anninhthudo.vn

Tin liên quan

Bộ Y tế cam kết về chất lượng thuốc tại bệnh viện

Bộ Y tế cam kết về chất lượng thuốc tại bệnh viện

Trong bối cảnh lo ngại về chất lượng thuốc và tình trạng thuốc giả trên thị trường, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định toàn bộ thuốc sử dụng trong bệnh viện công lập đều phải qua đấu thầu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên không thể để lọt hàng giả.
THPT Chuyên Sư phạm, ngôi trường của những giấc mơ lớn

THPT Chuyên Sư phạm, ngôi trường của những giấc mơ lớn

Từ hơn nửa thế kỷ trước, giữa những năm tháng đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh, lớp Toán đặc biệt đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội ra đời như một mầm xanh hy vọng của giáo dục Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ một lớp chuyên toán sơ khai, Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội (thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội) nay đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo trung học phổ thông danh tiếng nhất cả nước.
Dự báo thời tiết ngày 18/6/2025: Có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết ngày 18/6/2025: Có mưa rào và dông rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 18/6/2025.

Cùng chuyên mục

Đắk Lắk: phát hiện nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đắk Lắk: phát hiện nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

SKV - Ngày 17/6, thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Đắk Lắk cho biết, các đội trực thuộc Chi cục tiếp tục phát hiện, xử lý nhiều vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn.
Đắk Lắk: quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Đắk Lắk: quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

SKV- Thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý nhưng tình trạng buôn bán, sản xuất thuốc giả vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi. Đây là một bài toán nan giải, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý, kiểm soát thị trường dược phẩm hiện nay
Đắk Lắk: Triệt phá nhiều cơ sở sản xuất cà phê bột giả quy mô lớn

Đắk Lắk: Triệt phá nhiều cơ sở sản xuất cà phê bột giả quy mô lớn

SKV- Sáng ngày 7-6, phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phan Danh Dương Bảo (52 tuổi); khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hồ Thụy Bích Dân (47 tuổi) là vợ của Bảo, trú tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm cà phê bột.
Đắk Lắk: liên tục phát hiện, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm kém chất lượng

Đắk Lắk: liên tục phát hiện, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm kém chất lượng

SKV- Chỉ trong tuần đầu tiên ra quân của đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi vi phạm về hàng lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn toàn tỉnh, Đội Quản lý thị trường số 5 thuộc lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện, kịp thời ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang chuẩn bị được bán đến tay người tiêu dùng.
Đắk Lắk: Phát hiện, xử lý nhiều vụ kinh doanh thực phẩm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đắk Lắk: Phát hiện, xử lý nhiều vụ kinh doanh thực phẩm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

SKV - Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn toàn tỉnh, đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan đến thực phẩm, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đắk Nông: phát hiện nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu “Honda” và “Yamaha”

Đắk Nông: phát hiện nhiều sản phẩm giả mạo nhãn hiệu “Honda” và “Yamaha”

SKV- Thực hiện Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, Chi cục Quản lý thị trường Đắk Nông đã ban hành Kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh

Các tin khác

Bình Định: Kiểm tra các cơ sở kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bình Định: Kiểm tra các cơ sở kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

SKV- Vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 2 (Chi cục QLTT tỉnh Bình Định) đã tiến hành kiểm tra đột xuất 02 cơ sở kinh doanh tại huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát phát hiện 02 cơ sở kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và kinh doanh hàng hoá nhập lậu là thực phẩm.
Cảnh báo: Thu hồi khẩn cấp sữa rửa mặt Adaphil chứa chất cấm

Cảnh báo: Thu hồi khẩn cấp sữa rửa mặt Adaphil chứa chất cấm

SKV - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định sô 1428/QLD-MP về đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc lô sữa rửa mặt Adaphil Gentle Skin Cleanser do phát hiện chứa Methylparaben và Propylparaben - hai chất không được công bố trong thành phần. Sản phẩm vi phạm do Công ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA sản xuất và phân phối.
"Siết" chặt quản lý ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm bổ sung

"Siết" chặt quản lý ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm bổ sung

SKV - Trước tình trạng gia tăng phản ánh về việc ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm bổ sung không đúng quy định, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi các địa phương yêu cầu tăng cường kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Nghệ An: Triệt phá đường dây buôn bán dầu gội, kem đánh răng giả

Nghệ An: Triệt phá đường dây buôn bán dầu gội, kem đánh răng giả

SKV - Ngày 27/5/2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (PC03), Công an tỉnh Nghệ An cho biết đơn vị vừa triệt phá thành công một đường dây buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng với quy mô lớn, thu giữ gần 480.000 sản phẩm giả mạo nhiều thương hiệu nổi tiếng. Bốn đối tượng liên quan đã bị khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường

Tăng cường thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã yêu cầu các Sở Y tế trên toàn quốc nhanh chóng triển khai các biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác tăng cường thanh tra và kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời khẳng định quyết tâm của Bộ Y tế trong việc chống lại các hành vi sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả và kém chất lượng.
Đắk Lắk: Tăng cường công tác phòng chống xâm hại trẻ em

Đắk Lắk: Tăng cường công tác phòng chống xâm hại trẻ em

SKV- Giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 243 vụ xâm hại trẻ em. Hậu quả làm 20 em mang thai, gây thương tích cho 22 em, 03 trường hợp tử vong, nhiều trường hợp khác bị rối loạn tâm thần và còn nhiều hậu quả nặng nề khác.
Kon Tum: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Kon Tum: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

SKV - Tỉnh Kon Tum đang mở đợt cao điểm đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
Đình chỉ, thu hồi mỹ phẩm vi phạm: VB Group và EBC Đồng Nai bị xử lý nghiêm

Đình chỉ, thu hồi mỹ phẩm vi phạm: VB Group và EBC Đồng Nai bị xử lý nghiêm

Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số 1407/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm mỹ phẩm vi phạm và xử lý các tổ chức liên quan, trong đó có Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group (TP HCM) và Công ty Cổ phần Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai bị tạm thời dừng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh mỹ phẩm.
Bộ Y tế siết chặt quản lý xuất xứ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền

Bộ Y tế siết chặt quản lý xuất xứ dược liệu, thuốc Y học cổ truyền

Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và quảng cáo sai lệch tràn lan trong lĩnh vực y học cổ truyền, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã thành lập 2 đoàn kiểm tra đột xuất trên toàn quốc, đồng thời yêu cầu các địa phương tăng cường thanh - kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến thuốc cổ truyền, vị thuốc, dược liệu và quảng cáo sản phẩm y học cổ truyền.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong khám chữa bệnh y học cổ truyền

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong khám chữa bệnh y học cổ truyền

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền vừa yêu cầu các địa phương siết chặt công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực y học cổ truyền. Đây là một động thái cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Xem thêm
Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền

Sáng ngày 8/6/2025, Tại Hà Nội: Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030, đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng

An Giang, ngày 17/5 - Với tinh thần "Một nắm khi đói bằng một gói khi no", Chi hội Nam y An Giang đã tổ chức thành công buổi trao quà thiện nguyện tại Khóm An Định B, Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm nằm trong kế hoạch công tác Quý II năm 2025, thể hiện cam kết bền bỉ của Chi hội trong công tác thiện nguyện và chăm lo đời sống nhân dân tại địa phương.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia

Sáng 27/4/2025, Hội Nam Y Việt Nam phối hợp cùng UBND huyện Cẩm Giàng đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh.
Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng

Sáng 19/4, tại hội trường UBND xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), chương trình “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Dưỡng Sinh Viện chăm sóc người cao tuổi” đã được tổ chức thành công tốt đẹp.
Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước

SKV – Ngày 16/4/2025, thực hiện kế hoạch công tác quý II năm 2025, Chi Hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức đoàn thiện nguyện đến trao quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú. Hoạt động diễn ra trong không khí ấm áp, nghĩa tình và đầy tính nhân văn.
Phiên bản di động