Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng

Theo báo cáo tài chính vừa công bố, lãi trước thuế quý III/2023 tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank - Mã: LPB) tăng nhẹ 1%, tính chung 9 tháng đầu năm lãi sụt giảm 24% còn gần 3.687 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ xấu tăng gấp 2,1 lần so với đầu năm, hơn 7.000 tỷ đồng cùng lãi dự thu leo thang.

LPBank nặng gánh trả lãi huy động

Để cạnh tranh thu hút tiền gửi kỳ hạn dài, từ năm 2022 đến khoảng tháng 5/2023, các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao thông qua công cụ tiền gửi thông thường hoặc phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi dài hạn. Lãi suất tăng đồng nghĩa với chi phí của ngân hàng tăng, làm tăng chi phí các sản phẩm dịch vụ bán ra cho khách hàng, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng bị bào mòn.

Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank - Mã: LPB) ghi nhận chi phí trả lãi tiền gửi tăng cao chính là yếu tố quan trọng khiến lợi nhuận ngân hàng bị 'ăn mòn'.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2023, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự tại LPBank tăng tới 68% so với cùng kỳ 2022, lên mức 15.793 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 6.400 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng mạnh 77% so với cùng kỳ, lên mức 12.596 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 5.400 tỷ đồng. Ngoài ra, trả lãi phát hành giấy tờ có giá cũng tăng tới 49% lên hơn 2.148 tỷ đồng.

Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 tại LPBank.

Lãi suất tiền gửi tăng nhanh, gánh nặng trả lãi cho người gửi tiền lớn, trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay tăng chậm là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi (cho vay) sụt giảm. Trong 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập từ lãi của LPBank chỉ tăng 28% trong khi chi phí lãi tăng tới 68% khiến thu nhập lãi thuần giảm 14%, chỉ mang về hơn 7.857 tỷ đồng. Tính riêng quý III/2023, thu nhập lãi thuần giảm 18% đạt gần 2.633 tỷ đồng.

Ngoài ra, các nguồn thu khác tại LPBank trong 9 tháng đầu năm 2023 cũng không mấy lạc quan.

Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 18% thu về hơn 639 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động khác giảm nhẹ xuống còn 211 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư bị lỗ gần 4,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi hơn 342,7 tỷ đồng.

Ngược lại, lãi từ kinh doanh ngoại hối ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến, cao gấp 14,6 lần so với cùng kỳ, mang về 369 tỷ đồng và lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh hơn 30 tỷ đồng (cùng kỳ 2022 không ghi nhận khoản lãi này).

Thêm vào đó, chi phí hoạt động tăng 10% ghi nhận hơn 4.165 tỷ đồng chủ yếu là chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý công vụ.

Trong 9 tháng, LPBank trích hơn 1.282 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 31% so với cùng kỳ. Tuy vậy, LPBank chỉ thu được gần 3.687 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm tới 24% so với cùng kỳ; lãi sau thuế tại LPBank cũng giảm tới 23%, chỉ thu về hơn 2.944 tỷ đồng.

Tính riêng quý III/2023, lợi nhuận trước và sau thuế tại LPBank tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ, lần lượt đạt gần 1.241 tỷ đồng và gần 993 tỷ đồng.

Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng

Giải thích về việc lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ, LPBank cho biết, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, do đó đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế trong đó có ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó, thực hiện theo chủ trương của NHNN, LienVietPostBank triển khai các chính sách, gói hỗ trợ lãi suất cho vay và giảm phí, lệ phí cho khách hàng cũng làm suy giảm lợi nhuận.

Nợ xấu gia tăng, lãi dự thu bắt đầu hiển hiện

Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản tại LPBank tăng 12% so với đầu năm, đạt hơn 365.450 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 23% còn 2.287 tỷ đồng; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 23%, còn 7.933 tỷ đồng; tiền gửi và cho vay các TCTD khác tăng 9% đạt hơn 35.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 12% đạt 263.621 tỷ đồng.

Về phía nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 6% so với đầu năm, ghi nhận hơn 228.401 tỷ đồng; Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá hơn 46.134 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm; tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 26% ghi nhận hơn 49.917 tỷ đồng.

Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng
Chi tiết các nhóm nợ xấu tại LPBank (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 tại LPBank).

Điểm tối trong bức tranh tài chính tại nhà băng này chính là chất lượng tín dụng. Tổng nợ xấu tại LPBank tính đến cuối quý III/2023 tăng gấp 2,14 lần so với đầu năm, lên mức 7.367 tỷ đồng. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 48% lên mức 1.584 tỷ đồng; nợ nghi ngờ cao gấp 2,83 lần lên mức 2.850 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn cũng cao gấp 2,16 lần lên mức 2.933 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,46% đầu năm lên 2.79%.

Đáng nói, tính đến cuối quý III/2023, lãi và phí phải thu (lãi dự thu) của LPBank tăng tới 37% so với đầu năm, tăng từ 4.149 tỷ đồng lên 5.670 tỷ đồng. Các khoản phải thu cao gấp 4,59 lần so với đầu năm, tăng từ 2.186 tỷ đồng lên hơn 10.053 tỷ đồng.

Khi cả lãi dự thu và nợ xấu đồng loạt tăng cho thấy chất lượng tín dụng của LPBank bắt đầu đi xuống.

Nợ xấu tăng cao, ngân hàng "đợi" luật

Nếu cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống là 2%, thì đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 3,56%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống đã lên tới 6,16%.

Trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự báo, thời gian tới, nợ xấu có thể còn gia tăng do tình hình sản xuất - kinh doanh nhiều bất lợi ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, gây áp lực trong việc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, cũng như tiến độ xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.

Trong khi đó, công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, hộ gia đình yếu đi trong khi khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện. Còn thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.

Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản. Thị trường mua, bán nợ còn nhiều hạn chế; ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng vẫn thấp khiến quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu kéo dài, kém hiệu quả…

Nhằm đối phó với tình trạng nợ xấu gia tăng, mới đây nhất, NHNN có công văn gửi tới các tổ chức tín dụng yêu cầu kiểm soát hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa, hạn chế tối đa phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu, nỗ lực thu hồi, xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; chủ động rà soát, phát hiện các trường hợp phân loại nợ, trích lập dự phòng chưa đúng quy định để chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo việc phân loại nợ, trích lập dự phòng phản ánh đúng chất lượng nợ. Thực hiện dự thu lãi, thoái các khoản lãi dự thu phải thoái nhưng chưa thoái theo đúng quy định; đồng thời rà soát các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Hoàng Trang

Tin liên quan

LPBank triển khai xác thực giao dịch bằng sinh trắc học trên ứng dụng Ngân hàng số

LPBank triển khai xác thực giao dịch bằng sinh trắc học trên ứng dụng Ngân hàng số

Từ ngày 01/07/2024, LPBank triển khai tính năng cập nhật dữ liệu sinh trắc học từ CCCD gắn chip và áp dụng các biện pháp xác thực bằng sinh trắc học với các giao dịch qua nền tảng ngân hàng số LPBank. Đây là bước tiến quan trọng của LPBank trong việc tăng cường bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng khi thực hiện các giao dịch điện tử, đồng thời tuân thủ theo yêu cầu của Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Nợ xấu tại LPBank giảm mạnh

Nợ xấu tại LPBank giảm mạnh

Trong 9 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ nợ xấu tại LPBank có xu hướng tăng mạnh, tuy nhiên sang quý 4 lại bất ngờ quay đầu giảm.
Nợ xấu tăng mạnh, LPBank mạnh tay tham gia cuộc chơi trái phiếu để huy động vốn

Nợ xấu tăng mạnh, LPBank mạnh tay tham gia cuộc chơi trái phiếu để huy động vốn

Lợi nhuận tại LPBank nửa đầu năm 2023 sụt giảm, còn "sở hữu" hơn 6.000 tỷ đồng nợ xấu, song ngân hàng đang đẩy mạnh huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để huy động vốn.

Cùng chuyên mục

Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Hé lộ kết quả kinh doanh quý II/2024 tại 14 ngân hàng

Trong quý II/2024, kết quả kinh doanh tại nhóm ngân hàng được dự báo sẽ phân hóa, trong đó lợi nhuận tăng cao sẽ nghiêng về ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt.
OCB vừa phát hành lô trái phiếu đầu tiên năm 2024, thu về hơn 1.000 tỷ đồng

OCB vừa phát hành lô trái phiếu đầu tiên năm 2024, thu về hơn 1.000 tỷ đồng

Năm 2023, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) phát hành thành công 19 lô trái phiếu, huy động hơn 22.000 tỷ đồng. Bước sang tháng 6/2024, OCB tiếp tục huy động thành công 1.300 tỷ đồng từ trái phiếu với kỳ hạn 3 năm.
10.000 tỷ đồng trái phiếu "đổ về" ACB trong 2 ngày

10.000 tỷ đồng trái phiếu "đổ về" ACB trong 2 ngày

ACB phát hành 9 lô trái phiếu, huy động gần 19.000 tỷ đồng trong năm 2023. Đầu tháng 6/2024, ACB tiếp tục huy động 10.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu.
Shinhan Bank dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu

Shinhan Bank dồn dập huy động hàng nghìn tỷ đồng từ trái phiếu

Vừa tất toán các lô trái phiếu vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5/2024, Shinhan Bank lại dồn dập phát hành 4 lô trái phiếu mới thu về 4.000 tỷ đồng.
NCB đã tìm được nhà đầu tư chuyên nghiệp mua cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ

NCB đã tìm được nhà đầu tư chuyên nghiệp mua cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua Danh sách dự kiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng.
OCB: Chồng là Chủ tịch, vợ cũng rất nổi tiếng trên thương trường

OCB: Chồng là Chủ tịch, vợ cũng rất nổi tiếng trên thương trường

Mỗi khi nhắc đến gia đình ông Trịnh Văn Tuấn - Chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã: OCB), không thể không nhắc tới bà Cao Thị Quế Anh, người vợ khá nổi tiếng trên thương trường.

Các tin khác

Techcombank về đích sớm trong mục tiêu tăng vốn điều lệ năm 2024

Techcombank về đích sớm trong mục tiêu tăng vốn điều lệ năm 2024

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã chứng khoán: TCB) chính thức tăng vốn điều lệ từ mức 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đây là một nội dung quan trọng năm 2024, trong kế hoạch được Đại hội đồng cổ đông thường niên TCB vừa thông qua hồi tháng 4 vừa qua.
Hơn 3.500 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB trong 2 tháng

Hơn 3.500 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB trong 2 tháng

Từ ngày 27/3 đến 27/5/2024, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB, mã: MBB) đã phát hành thành công 11 lô trái phiếu, huy động thành công 3.551 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.
Eximbank bất ngờ tung gói cho vay bất động sản nhiều ưu đãi

Eximbank bất ngờ tung gói cho vay bất động sản nhiều ưu đãi

Mới đây, Eximbank đưa ra gói cho vay bất động sản siêu ưu đãi, lãi suất chỉ từ 6%/ năm, hỗ trợ mức vay lên đế 85% giá trị tài sản đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng. Hiện, Eximbank là một trong những nhà băng thế chấp tài sản bằng bất động sản lớn, với tỷ trọng chiếm trên 80%.
Hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank ra sao?

Hoạt động kinh doanh vàng của Eximbank ra sao?

Trong 11 năm (từ 2012-2023), thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng tại Eximbank liên tục biến động. Đặc biệt, năm 2023 vừa qua, thu về hơn 38 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh vàng, mức thấp nhất từ trước đến nay.
VietABank kinh doanh ra sao trước thời điểm niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE?

VietABank kinh doanh ra sao trước thời điểm niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE?

Giai đoạn 2014-2022, lợi nhuận tại VietABank liên tục tăng trưởng, song đến năm 2023 bất ngờ đứt chuỗi 9 năm tăng liên tiếp...
Giá vàng tăng phi mã, hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng ra sao?

Giá vàng tăng phi mã, hoạt động kinh doanh vàng tại các ngân hàng ra sao?

Trong 10 năm trở lại đây, thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng liên tục biến động, chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

MSB báo lãi 1.200 tỷ đồng ngay trong quý đầu năm 2024

Kết thúc quý I/2024, ngân hàng MSB báo lãi nhờ kinh doanh ngoại hối gấp 4 lần cùng kỳ. Tỷ lệ CASA lên hơn 29%. Đặc biệt, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng giảm, trong khi cho vay kinh doanh bất động sản tăng mạnh.
"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng

"So găng" thu nhập lãi thuần tại các ngân hàng

Trong cơ cấu tổng thu nhập hoạt động, mảng thu nhập lãi thuần (NII) đóng vai trò chính giúp ngân hàng thu lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kết thúc quý I/2024, tăng trưởng thu nhập lãi thuần tại nhiều ngân hàng biến động trái chiều.
VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

VIB kinh doanh ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?

Quý I/2024, ngân hàng VIB vẫn đạt lợi nhuận hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng nợ xấu hơn 9.000 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu đã thu lại 200 tỷ đồng từ xử lý rủi ro.
3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

3 tháng đầu năm, huy động tiền gửi và cho vay khách hàng tại các ngân hàng biến động ra sao?

Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng BIDV giữ vị trí dẫn đầu về huy động tiền gửi và cho vay khách hàng. Đặc biệt, tăng trưởng cho vay tại Techcombank bứt phá; TPBank và ABBank đều ghi nhận huy động vốn và tín dụng tăng trưởng âm.
Xem thêm
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện: Bước khởi đầu trong nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện: Bước khởi đầu trong nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 28/06, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện và Đại hội Chi hội lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 20/5, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nam y Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ 5 để kiểm điểm đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động của Hội...
Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

SKV - Ngày 18/5, Chi hội Nam y An Giang đã phối hợp với UBND xã Quới Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cùng các mạnh thường quân tặng nước uống miễn phí cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Quới Điền.
Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Hà Nội: Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương

Chiều 15/5/2024, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân ( Thuộc Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội). Dự án: “Đường vào Vương quốc Vua trên không gian thực tế ảo “ đã tổ chức Lễ ra mắt “Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương
Phiên bản di động